Khả năng sinh trưởng phát triển của các loại cây họ đậu trồng xen và hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ đến thay đổi lý, hóa tính của đất và sinh trưởng, phát triển giống chè kim tuyên 3 tuổi tại phú thọ (Trang 64)

hệ vi sinh vật đất trong vườn chè Kim Tuyên tuổi 3

Bộ rễ cây trồng xen được ví như “cày sinh học” với bộ rễ ăn sâu xuống

đất. Đặc biệt, cây họđậu có khả năng cố định N tự nhiên bởi vi sinh vật có trong nốt sần dưới rễ làm cho đất trở lên tơi xốp hơn.

Đánh giá sinh khối chất xanh và mức độ ăn sâu của bộ rễ cây trồng xen trong hàng chè Kim Tuyên như sau (bảng 4.16):

Sinh khối chất xanh thu được cao nhất ở công thức trồng xen cây cốt khí Việt Nam là 4,15 tấn/ha với bộ rễ ăn sâu 35,8 cm. Cốt khí là cây che phủ đa dụng. Có thể sử dụng làm cây che phủ, che bóng cho chè non, ngoài ra còn là cây phân xanh. Theo định kỳ, cần cắt tỉa cành lá làm vật liệu phủ tại chỗ trong hàng chè. Cỏ Stylo phát triển khá tốt khi được trồng xen trong hàng chè. Tuy nhiên sinh khối thu được thấp hơn đạt 3,2 tấn/ha với độ sâu rễ là 28,3 cm. Cỏ Stylo khả

năng qua đông kém, nên thường bị lụi vào vụ đông và bật mầm trở lại vào vụ

Xuân. Sinh khối thu được thấp nhất ở cây đậu lông là 1,85 tấn/ha và bộ rễ ăn nông trên mặt đất (17,5cm). Sinh khối đậu lông cao nhất vào giai đoạn ra hoa sau

đó giảm dần. Cây lụi hoàn toàn vào vụ đông và tạo thành thảm thực vật che phủ

Bảng 4.16. Sinh khối, độ sâu của rễ cây trồng xen và vi sinh vật trong đất trên vườn chè Kim Tuyên tuổi 3

Công thức Khối lượng chất xanh (tấn/ha) Độ sâu rễ (cm) VSV phân giải xenllulo* (CFU/g) VSV phân giải lân* (CFU/g) CT1 - - 1,82.104 1,07.106 CT2 3,20 28,3 1,90.104 1,17.106 CT3 1,85 17,5 1,91.104 1,21.106 CT4 4,15 35,8 1,94.104 1,22.106 Nguồn: Phòng phân tích và chất lượng nông sản- Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc

Vi sinh vật phân giải lân có khả năng tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các hợp chất phostpho vô cơ khó tan trong đất (lân khó tiêu) thành dạng hòa tan (lân dễ tiêu) mà cây trồng, VSV có thể sử dụng được.

Vi sinh vật phân giải xenllulo tiết ra các enzym có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ như: xenlulo, hemixenlulo, lighin, kitin...

Sự biến đổi vi sinh vật đất giữa công thức không trồng xen và trồng xen các loại cây họđậu khác trong vườn chè Kim Tuyên như sau:

Nhận thấy ở công thức đối chứng số lượng vi sinh vật của 2 loại đều thấp hơn so với các công thức khác. Nguyên nhân là do công thức đối chứng không có cây trồng xen che phủ trên bề mặt đất nên độ ẩm đất ở đây thường xuyên thấp, ánh sáng mặt trời tác động trực tiếp đến bề mặt của đất. Ở các công thức trồng xen chủng loại cũng như số lượng vi sinh vật ở đây cao hơn so với đối chứng do độ ẩm đất luôn được duy trì, độ xốp của đất cao hơn… là môi trường thuận lợi cho một số loài VSV hảo khí phát triển như VSV phân giải Xenluloza, VSV phân giải lân… Trong đó khi sử dụng cây cốt khí trồng xen trong vườn chè có số lượng vi sinh vật phân giải lân và xenllulo cao nhất lần luợt là 1,94.104 (CFU/g) và 1,22.106 (CFU/g). Các công thức khác có số lượng 2 chủng vi sinh vật này thấp hơn.

