3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp lấy mẫu
- Mẫu phân chó mới thải ra được thu thập theo phương pháp lấy mẫu ngẫu
nhiên. Mẫu được lấy tại các hộ nuôi chó ở thành phố Nam Định vào các buổi sáng, mỗi mẫu lấy khoảng 5-10 gram, hoặc lấy trực tiếp từ trực tràng, để trong lọ nhựa có nắp, có nhãn ghi các thông tin: loại chó, tuổi, tính biệt, thời gian, địa chỉ, trạng thái phân và các biểu hiện lâm sàng của chó, việc xét nghiệm phân được thực hiện trong ngày lấy mẫu.
3.3.2. Phương pháp mổ khám cơ quan tiêu hoá chó.
Để tìm giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa, tiến hành mổ khám theo phương pháp mổ khám toàn diện cơ quan tiêu hóa, tìm thấy tất cả các loại giun tròn ký sinh ở cơ quan tiêu hoá của chó, từ đó có thể đánh giá được tỷ lệ nhiễm, mức độ nhiễm, bệnh tích do giun gây ra.
Cách tiến hành: tách riêng từng phần của ống tiêu hoá, buộc lại. Sau đó mổ khám dọc theo đường tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) để kiểm tra bệnh tích, tìm giun tròn ký sinh và đếm số lượng từng loại giun tròn/cá thể chó để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm.
3.3.3. Phương pháp xử lý, bảo quản và định danh các loài giun tròn ký sinh ở chó ở chó
Thu thập toàn bộ giun tròn đường tiêu hoá. Giun được làm chết tự nhiên trong nước lã, sau đó rửa sạch bằng nước cất, bảo quản trong dung dịch Barbagallo gồm (formol nguyên chất 30ml, NaCl tinh khiết 7,5g, nước cất 1000ml). Trước tiên chúng tôi phân loại sơ bộ các loài giun đã thu thập được bằng kính lúp và kính hiển vi, căn cứ vào kích thước, hình thái, màu sắc, cấu tạo của giun tròn theo khóa phân loại của Skrjabin K.I and A.M Petrov (1979), Phan Thế Việt và cs. (1977), để riêng mỗi loại vào một lọ. Việc xác định chính xác thành phần loài giun tròn ở đường tiêu hoá chó được thực hiện ở Bộ môn Ký sinh trùng, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Các mẫu phân đều được xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà, quan sát dưới kính hiển vi.
- Cách tiến hành phương pháp phù nổi Fulleborn:
Lấy khoảng 5 gram phân chó cho vào cốc sạch, cho khoảng 50-60 ml dung dịch nước muối bão hoà, dùng đũa thuỷ tinh nghiền nát và khuấy đều cho tan phân, lọc qua lưới lọc sang một cốc khác để loại bỏ cặn bã, chia dung dịch vào các lọ hẹp miệng cho đầy có ngọn, đậy phiến kính lên, sau 25-30 phút trứng giun sẽ nổi lên bám vào phiến kính, lấy ra, đậy lamen, soi dưới kính hiển vi với độ phóng đại 10 x 10 để tìm trứng giun tròn.
3.3.5. Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun tròn
- Cường độ nhiễm giun tròn qua mổ khám được xác định bằng phương pháp Mc. Master (Zajac et al., 2012), cường độ nhiễm được quy định bằng cách đếm số trứng của mỗi loài giun tròn có trong 01 gram phân bằng buồng đếm Mc. Master theo công thức:
Số trứng/1 gram phân = (Tổng số trứng ở hai buồng đếm x 60)/4 (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012). Quy định 4 mức cường độ nhiễm như sau:
< 1.000 trứng: cường độ nhiễm nhẹ (+).
1.000 – 2.000 trứng: cường độ nhiễm trung bình (++). 2.000 – 3.000 trứng: cường độ nhiễm nặng (+++). >3.000 trứng: cường độ nhiễm rất nặng (++++).
- Xác định cường độ nhiễm giun tròn qua mổ khám không dùng đến phương pháp Mc. Master.
3.3.6. Quy định lứa tuổi chó
Dựa vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chó, chúng tôi phân ra 4 lứa tuổi sau:
+ Sơ sinh - 3 tháng tuổi + Trên 3 tháng - 8 tháng tuổi + Trên 8 tháng - 12 tháng tuổi + Trên 12 tháng tuổi
3.3.7. Mùa vụ trong năm được quy định gồm 2 mùa vụ + Vụ hè - thu: Từ tháng 4 - tháng 9 + Vụ hè - thu: Từ tháng 4 - tháng 9
3.3.8. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun tròn Sử dụng các phương pháp khám lâm sàng cơ bản của Hồ Văn Nam và cs. Sử dụng các phương pháp khám lâm sàng cơ bản của Hồ Văn Nam và cs. (1997). Trực tiếp quan sát trạng thái cơ thể và các biểu hiện của những chó nhiễm giun tròn, kết hợp hỏi chủ nuôi một số thông tin cần thiết như: Chó có các biểu hiện nôn mửa, ăn ít, bỏ ăn, ỉa chảy, phân không có máu và chất nhày, gầy yếu, suy nhược, có triệu chứng thần kinh,….hay không và tỷ lệ chó có những biểu hiện trên. Từ đó, xác định được các triệu chứng của chó bị bệnh giun tròn đường tiêu hoá.
