Tình hình ngh ên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi sau biogas bằng một số biện pháp vật lý và sinh học (Trang 34 - 35)

Ở nước ta, chất thải chăn nuôi lợn được coi là nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc mở rộng các trang trại chăn nuôi lợn nếu không có biện pháp quản lý thích hợp sẽ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực xử lý nước thải chăn nuôi đang được hết sức quan tâm vì mục tiêu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra năng lượng mới. Các nghiên cứu về xử lý chất thải chăn nuôi lợn ở Việt Nam tập trung theo hai hướng chính, hướng thứ nhất là xử dụng các thiết bị yếm khí tốc độ thấp như bể lên men tạo khí biogas kiểu Trung Quốc, Ấn Độ hoặc dùng túi PE. Hướng thứ hai là xây dựng quy trình công nghệ và thiết bị tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ nhằm áp dụng trong các xí nghiệp chăn nuôi mang tính chất công nghiệp.

Theo đánh giá của Viện khoa học và công nghệ Việt Nam hàm lượng BOD5, COD giảm 30 lần, lượng oxy hòa tan tăng 10 lần so với đầu vào trước khi xử lý qua hệ thống biogas (Bùi Văn Dũng, 2007) trích theo Vũ Đình Tôn và cs. (2008).

Cũng theo nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và cs. (2008) nghiên cứu hiệu quả xử lý chất thải bằng biogas của một số trang trại chăn nuôi lợn ở vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy: 12 trang trại nghiên cứu thuộc 3 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh có quy mô từ 15- 50 lợn nái và trung bình 70-350 lợn thịt. Lượng chất thải tạo ra từ chăn nuôi lớn mỗi trại lợn có thể tạo ra 0,55- 2,55 tấn chất thải rắn trong một ngày. Lượng chất thải lỏng tạo ra ở các trang trại biến động từ 2-20 m3/ngày. Việc xử lý bằng hầm biogas đã giảm thiểu đáng kể hàm lượng BOD5, COD trong nước thải. Nồng độ BOD5 trong chuồng lợn nái 75- 80,8 %, nồng độ BOD5 trong nước thải ở chuồng lợn thịt giảm xuống từ 75,89- 80,36 %. Nồng độ COD trong nước thải chuồng lợn nái giảm 66,85 %, nồng độ COD trong nước

thải chuồng lợn thịt giảm 64,94- 69,73 %. Tuy nhiên, hàm lượng COD sau khi xử lý qua hầm biogas vẫn còn cao hơn chỉ tiêu vệ sinh cho phép. Nồng dộ sulfua hòa tan trong nước thải sau khi qua bể biogas cũng giảm được đáng kể song vẫn cao hơn chỉ tiêu vệ sinh cho phép 3,63- 7,25 lần.

Theo nghiên cứu của tác giả Cao Trường Sơn (2012) về đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại lợn trên địa bàn huyện Văn Giang tỉnh hưng Yên. Kết quả cho thấy hàm lượng BOD5, COD trong nước thải sau khi qua bể biogas đã giảm xuống đáng kể tuy nhiên hàm lượng COD vẫn vượt quá chỉ tiêu cho phép (hàm lượng COD dao động từ 386-525 mg/l) còn hàm lượng BOD5 đạt chỉ tiêu vệ sinh cho phép (98- 212 mg/l).

Theo Đỗ Thành Nam (2008) nghiên cứu về khả năng sinh gas và xử lý nước thải chăn nuôi lợn của hệ thống biogas phủ nhựa HDPE cho thấy hàm lượng COD khi qua hệ thống biogas giảm 95,4% so với đầu vào. pH đạt tiêu chuẩn có thể sử dụng nước này cho sản xuất nông nghiệp và nuôi cá. Nhiệt độ của nước thải đầu ra qua bể biogas tăng 1,1% so với nước thải đầu vào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi sau biogas bằng một số biện pháp vật lý và sinh học (Trang 34 - 35)