4.3.6. Ảnh hưởng của trồng xen các loại cây họ đậu đến sinh trưởng phát triển của giống chè Kim Tuyên 3 tuổi.

Thân cây là cơ quan nối liền các hoạt động của bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất. Thân cây làm nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá xuống rễ và vận chuyển dinh dưỡng khoáng từ rễ lên lá. Sự tăng trưởng chiều cao cây là do sự

sinh trưởng của cành lá. Thân cành sinh trưởng cân đối, số lượng mầm đỉnh phân hoá nhiều là cơ sở cho năng suất cao. Nếu thân cây sinh trưởng kém, số lượng cấp cành ít, làm giảm mật độ và khối lượng búp do đó sẽ làm giảm năng suất. Chiều cao cây chịu tác động rất lớn của yếu tố kỹ thuật canh tác.

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của trồng xen cây họđậu đến sinh trưởng giống chè Kim Tuyên 3 tuổi.

Công thức Chiều cao cây (cm) Chiều rộng tán (cm) Đường kính gốc (cm) CT1 47,8 57,5 1,06 CT2 51,1 65,1 1,14 CT3 48,9 60,4 1,09 CT4 52,6 66,8 1,28 LSD0.05 6,7 5,5 0,2 CV% 7,7 5,0 10,2

Khi trồng xen cây họđậu vào giữa hai hàng chè không ảnh hưởng tới sinh trưởng thân cành chè. Ngược lại, khi trồng xen cây họđậu giữa hàng chè còn giữ ẩm và làm tơi xốp hơn đã tạo điều kiện cho thân cành chè phát triển tốt hơn so với cây chè không được che phủ. Cụ thể: Tại công thức không trồng xen (CT1) chiều cao cây là 47,8 cm, rộng tán là 57,5 cm và đường kính gốc là 1,06 cm. Trong khi đó các công thức trồng xen có các chỉ số cao hơn, trong đó trồng xen cây cốt khi cây chè sinh trưởng tốt nhất với chiều cao cây là 52,6 cm, rộng tán là 66,8 cm và đường kính gốc là 1,28 cm và có sự khác biệt rõ rệt với công thức đối chứng. Các công thức trồng xen chưa thể hiện được sự khác biệt rõ về chiều cao và rộng tán chè.

4.3.7. Ảnh hưởng của trồng xen các loại cây họ đậu đến sâu hại trên giống chè Kim Tuyên 3 tuổi

Chè là cây trồng cho sản phẩm thu hoạch là búp và lá non, những bộ phận này cũng là đối tượng của nhiều loại sâu hại khác nhau trong đó đặc biệt nguy hiểm là sâu hại thuộc nhóm chích hút như: rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, ... Chúng phát sinh phát triển trong những điều kiện khác nhau làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất và chất lượng chè thành phẩm. Xác định mật độ

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của trồng xen đến sâu bệnh hại trên giống chè Kim Tuyên 3 tuổi Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 Bọ cánh tơ (con/búp) Vụ xuân 5,2 4,7 6,1 4,6 Vụ hè 3,6 3,9 4,3 5,2 TB 4,4 4,3 5,2 4,9 Rầy xanh (con/khay) Vụ xuân 4,5 4,6 5,6 4,3 Vụ hè 3,9 4,3 5,1 4,6 TB 4,2 4,5 5,3 4,4 Nhện đỏ (con/lá) Vụ xuân 3,5 2,7 3,0 2,6 Vụ hè 3,6 2,8 2,9 2,7 TB 3,5 2,8 3,0 2,7 Bọ xít muỗi (% búp bị hại) Vụ xuân 0,54 0,62 0,62 0,76 Vụ hè 0,41 0,59 0,61 0,46 TB 0,47 0,61 0,61 0,61

Mức độ sâu hại trên các công thức áp dụng trồng xen không có sự chênh lệch nhiều so với công thức đối chứng.

