3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.2. Xử lý dữ liệu:
3.4.2.a. Khi xác định biến đại diện cho chất lượng thu nhập:
Accruals được tính vào kết thúc năm tài chính trước thông báo mua lại. Để đảm bảo rằng toàn bộ những thông tin trên báo cáo tài chính đã được công khai.
3.4.2.b. Khi ước lượng các hệ số trong mô hình 5 nhân tố:
i) Xây dựng danh mục chứng khoán:
Vào mỗi tháng trong suốt thời kì quan sát, chúng ta thiết lập một danh mục chứng khoán (sử dụng tỷ trọng bằng nhau) của các công ty có thông báo mua lại trong vòng 24 tháng trước đó. Do đó, các danh mục sẽ bắt đầu từ tháng 1/2009 mặc dù dữ liệu trước chúng ta thu thập từ tháng 1/2007. Các tháng có ít hơn 20 chứng khoán trong danh mục bị loại bỏ.
Các danh mục cổ phiếu nhỏ được xây dựng đầu tiên dựa vào các nhân tố liên quan đến đặc trưng doanh nghiệp:
Size – Quy mô công ty = giá cổ phiếu* số lượng cổ phiếu đang lưu hành từng tháng. Sau đó ta tính được quy mô trung bình của danh mục cổ phiếu. Nếu cổ phiếu nào có quy mô trung bình nhỏ hơn quy mô trung bình toàn danh mục thì thuộc nhóm “S” còn lại thuộc nhóm “B”.
Tỷ số B/M – Giá trị sổ sách trên giá trị thị trường = vốn chủ sở hữu chia cho quy mô công ty.
Theo đó những cổ phiếu nào có B/M thuộc nhóm 30% cao nhất thì thuộc nhóm “H”, 30% thấp nhất thuộc nhóm “L”, còn lại thuộc nhóm “M”.
Như vậy ta sẽ xây dựng được sáu danh mục cổ phiếu như sau:
Bảng 2: Danh mục cổ phiếu theo Fama và French
SL Quy mô nhỏ, B/M thấp
SM Quy mô nhỏ, B/M trung bình
SH Quy mô nhỏ, B/M cao
BL Quy mô lớn, B/M thấp
BM Quy mô lớn, B/M vừa
BH Quy mô lớn, B/M cao
Sau đó với mỗi danh mục trên, ta lại chia thành 3 nhóm theo DA. 30% cổ phiếu có DA cao nhất thuộc nhóm “H DA”, 30% cổ phiếu có DA thấp nhất thuộc nhóm “L DA” và còn lại thuộc nhóm “M DA”.
Như vậy 6 nhóm cổ phiếu L DA tạo thành danh mục cổ phiếu có chất lượng thu nhập tốt “Good” và 6 nhóm cổ phiếu H DA tạo thành danh mục cổ phiếu có chất lượng thu nhập kém “Bad”.
Tiếp đến, các cổ phiếu được chọn hàng tháng được sắp xếp theo TSSL tháng t-1 từ thấp đến cao. Theo Jegadeesh và Titman (1993), 1/10 cổ phiếu có TSSL thấp nhất thuộc nhóm “Losers” và 1/10 cổ phiếu có TSSL cao nhất thuộc danh mục “Winners”.
Tính toán các biến:
𝑅𝑝 (𝑡) = Rp (t) – Rp (t − 1) Rp (t − 1)
Rm (t) = TSSL trong tháng của chỉ số VN - Index
SMB = TSSL của nhóm cổ phiếu có quy mô nhỏ trừ nhóm cổ phiếu có quy mô lớn = 1/3(SL + SM + SH) – 1/3(BL + BM +BH)
HML = TSSL của nhóm cổ phiếu có tỷ số B/M cao trừ TSSL của nhóm cổ phiếu có tỷ số B/M thấp = 1/2(SH + BH) – 1/2(SL + BL)
WML = TSSL của nhóm cổ phiếu Winners trừ TSSL nhóm cổ phiếu Losers = Winners – Losers
GMB = TSSL của nhóm cổ phiếu có chất lượng thu nhập cao trừ nhóm cổ phiếu có chất lượng thu nhập thấp = 1/6* (SL + SM +SH +BL + BM + BH) – 1/6*(SL + SM +SH +BL +BM + BH)
Kết quả tính toán các biến được trình bày ở phụ lục B.
ii) Khi hồi quy mô hình TSSL bất thường trước và TSSL 2 năm sau thông báo mua
lại:
TSSL bất thường trong thời kì thông báo = TSSL trung bình 5 ngày quanh ngày thông báo mua lại trừ đi TSSL trung bình tương ứng của thị trường.
TSSL bất thường 2 năm sau thông báo mua lại được tính bằng chênh lệch giữa TSSL trung bình 2 năm thực tế của cổ phiếu (Ri) trừ cho TSSL kỳ vọng theo mô hình 5 nhân tố (ERi):
ARi = Ri - ERi
ERi = 𝑏 ̂(𝑅𝑚𝑖 − 𝑅𝑓𝑖) + 𝑠 ̂𝑆𝑀𝐿𝑖 + ℎ̂ 𝐻𝑀𝐿𝑖 + 𝑤̂𝑊𝑀𝐿𝑖 + 𝑔̂𝐺𝑀𝐵𝑖
Với các hệ số trong phương trình là các hệ số được ước lượng từ mô hình 5 nhân tố.
CASH = Tiền và tương đương tiền trừ cho các khoản đầu tư ngắn hạn chia cho tổng tài sản.
LEV = tổng nợ / tổng tài sản.
Share anounced = phần trăm số cổ phiếu thông báo mua lại trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành vào cuối tháng trước thông báo.
Actual buy back = Số lượng mua lại thực tế chia cho giá trị vốn hóa thị trường trung bình.