Phương pháp đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi sau biogas

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi sau biogas bằng một số biện pháp vật lý và sinh học (Trang 38 - 40)

bằng phương pháp kết hợp tạ mô hình thực ngh ệm

a. Chuẩn bị vật l ệu ngh ên cứu

Chuẩn bị cùng 1 loại rơm khô cho thí nghiệm tại trại thực nghiệm và thí nghiệm tại phòng thí nghiệm

Cỏ Vetiver được trồng từ hom tại khoa Chăn nuôi trong 3 tháng. Lựa chọn các cây phát triển tốt, đồng đều, đưa về trồng thủy canh trong dung dịch dinh dưỡng 2 tuần trước khi thí nghiệm. Sau đó tỉa lại cỏ sao cho chiều dài thân cách gốc 20cm và chiều dài rễ cách gốc 5cm, đưa vào thí nghiệm.

b. Bố trí thí nghiệm

Mô hình thí nghiệm tại trại thực nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí ngh ệm tạ trang trạ thực ngh ệm

Tiến hành xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại gia đình ông Đặng Đức Binh như sau:

- Đối với bể biogas: Xây bể biogas theo kiểu bể gạch với thể tích khoảng 20m3 và 1 bể điều áp khoảng 10m3.

- Xây dựng hệ thống bể lắng gồm 2 bể có tổng thể tích khoảng 15m3. Bể lắng được thiết kế sao cho nước thải có thể chảy từ bể biogas vào bể lắng thông qua 1

BỂ BIOGAS

BỂ LẮNG 1

BỂ LẮNG 2

AO THỦY SINH

Bổ sung rơm khô với tỷ lệ 1 kg/m3

Thả bè cỏ Vetiver với tỷ lệ 5 kg/m3

rãnh nhỏ (rộng 30cm, sâu 30cm, dà 3m). Giữa 2 bể lắng có vị trí để cho nước thải có thể tràn từ bể sơ cấp sang bể thứ cấp. Bể được xây bằng gạch kiên cố, đáy bể và thành bể được trát cẩn thận sao cho nước thải không thể thấm ra ngoài.

Phương pháp ngâm rơm: Rơm khô (rơm tẻ) được bó lại rồi thả nổi trong bể lắng 1 nhằm mục đích giữ lại tối đa các chất rắn lơ lửng sau biogas, hạn chế lượng các chất ô nhiễm chảy ra ao thủy sinh và ra môi trường. Rơm sau khi hoai mục được vớt ra định kì, khoảng 1 tháng/lần.

- Xây dựng ao thủy sinh có diện tích khoảng 200m2. Ao được nạo vét, kè lại toàn bộ bờ để tránh sạt lở. Trong ao, tiến hành trồng hệ thống cây thủy sinh là các bè cỏ vetiver để hút chất thải. Nước ở bể lắng thứ cấp sẽ chảy tràn xuống ao.

* Phương pháp lấy mẫu

Mẫu nước lấy theo TCVN 4556-1988; lấy mẫu hàng tuần (1 lần/tuần) trong 4 tuần tại 4 vị trí: sau biogas, bể lắng 1, bể lắng 2 và ao thủy sinh.

Mẫu rơm lấy 1 lần/tuần liên tục trong 4 tuần. Cách lấy: Lấy 100g mẫu đại diện, cố định bằng axit H2SO4 10% để phân tích N tổng số. Cố định bằng axit HNO3 10% để phân tích kim loại (Cu, Zn).

* Các chỉ tiêu phân tích

Mẫu nước phân tích các chỉ tiêu BOD5, COD, sunfua hòa tan, N tổng số, P tổng số, Cu, Zn, N- NO3, N-NH4, Coliform và E.coli.

Mẫu rơm phân tích N tổng số, P tổng số, N-NH4

3.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi sau biogas bằng phương pháp sử dụng hệ thống bè cỏ Vetiver và rơm quy mô phòng thí bằng phương pháp sử dụng hệ thống bè cỏ Vetiver và rơm quy mô phòng thí ngh ệm

* Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm bổ sung rơm vào nước thải:

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với 1 lô đối chứng và 3 lô thí nghiệm tương ứng với 3 mức tỷ lệ rơm khô lần lượt là 1g/lít, 2g/lít, 4g/lít. Mỗi lô được lặp lại 3 lần. Sử dụng xô nhựa có thể tích 40 lít để đựng nước thải. Mẫu nước sau biogas được khuấy trộn đồng đều rồi đổ đầy vào các xô.

- Thí nghiệm trồng cỏ vetiver để xử lý nước thải:

chứng và 3 lô thí nghiệm tương ứng với 3 mức tỷ lệ trồng cỏ Vetiver lần lượt là 2,5g/lít, 5g/lít, 10g/lít (tính theo khối lượng vật chất tươi của cỏ). Mỗi lô được lặp lại 3 lần. Sử dụng xô nhựa có thể tích 40 lít. Mẫu nước sau biogas được khuấy trộn đồng đều rồi đổ đầy vào các xô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Phương pháp lấy mẫu

- Mẫu nước lấy theo TCVN 4556-1988, mẫu được lấy tại các lô thí nghiệm và lô đối chứng 1 lần/tuần liên tục trong 4 tuần.

-Mẫu rơm:

+ Tuần 1 phân tích rơm nguyên liệu.

+ 3 tuần tiếp theo: mỗi tuần lấy toàn bộ rơm trong 1 xô ở tất cả các lô; cố định bằng axit H2SO4 10% để phân tích N tổng số.

* Các chỉ tiêu phân tích

Mẫu nước phân tích các chỉ tiêu BOD5, COD, N tổng số, N-NH4. Mẫu rơm phân tích N tổng số.

Cỏ vet ver: Xác định s nh trưởng của cỏ thông qua sự tăng lên ch ều dà của lá và của rễ qua các tuần thí ngh ệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi sau biogas bằng một số biện pháp vật lý và sinh học (Trang 38 - 40)