Bọ cánh tơ giao động từ 4,3-5,2 con/búp. Rầy xanh bị hại nhiều nhất ở

công thức trồng xen đậu lông với 5,2 con/búp, trong đó vụ xuân là 6,1 con/búp và vụ hè là 4,3 con/ búp. Công thức trồng xen đậu stylo có mức độ nhiễm bọ cánh tơ

thấp nhất, trung bình 4,3 con/búp.

Rầy xanh bị hại nặng nhất ở công thức trồng xen đậu lông là 5,3 con/khay. Các công thức trồng xen đậu stylo và cốt khí là 4,4-4,5 con/khay. Công thức không che phủ bị rầy xanh hại thấp nhất là 4,2 con/khay.

Nhện đỏ bị hại nhiều nhất ở công thức đối chứng, trung bình cả năm là 3,5 con/lá. Các công thức trồng xen bị nhện đỏ hại thấp hơn từ 2,8-3,0 con/lá. Trong

đó mức độ bị hại ở công thức trồng xen cốt khí là thấp nhất, trung bình năm là 2,7 con/lá.

Số búp bị hại do bọ xít muỗi ở công thức không trồng xen là thấp nhất (0,47% búp bị hại), trong khi đó các công thức trồng xen có số búp bị hại như

4.3.8. Ảnh hưởng của trồng xen các loại cây họđậu đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất búp của giống chè Kim Tuyên 3 tuổi

Trên cây chè, đối tượng thu hoạch chính là búp và lá non nên mật độ búp càng cao sẽ cho năng suất búp càng cao và ngược lại (trong trường hợp khối lượng búp ít biến động). Cũng như mật độ búp, khối lượng búp có ảnh hưởng quyết định đến năng suất. Nếu mật độ búp ít biến động thì khối lượng búp càng cao sẽ cho năng suất càng cao. Tuy nhiên, mật độ búp là yếu tố nhạy cảm, có độ

biến động lớn. Chiều dài búp và khối lượng búp có mối tương quan chặt chẽ với nhau, khối lượng búp lớn hay nhỏ là do chiều dài búp quyết định. Chiều dài búp càng nhỏ thì khối lượng búp càng nhỏ và ngược lại chiều dài búp càng lớn thì khối lượng búp càng lớn.

Kết quả nghiên cứu trồng xen cốt khí trên chè LDP1 tại Lào Cai có năng suất đạt 3,86 tấn/ha với chiều dài búp là 6,9 cm, khối lượng búp là 0,68 gam và mật độ búp là 98,4 búp/m2. Lãi thuần đạt 4.360.000 đồng/ha, tăng 2.000.000

đồng so với không trồng xen (Nguyễn Quang Tin và cs., 2012b).

Theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng suất chè Kim Tuyên như sau:

Mật độ búp: Các công thức trồng xen có mật độ búp cao hơn có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Cụ thể: mật độ búp ở công thức đối chứng là 105,8 búp/m2. Trong khi mật độ búp cao nhất ở công thức trồng xen đậu stylo có mật

độ búp chè là 115,6 búp/m2 và trồng xen đậu lông có mật độ búp là 110,6 búp/m2. Mật độ búp tháp nhất khi trồng xen cây cốt khí là 110,1 búp/m2, do cây cốt khí có khả năng che bóng lớn đã hạn chế sự phát triển của búp chè.