3.3.9. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá của chó bị bệnh giun tròn bệnh giun tròn
- Mổ khám những chó bị nhiễm giun tròn đường tiêu hoá và một số chó chết. Quan sát bằng mắt thường và kính lúp để xác định bệnh tích ở thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, chụp ảnh vùng có bệnh tích điển hình thực hiện tại phòng khám thú y Nam Định.
3.3.10. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học Nguyễn Văn Thiện (2008) trên phần mềm Minitab 16.0. Dung lượng mẫu được tính trên phần mềm dịch tễ học Win Episcope 2.0.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN TRÒN CỦA CHÓ Ở THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH CỦA CHÓ Ở THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
4.1.1. Kết quả thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của chó nuôi ở thành phố Nam Định ở thành phố Nam Định
Để xác định bệnh do giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi ở Nam Định. Từ tháng 10/2016 đến 04/2017, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 30 chó bằng phương pháp mổ khám toàn diện ở cơ quan tiêu hoá của Skrjabin, thu thập mẫu giun tròn và định loại tại Bộ môn Ký sinh trùng, Học viện nông nghiệp Việt Nam. Chúng tôi đã xác định được 03 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu của chó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả thành phần loài giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi ở thành phố Nam Định
Loài giun tròn khám (con) Số chó mổ Số chó nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm ( % )
Ancylostoma caninum
30
24 76,66a
Toxocara canis 07 23,33b
Trichocephalus vulpis 03 10,00c
Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Qua bảng 4.1. chúng tôi thu được kết quả như sau: chó nuôi ở thành phố Nam Định qua mổ khám nhiễm 03 loài giun tròn thuộc lớp Nematoda. Đó là các loài: Ancylostoma caninum(76,66%), Toxocara canis(23,33%), Trichocephalus vulpis(10%). Như vậy, 03 loài giun tròn đã xác định qua mổ khám 30 chó tại thành phố Nam Định, chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ nhiễm giun tròn loài Ancylostoma caninum chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến loài Toxocara canis và thấp nhất là loài Trichocephalus vulpis. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Theo chúng tôi, nguyên nhân chó có tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn cao là do ở Việt Nam nói chung và thành phố Nam Định nói riêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, rất thuận lợi cho sự phát triển của ký sinh trùng; Phương thức chăn nuôi bán chăn thả đối với các loại chó nội là nguyên nhân làm cho mầm bệnh phát tán ra môi trường ngoại cảnh; Mặt khác, các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá chó đều có vòng đời trực tiếp không qua vật chủ trung gian, con đường lây nhiễm vào vật chủ theo nhiều cách (qua đường tiêu hoá, qua da và qua ký chủ dự trữ), làm cho khả năng bội nhiễm mầm bệnh càng nhiều.
Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008) đã phát hiện 04 loài giun tròn ký sinh ở chó tại Hà Nội gồm Ancylostoma caninum, Toxascaris leonina, Trichocephalus vulpi, Toxocara canis.
Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ (2009), ở Tân Kỳ, Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, chó bị nhiễm 07 loài giun tròn là Spirocena lupi, Toxascaris leonine, Toxocara canis, Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala, Trichuris vulpis.
Nghiên cứu về thành phần các loài giun, sán ký sinh ở chó nuôi tại miền Tây Pomerania, tác giả Agniezka Tylkowska et al. (2010) cho biết, có 5 loài giun tròn đường tiêu hóa được phát hiện, đó là Uncinaria stenocephala, Toxocara. canis, Toxocara. leonina, Toxocara . vupis và Acylostoma spp, trong đó Toxocara. canis thường gặp nhất và Trichuris vulpis ít gặp nhất. Một kết quả nghiên cứu khác của Kutdang et al. (2010) tại Nigeria đã chỉ ra rằng, chó nhiễm phổ biến với các loài giun tròn Toxocara. canis, Trichuris vulpis, Acylostoma. caninum và Spirocerca lupi.
