NHỮNG LƯU Ý TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Hình ảnh đất nước Hàn Quốc (Môi trường tự nhiên, Văn hóa Hàn Quốc dưới góc độ Marketing, môi trường kinh tế, hệ thống chính trị) (Trang 34 - 37)

11.1.Sản phẩm

- Các chỉ tiêu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm . - Quy định về mức độ ô nhiễm môi trường .

- Các quy định về XNK hàng hoá.(các yêu cầu về sản phẩm). Theo đó chính phủ đang bãi bỏ dần những qui định hạn chế nhập khẩu và gỉam số lượng các mặt hàng chịu thuế.

11.2.Giá

- Quy định về bán phá giá. - Quy định XNK

 11.3. Phân phối - Cở sỏ hạ tầng

- Các thủ tục hành chính, luật hải quan, cấp giấy phép

 11.4. Xúc tiến hỗn hợp

Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Kể từ khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, quan hệ giữa hai nước đã không ngừng phát triển và đã được nâng lên tầm quan hệ đối tác toàn diện từ năm 2006 .

Ngày 22/12/1992, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Sang Ok ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ, mở đầu một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước. Trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào tháng 8/2001, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác mới giữa Việt Nam và Hàn Quốc là "quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI".

Hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao. Gần đây nhất Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Hàn Quốc tháng 11/2005 và Tổng thống Roh Moo-hyun thăm Việt Nam tháng 11/2006.

Nhiều tổ chức hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc cũng đã được thành lập như hai Hội Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc và Hàn Quốc-Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam- Hàn Quốc, Hội Giao lưu Hữu nghị Hàn Quốc-Việt Nam và Quỹ Hàn-Việt tại Xơun và Hà Nội.

Tháng 11/2006, Hàn Quốc thành lập Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á, đặt tại Hà Nội.

Về quan hệ kinh tế, Hàn Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng, luôn nằm trong nhóm 5 nước có quan hệ kinh tế lớn nhất với Việt Nam trong 15 năm qua (1992-2007). Năm 1993, hai nước đã thành lập Ủy ban liên Chính phủ về Hợp tác Kinh tế và Khoa học kỹ thuật Việt Nam-Hàn Quốc để thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương.

Quan hệ thương mại giữa hai nước cũng phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại song phương năm 2006 đạt gần 5 tỷ USD, gấp 10 lần so với năm 1992.

Hàn Quốc cũng là nước đứng đầu về tốc độ và số vốn đầu tư vào Việt Nam. Năm 2007, Hàn Quốc có gần 403 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD, dẫn đầu trong số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nếu như trước đây, các nhà đầu tư Hàn Quốc chỉ tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, giầy dép…thì nay có sự gia tăng đáng kể các dự án và số vốn vào lĩnh vực bất động sản và các ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam như năng lượng, hóa chất, hóa dầu, sản xuất thép. Qui mô số dự án cũng có bước đột phá mạnh. Hàng loạt dự án có qui mô lớn

đang triển khai như dự án xây dưng tổ hợp văn phòng và khách sạn Landmark Tower của tập đoàn Keangnam với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD.Các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc đều đã có mặt tại Việt Nam như Samsung, Daewoo, Kumho và LG. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đều đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam. Về hợp tác phát triển đến nay, Hàn Quốc đã cấp và cam kết cấp cho Việt Nam 188 triệu USD tín dụng ưu đãi và viện trợ không hoàn lại 80 triệu USD. Trong giai đoạn 2006-2009, Hàn Quốc đã tăng mức cung cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam lên 100 triệu USD/năm và viện trợ không hoàn lại 9,5 triệu USD/năm.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn là thị trường khách du lịch trọng điểm và thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam. Lượng khách du lịch Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trung bình 30%/năm, đạt hơn 40 vạn lượt khách vào năm 2006. Việt Nam hiện có gần 40.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc.

Hai nước cũng đã ký nhiều hiệp định hợp tác về các lĩnh vực giao thông vận tải, thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hóa thể thao, giáo dục, an ninh và tư pháp./

Một phần của tài liệu Hình ảnh đất nước Hàn Quốc (Môi trường tự nhiên, Văn hóa Hàn Quốc dưới góc độ Marketing, môi trường kinh tế, hệ thống chính trị) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w