Các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ đến thay đổi lý, hóa tính của đất và sinh trưởng, phát triển giống chè kim tuyên 3 tuổi tại phú thọ (Trang 37 - 41)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu

3.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu về đất

- Lượng đất bị xói mịn: Dưới chân mỗi cơng thức thí nghiệm được đào 01

hố hứng có kích thước dài 5m; rộng 0,8m và sâu 1m. Mặt trong hố được đóng

cọc chắn để đất khơng bị sụt, lở. Thể tích hố hứng là 4m3. Lót nilon dưới đáy và trong lịng hố. Thu và cân tồn bộ khối lượng đất bị xói mịn vào trong hố sau

mỗi lần mưa. Lượng đất bị xói mịn trong năm là tổng lượng đất cân được sau

mỗi lần mưa.

- Thành phần dinh dưỡng đất: Lấy mẫu phân tích đất trước khi làm thí

nghiệm (tháng 2/2015) và sau khi kết thúc thí nghiệm (tháng 12/2015). Phương pháp: Lấy mẫu hỗn hợp, mỗi lần nhắc lại lấy mẫu ở 3 điểm theo đường chéo ở độ sâu 0 – 20cm rồi đổ chộn vào nhau được một mẫu phân tích của một lần nhắc lại.

+ Phân tích đạm tổng số theo phương pháp Kjeldahl,

+ Phân tích đạm dễ tiêu, lân tổng số theo phương pháp so màu + Phân tích lân dễ tiêu theo phương pháp Oniani,

+ Phân tích kali tổng số theo phương pháp quang kế, kali dễ tiêu theo phương pháp quang kế

+ Phân tích OM theo phương pháp Walkey- Black + Độ pH đất: đo pH đất bằng pH metter

+ Các cation trao đổi: theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8569:2010

- Số lượng sinh vật đất: Mỗi lần nhắc lại của một cơng thức thí nghiệm

theo dõi 3 điểm theo đường chéo. Mẫu được lấy theo chiều vng góc với mặt đất với khối lượng 200g/mẫu. Mẫu được đựng trong túi đựng mẫu và bảo quản

trong phích lạnh. Số lượng vi sinh vật được tính theo phương pháp thạch bằng (trên mơi trường thạch). Xác định các loài vi sinh vật.

+ Vi sinh vật phân giải xen-lu-lô + Vi sinh vật phân giải lân

- Khả năng phân giải vật liệu hữu cơ: được đánh giá bằng lượng vật liệu

hữu cơ còn lại trước khi kết thúc thí nghiệm so với lượng vật liệu che phủ ban đầu.

- Chỉ tiêu nghiên cứu về lý tính của đất

+ Ẩm độ đất tuyệt đối (W(%) theo phương pháp sấy khô: Mỗi lần nhắc lại theo dõi 3 điểm theo đường chéo. Lấy mẫu ở độ sâu 0 – 20cm. Mỗi tháng lấy

mẫu 1 lần, lấy vào những ngày khơ ráo (sau ngày mưa ít nhất 7 ngày). Mẫu đất sau khi lấy phải được đựng trong hộp kín để tránh bay hơi. Cân 10g mẫu đất cho vào cốc sứ để sấy khô. Sấy cốc sứ ở nhiệt độ 105oC đến khối lượng không đổi..

Cho 10g đất trên vào cốc, cân chính xác cốc và đất tươi được khối lượng m1. Sấy khô cốc và đất ở 105o đến khối lượng không đổi, cân cốc và đất khô được khối

lượng m2.. Độ ẩm đất được tính theo cơng thức:

Ẩm độ đất W (%) = { (m1 – m2)/m1} x 100

m1: khối lượng đất trước khi sấy.

m2: khối lượng đất sau khi đã sấy khô kiệt. W: ẩm độ đất (%)

+ Dung trọng đất: Mỗi lần nhắc lại theo dõi 3 điểm theo đường chéo. Dùng

ống trụ kim loại có thể tích 100cm3 đóng thẳng góc vào vị trí cần xác định dung trọng (vạt sạch cây cỏ tại vị trí đóng). Dùng xẻng lấy từ từ toàn bộ ống trụ và đất lên. Dùng dao mỏng cắt phẳng đất ở 2 đầu ống. Bỏ đất vào tủ sấy ở nhiệt độ

105oC đến khối lượng không đổi. Dung trọng đất được tính theo cơng thức D

=P/V, trong đó: D là dung trọng đất (g/cm3), P là trọng lượng đất tự nhiên trong

ống trụ có thể tích 100cm3 được sấy khơ tuyệt đối (g) ở 105oC, V là thể tích ống

đóng (cm3).

+ Tỷ trọng đất: Mỗi lần nhắc theo dõi 3 điểm theo đường chéo. Lấy mẫu đất ở độ sâu 0-20cm, bảo quản trong túi nilon mang về phịng phân tích. Dùng

bình picnomet có thể tích 100ml. Đổ nước cất vào đầy bình, đậy nút lại, lau sạch khơ bên ngồi, cân được khối lượng P1 (g). Đổ bớt ra một nửa nước trong bình, cân 10 gam đất (được trọng lượng Po) đã qua rây 1mm, đổ vào bình picnomet,

lắc đều và đun sơi 5 phút để loại hết khơng khí ra ngồi sau đó để nguội. Dùng

nước cất đổ thêm vào cho đầy bình, đậy nút lại, lau sạch khơ bên ngồi, cân được

trọng lượng P2 (g). Tỷ trọng d được xác định bằng công thức d= Po P1 P2

PoxT

+ ,

trong đó T là hệ số tính sang khối lượng đất khô kiệt tuyệt đối T = 100 100− A

(A là

ẩm độ đất lúc phân tích)

