Cảm nhận hai đoạn văn a Giống nhau :

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số vấn đề cơ bản khi ôn luyện phần truyện ngắn hiện đại (Trang 28 - 29)

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

2.Cảm nhận hai đoạn văn a Giống nhau :

a. Giống nhau :

- Cả hai đoạn văn đều nói về nạn bạo hành trong gia đình mà nạn nhân khốn khổ là những người vợ, và thủ phạm là những người chồng vũ phu.

- Cả hai đoạn văn đều dùng bút pháp tả thực. Các chi tiết hiện lên tỉ mỉ sinh động khách quan. Vì thế mà sự tàn nhẫn của người đàn ông và nỗi đau đớn của người đàn bà đều được khác hoạ sắc nét…

b. Khác nhau:

* Đoạn trích trong “Vợ chồng A Phủ”.

- Điểm nhìn trần thuật: từ ngôi thứ ba, tác giả có sự hoà nhập song trùng với chủ thể: chủ thể là người “ biết hết “ và giữ vai trò thống soái trong việc dẫn truyện, song không xuất hiện trực tiếp. Đây là cách trần thuật phổ biến của truyện ngắn thời kì này.

- Tình huống và nhân vật: Mị chuẩn bị đi chơi ngày Tết, A Sử trói Mị lại rồi đi chơi. Tình huống chứa đựng những bất công, tàn bạo khiến người đọc phẫn nộ.

- Nhân vật: được khắc hoạ trong quan hệ gia đình, nhưng trên bình diện giai cấp. Mối quan hệ giữa Mị và A Sử về thực chất là quan hệ giữa ông chủ và nô lệ, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. A Sử không cho Mị cái quyền được vui chơi ngày tết, trói vợ một cách tàn nhẫn độc ác và dửng dưng lạnh lùng như đối với một công việc bình thường quen thuộc…Còn Mị ngay khi có dấu hiệu hồi sinh sự sống đã bị vùi dập một cách thô bạo ... Tất cả làm dấy lên tình cảm thương xót đối với người phụ nữ bị chà đạp và thái độ căm phẫn đối với kẻ tàn bạo phi nhân tính…

- Bút pháp: ngòi bút miêu tả tâm lý tính cách nhân vật sắc sảo , tinh tế . ngôn ngữ giàu tính điện ảnh. Chi tiết chọn lọc…

- Lời văn tả hành động vũ phu của A Sử phần nhiều là câu ngắn và chỉ miêu tả thuần tuý hành động thể hiện sự lạnh lùng vô cảm…

- Điểm nhìn trần thuật: từ ngôi thứ nhất, với vai trò: người dẫn chuyện, xuất hiện trực tiếp như một nhân vật. Do đó, tác giả có thể thể hiện tình cảm, tư tưởng của mình một cách tự nhiên, linh hoạt, khách quan.

- Tình huống và nhân vật : cảnh tượng người đàn ông đánh vợ dã man, bên cạnh chiếc xe rà mìn trên bờ biển. Tình huống chứa đựng những nghịch lí khiến người đọc cảm thấy kinh ngạc, khó hiểu. Nhân vật được khắc hoạ trong mối quan hệ gia đình, trên phương diện cá nhân, góc độ thế sự đời thường. Người đàn ông đánh vợ một cách dã man nhưng “vừa đánh vừa rên rỉ đau đớn”, đánh vợ là một cách giải tỏa những ẩn ức, bế tắc trong lòng. Gánh nặng mưu sinh biến người chồng trở thành kẻ vũ phu thô bạo … Người vợ cam chịu nhẫn nhục là để bảo vệ gia đình … Điều đó gợi lên trong lòng người đọc nỗi xót thương xen lẫn lo âu…

- Bút pháp: nổi bật là nghệ thuật xây dựng tình huống nghịch lí để giúp người đọc tự nhận thức. chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa …

- Lời văn bao gồm câu dài, nghệ thuật liệt kê hàng loạt hành động lẫn thái độ bực tức diễn tả sự trút giận đầy “biểu cảm” đánh vợ như một sự giải toả tình thần nặng nề, giải toả một bi kich …

3. Đánh giá.

- Cả hai đoạn trích đều thể hiện tình cảm nhân đạo của nhà văn nhưng mỗi người có một góc nhìn riêng, độc đáo.

-Hai đoạn trích phần nào giúp ta hình dung nét độc đáo thuộc về phong cách của từng nhà văn.

2.3.3. So sánh hai chi tiết.

Đề : So sánh kết truyện của truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao và Vợ nhặt- Kim Lân.

Gợi ý

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số vấn đề cơ bản khi ôn luyện phần truyện ngắn hiện đại (Trang 28 - 29)