Bảng 4.19. Ảnh hưởng của trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất búp giống chè Kim Tuyên 3 tuổi

Công thức M(búp/mật độ búp 2) búp (g/búp) Khối lượng Chiều dài búp (cm) N(kg/ha) ăng suất

CT1 105,8 0,63 4,14 1.487 CT2 115,6 0,71 4,35 1.706 CT3 110,6 0,66 4,28 1.644 CT4 110,1 0,72 4,71 1.856 LSD0.05 8,9 0,04 0,4 247 CV% 5,7 5,7 5,4 8,5

Chiều dài búp biến động từ khoảng 4,14- 4,71 cm. Trong đó trồng xen cốt khí có chiều dài búp tốt nhất là 4,71 cm. Trồng xen đậu Stylo và đậu lông có chiều dài tương đương nhau (4,28-4,35 cm). Công thức đối chứng có chiều dài búp thấp nhất là 4,14 cm.

Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của trồng xen đến năng suất búp chè Kim Tuyên 3 tuổi

Khối lượng búp ở công thức trồng xen cốt khí và Stylo tương đương nhau từ 0,71-0,72 g/búp. Khối lượng búp ở công thức trồng xen đậu lông thấp hơn đạt 0,66 g/búp. Khối lượng búp thấp nhất ở công thức không áp dụng biện pháp trồng xen là 0,63g/búp.

Năng suất: Các công thức áp dụng trồng xen có năng suất búp chè cao hơn so với đối chứng. Năng suất cao nhất thu được khi trồng xen cốt khí là 1.856 kg/ha, sau đó là công thức trồng xen đậu Stylo là 1.706 kg/ha, công thức trồng xen đậu lông thu được năng suất thấp hơn là 1.644 kg/ha. Năng suất thu được ở

công thức đối chứng là thấp nhất đạt 1.487 kg/ha.

Kết quả phân tích số liệu cho thấy, năng suất chè thu được ở các công thức trồng xen có sự khác biệt có ý nghĩa so với công thức không áp dụng trồng xen. Giữa các loại cây trồng xen khác nhau, năng suất chè thu được cũng có sự khác nhau có ý nghĩa. Nguyên nhân khi được che phủ bằng các loại cây trồng xen đất luôn được giữẩm, họat động của hệ thống vi sinh vật trong đất tăng làm đất trở

lên tơi xốp, thoáng khí tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao hơn.

4.3.9. Ảnh hưởng của trồng xen các loại cây họ đậu đến phẩm cấp búp chè giống Kim Tuyên.

Tỷ lệ búp mù xòe và tỷ lệ chè bánh tẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguyên liệu chè thành phẩm. Khi tỷ lệ búp bánh tẻ, tỷ lệ búp mù xòe cao thì chất lượng nguyên liệu búp giảm, tỷ lệ thu hồi thấp, hàm lượng tanin và chất hòa tan trong nguyên liệu giảm như vậy khi chế biến cho sản phẩm có chất lượng và mẫu mã chè kém.

Trong suốt quá trình sinh trưởng của búp kể từ khi hình thành lá vảy ốc cho tới khi thu hoạch không phải tất cả búp đều đạt tiêu chuẩn (búp 1 tôm 2, 3 lá) mà trong sốđó có cả những búp mù. Số búp mù được phản ánh bằng thông số tỷ

lệ mù xoè, tỷ lệ mù xoè cao sẽ làm giảm năng suất chè ngay trên đồng ruộng hoặc làm giảm chất lượng chè khi chế biến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến búp bị mù do điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng...

Tỷ lệ búp mù xòe và tỷ lệ bánh tẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống,

điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật như bón phân, chếđộ đốn hái,... Trong đó, bón phân giữ vai trò quan trọng nếu bón phân đầy đủ, cân đối dinh dưỡng thì tỷ lệ chè bánh tẻ ít, tỷ lệ búp mù xòe giảm chất lượng chè nguyên liệu cao và ngược lại

Tỷ lệ búp mù xòe thấp nhất ở công thức trồng xen cây cốt khí và trồng xen

đậu lông là 4,1-4,2%, công thức che phủ đậu Stylo có tỷ lệ búp mù xòe cao hơn là 4,5%. Công thức đối chứng có tỷ lệ mù xòe cao nhất là 5,0%.