+ Độ xốp đất: được tính bằng cơng thức sau P(%) = (1 - d D

) x 100, trong

đó: P là độ xốp của đất, D là dung trọng đất, d là tỷ trọng đất

3.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu về cỏ dại trên vườn chè

- Số loài cỏ dại và mức độ phổ biến: đếm tất cả số lồi cỏ dại xuất hiện ở

từng cơng thức thí nghiệm, xác định mức độ phổ biến tương đối

- Khối lượng cỏ dại: Cân toàn bộ lượng cỏ dại trong những lần làm cỏ của

từng cơng thức thí nghiệm 2 lần/năm

3.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu về sinh trưởng cây chè

Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu theo quy phạm QCVN 01 – 124: 2013/BNNPTNT.

3.4.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây chè non

Chọn cây đại diện theo phương pháp ngẫu nhiên. Mỗi cơng thức chọn 10

cây (có đánh dấu cây) với 3 lần nhắc là 30 cây theo dõi/công thức. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

- Chiều cao cây (cm): Theo dõi 2 lần/năm khi bắt đầu tiến hành thí nghiệm

(tháng 2/2015) và trước khi kết thúc thí nghiệm (tháng 12/2015).

Phương pháp đo: Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây

- Chiều rộng tán (cm)

Thời gian đo: Theo dõi 2 lần/năm khi bắt đầu tiến hành thí nghiệm (tháng 2/2015) và trước khi kết thúc thí nghiệm (tháng 12/2015).

Phương pháp đo: Đo điểm rộng nhất và hẹp nhất của tán chè sau đó lấy giá trị trung bình của hai lần đo.

Đường kính gốc (cm):

Thời gian đo: Theo dõi 2 lần/năm, khi bắt đầu tiến hành thí nghiệm (tháng 2/2015) và trước khi kết thúc thí nghiệm (tháng 12/2015).

Phương pháp đo: Đường kính gốc được đo ở vị trí cách mặt đất 5cm. Dùng thước kẹp Panme đo 2 chiều vng góc nhau, đường kính gốc là giá trị trung

bình của hai lần đo.

- Chiều dài búp(cm): Chiều dài búp là chiều dài từ điểm giữa lá 2 và lá 3

đến đỉnh sinh trưởng búp. Hái ngẫu nhiên và đo 30 búp/lần nhắc lại

3.4.3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất búp

- Mật độ búp (búp/m2): dùng khung vng kích thước 25 x 25 cm đếm số

búp đủ tiêu chuẩn hái (tại 5 điểm theo đường chéo góc của ơ thí nghiệm).

- Khối lượng búp một tôm hai lá (g/búp)

+ Thời điểm theo dõi: Khi hái búp.

+ Cách theo dõi: Hái mỗi điểm theo dõi 30 búp một tôm hai lá chia làm 3 lần cân, mỗi lần 10 búp, tính giá trị trung bình.

- Năng suất tươi trong mỗi lứa hái (kg/lứa): Cân toàn bộ búp chè hái

được, tính trung bình năng suất của 03 lần nhắc lại là năng suất bình quân ở mỗi

- Năng suất thực thu (kg/ha): Cân khối lượng búp thu được trong ơ thí

nghiệm rồi quy ra ha.

3.4.3.3. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại trên chè

- Mức độ gây hại của rầy xanh (con/khay): Định kỳ theo dõi 10 ngày một

lần (vào các ngày 9, 19, 29). Dùng khay có kích thước 35x25x5 cm, đáy khay có tráng một lớp dầu hỏa. Đặt nghiêng khay dưới tán chè, dùng tay đập mạnh 5 cái trên tán chè theo phương vng góc với khay từ trên xuống, đếm số rầy xanh rơi vào khay.

Cách tính: Mật độ rầy xanh (con/khay) = Tổng số rầy xanh điều tra Tổng số khay điều tra

- Mức độ gây hại của bọ cánh tơ (con/búp): Tại mỗi điểm điều tra hái

ngẫu nhiên 25 búp cho vào túi nilon sau đó đem vào phịng dùng kính lúp đếm số bọ cánh tơ trên búp.

Cách tính: Mật độ bọ cánh tơ (con/búp) = Tổng số bọ cánh tơ điều tra Tổng số búp điều tra

- Mức độ gây hại của nhện đỏ (con/lá): Tại mỗi điểm điều tra hái ngẫu

nhiên 25 lá (bao gồm lá bánh tẻ và lá già) cho vào túi nilon sau đó đem vào

phịng dùng kính lúp đếm số nhện đỏ trên lá.

Cách tính: Mật độ nhện đỏ (con/lá) = Tổng số nhện điều tra Tổng số lá điều tra Thuốc bảo vệ thực vật được phun khi điều tra thấy vượt ngưỡng gây hại.

3.4.4. Hiệu quả kinh tế của các cơng thức thí nghiệm

- Lợi nhuận (RVAC) được tính bằng tổng thu nhập (GR) trừ đi tổng chi phí (TC): RVAC = GR – TC

- Tỷ suất lợi nhuận = (GR – TC)/TC X 100 (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ đến thay đổi lý, hóa tính của đất và sinh trưởng, phát triển giống chè kim tuyên 3 tuổi tại phú thọ (Trang 37 - 41)