9. CHÍNH SÁCH KINH TẾ
10.1. Luật Ngoại Thương
Luật Ngoại Thương có hiệu lực từ ngày 1/7/1987 là sự tổng hợp đúc kết và hoàn chỉnh của ba đạo luật ra đời trước đó-Luật liên kết xuất khẩu năm 1961, Luật Giao dịch thương mại năm 1967 và Luật Xúc tiến xuất khẩu thiết bị năm 1978. Mục tiêu của đạo luật mới này là cung cấp một hệ thống mới áp dụng trong kinh doanh. Hệ thống như vậy sẽ cho phép chính phủ xử lý tốt hơn trong môi trường kinh doanh ngày càng năng động trong và ngoài nước. Những mục tiêu cơ bản của đạo luật này là:
- Xóa bỏ những rào cản về xuất nhập khẩu, góp phần từng bước đưa nền ngoại thương hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước thành một nềnngoại thương do khu vực tư nhân điều khiển.
- Đảm bảo kinh doanh công bằng và hợp pháp nhằm giảm thiểu xung đột thương mại cũng như các mẫu thuẫn với đối tác kinh doanh.
- Thiết lập một khuôn khổ định chế để đối phó với những tác động của việc tăng nhập khẩu khi tiến hành tự do hóa.
- Đơn giản hóa và củng cố lại hệ thống luật giúp mọi người hiểu đúng và áp dụng trong thương mại một cách dễ dàng hơn.
- Những điều khoản chính trong bộ luật mới bao gồm:
- Công bố việc từng bước chuyển sang một nền thương mại mở và tự do. - Xóa bỏ dần những rào cản trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Bảo vệ hoạt động kinh doanh công bằng.
10.2.Bộ Luật Hải Quan
Luật Hải quan bao gồm những quy định về các hệ thống và thủ tục hải quan có liên quan tới phương tiện vận tải, khu ngoại quan, vận chuyển, thông quan…nhằm quản lý hàng hóa nước ngoài và đồng thời ngăn chặn tình trạng buôn lậu.
Để khuyến khích xuất khẩu và đơn giản hóa thủ tục hải quan, vào 1/7/1975 Đạo luật đặc biệt về giảm thuế hải quan đối với nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu đã có hiệu lực.
Luật quy định miễn/giảm thuế và Luật khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài áp dụng đối với hàng nhập khẩu nhằm miễn hoặc giảm thuế hải quan cho hàng hóa có lý do đặc biệt.
Vào năm 1988, Danh mục thuế quan Hàn Quốc được ban hành để hỗ trợ cho Luật Hải quan.
Theo Luật này, mẫu đơn đánh thuế, định giá hàng hóa và tờ khai giá cả sẽ được Hải quan cung cấp. Bên cạnh đó, Luật này cũng cho phép việc miễn, giảm, hoàn trả và/hoặc trả chậm thuế hải quan nhằm thích nghi với những đổi thay trong chính sách kinh tế, xã hội, giáo dục…của Hàn Quốc đồng thời phù hợp với những quy định trong các Công ước quốc tế, các tập quán và ưu đãi quốc tế mà Hàn Quốc có tham gia.
Thông qua việc mở ra các dịch vụ hỗ trợ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và hành khách vô cùng đa dạng, các hoạt động quản lý và giám sát, đảm bảo ngân sách nhà nước, kiểm soát hợp lý hàng hóa ngoại quan và hợp tác quốc tế, hải quan Hàn Quốc đã và đang góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia đồng thời thúc đẩy mậu dịch quốc tế.
10.3.Luật Quản lý Ngoại hối
Luật quản lý ngoại hối (FECA), ra đời từ năm 1962 và được sửa đổi bổ sung vào năm 1992, quy định về các nguồn vốn ra vào Hàn Quốc. Theo luật này, Bộ tài chính được
quyền đưa ra những chính sách về giao dịch ngoại hối. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc được phép kiểm soát các vấn đề về di chuyển vốn. Bên cạnh những quy định liên quan đến việc ủy quyền, tại những điều khoản cụ thể khác FECA còn định rõ các nguyên tắc nhất định để tiến hành một vụ giao dịch. Nói tóm lại, tất cả các quy định trong luật này đều rõ ràng từ phạm vi điều chỉnh đến tính chất của sự việc được đề cập.