Bảng 4.20. Ảnh hưởng của trồng xen đến các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu búp chè giống Kim Tuyên Công thức Tỷ lệ búp mù xòe (%) Phẩm cấp nguyên liệu Thành phần cơ giới búp (%) Tỷ lệ bánh tẻ (%) Xếp loại Tôm Lá 1 Lá 2 Lá 3 Cuộng CT1 5,0 15,0 B 5,6 8,2 20,3 37,5 33,5 CT2 4,5 13,9 B 6,4 9,3 23,9 31,4 33,8 CT3 4,1 10,5 B 6,7 9,5 21,4 36,6 30,9 CT4 4,2 13,2 B 6,5 9,7 22,5 33,5 33,0

Tỷ lệ bánh tẻ ở các công thức che phủ thấp hơn so với công thức đối chứng. Trong đó, tỷ lệ bánh tẻ thấp nhất ở công thức che phủđậu lông là 10,5%, công thức che phủđậu stylo và cốt khí có tỷ lệ bánh tẻ tương đương nhau là 13,2- 13,9%. Khi không che phủ tỷ lệ bánh tẻ là 15%. Theo quy định xếp loại phẩm cấp chè thì các công thức trên đều xếp loại phẩm cấp chè B.

Thành phần cơ giới búp phản ánh mức độ sinh trưởng của cây chè đồng thời có liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quy trình công nghệ và chất lượng sản phẩm.

Nghiên cứu thành phần cơ giới để biết được thành phần nào làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng chè chế biến, giống chè nào, công thức nào có tỷ lệ

tôm, lá 1, lá 2 cao sẽ có lợi cho quá trình chế biến chè thành phẩm. Ngược lại tỷ

lệ lá 3 và cuộng cao thì không có lợi vì nó làm tăng tỷ lệ bồm, gây vụn nát chè làm tăng tỷ lệ mặt hàng chè cấp thấp, hiệu quả kinh tế kém. Khi che phủ vật liệu hữu cơ, búp có tỷ lệ tôm, lá 1, lá 2 cao hơn so với công thức không che phủ. Cụ

thể: thành phần cơ giới ở công thức không che phủ là tôm: 5,6 %; lá 1: 8,2%; lá 2: 20,3%; lá 3: 37,5 và cuộng: 33,5%. Trong khi công thức áp dụng che phủ

trồng xen cốt khí có tỷ lệ tôm, lá 1 và lá 2 cao nhất, tỷ lệ lá 3 và cuộng thấp (tôm: 6,5 %; lá 1: 9,7%; lá 2: 22,5%; lá 3: 33,5 và cuộng: 33,0%).

4.3.10. Ảnh hưởng của trồng xen các loại cây họ đậu đến hiệu quả kinh tế của giống chè Kim Tuyên 3 tuổi

Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng xen trên vườn chè Kim Tuyên như sau:

Bảng 4.21. Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng xen trên vườn chè Kim Tuyên 3 tuổi

Đơn vị tính: nghìn đồng/ha Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 Giống cây trồng xen - 2.000 2.000 400 Thuốc BVTV 1.000 1.200 1.200 1.200 Công hái 7.435 9.280 8.530 8.720 Công trồng xen - 500 500 500 Công làm cỏ 5.000 2.500 2.500 2.500 Công phun thuốc 1.560 1.560 1.560 1.560 Tổng chi (A) 14.995 17.040 16.290 14.880 Sản lượng (kg) 1.487 1.856 1.706 1.744 Giá bán ( 1000đ/kg) 15 15 15 15 Thành tiền (B) 22.305 27.840 25.590 26.160

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ đến thay đổi lý, hóa tính của đất và sinh trưởng, phát triển giống chè kim tuyên 3 tuổi tại phú thọ (Trang 64)