Trong kết quả nghiên cứu, chúng tôi chỉ phát hiện được 03 loài giun tròn ký sinh trên chó, song thành phần loài tương đối phù hợp với kết quả của tác giả trên. 4.1.2. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi ở thành phố Nam Định (qua xét nghiệm phân)
Để đánh giá tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi tại thành phố Nam Định, chúng tôi đã xét nghiệm 352 mẫu phân chó ở 20 phường, xã thuộc thành phố Nam Định bằng phương pháp phù nổi Fulleborn, nhận dạng trứng giun tròn theo Skrjabin K.I and A.M Petrov. (1963), Trịnh Văn Thịnh (1966). Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi ở thành phố Nam Định Loài giun tròn Số chó kiểm tra (con) Số chó nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Ancylostoma sp 352 224 63,63a Toxocara sp 69 19,60b Trichocephalus sp 30 8,52c
Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Bảng 4.2. Qua bảng trên, bằng phương pháp xét nghiệm phân, chúng tôi đã xác định được 03 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của chó nuôi ở thành phố Nam Định là Ancylostoma sp, Toxocara sp và Trichocephalus sp. Trong đó,
chó bị nhiễm giun móc Ancylostoma sp với tỷ lệ cao nhất (63,63%), rồi đến giun đũa Toxocara sp (19,60%), thấp nhất là giun tóc Trichocephalus sp (8,52%). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi ở thành phố Nam Định được thể hiện rõ hơn tại biểu đồ 4.1.
Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận xét: Đàn chó nuôi ở thành phố Nam Định nhiễm giun móc với tỷ lệ cao là do trứng giun móc phát triển nhanh ở môi trường ngoại cảnh, sau 24 giờ đã nở thành ấu trùng và sau 6-7 ngày đã phát triển thành ấu trùng gây nhiễm. Giun móc có thời gian hoàn thành vòng đời ngắn (14-20 ngày), phát triển trực tiếp, có khả năng nhiễm vào ký chủ theo nhiều đường khác nhau (ấu trùng cảm nhiễm có thể xâm nhập vào ký chủ qua tiêu hóa và qua da). Vì vậy, tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó cao hơn so với các loài giun tròn khác. 63.63 19.6 8.52 0 10 20 30 40 50 60 70 T ỷ lệ n hi ễm ( % ) > >
Ancylostoma sp Toxocara sp Trichocephalus sp
Biểu đồ 4.1. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi ở thành phố Nam Định
Ngô Huyền Thuý (1996) cho biết: tỷ lệ nhiễm Ancylostoma caninum là 70,05%, Toxocara canis (15,45%), Toxascaris leonina (13,82%) và Trichocephalus vulpis là 8,49%.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nhiễm giun móc của chó cao 61,62% (Lê Hữu Khương, 2005).
Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm 03 loài giun tròn đường tiêu hoá ở chó mà chúng tôi xác định qua xét nghiệm phân cao hơn so với với nghiên cứu của các tác giả trên.
Ngoài ra, qua mổ khám chúng tôi thấy chó thường bị nhiễm đồng thời từ 2 – 3 loài giun tròn.
4.1.3. Kết quả cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở thành phố Nam Định (qua xét nghiệm phân) phố Nam Định (qua xét nghiệm phân)
Để biết được chó nuôi tại thành phố Nam Định nhiễm giun tròn ở mức độ nào, chúng tôi đã xác định cường độ nhiễm bằng phương pháp Mc. Master. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3 và biểu đồ 4.2.
Bảng 4.3. Kết quả cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở thành phố Nam Định Loài giun tròn Số chó nhiễm (con) Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ Số chó (con) Tỷ lệ (%) Số chó (con) Tỷ lệ (%) Số chó (con) Tỷ lệ (%) Số chó (con) Tỷ lệ (%) Ancylostoma sp 224 40 17,85c 51 22,76b 85 37,94d 48 21,42b Toxocara sp 69 18 26,08b 25 36,23d dd 34 49,27f 0 0,00g Trichocephalus sp 30 21 70,00a 09 30,00e 0 0g 0 0,00g
Ghi chú: Các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
17.85 26.08 70 22.76 36.23 30 37.94 49.27 0 21.42 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 T ỷ lệ ( % ) + ++ +++ ++++ Cường độ
Ancylostoma sp Toxocara sp Trichocephalus sp
Biểu đồ 4.2. Kết quả cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở thành phố Nam Định
Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.2 chúng tôi thu được kết như sau, chó nuôi tại thành phố Nam Định nhiễm giun móc Ancylostoma sp ở mức độ từ nhẹ, trung bình, nặng, đến rất nặng. Trong 224 chó nhiễm giun móc có 40 con ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 17,85%; 51 chó ở cường độ trung bình, tỷ lệ 22,76%; 85 ở cường độ nặng, tỷ lệ 37,94%; 48 chó ở cường độ rất nặng tỷ lệ 21,42%.
Chó nhiễm giun đũa Toxocara sp ở cường độ nhẹ là 26,08%, trung bình là 36,23%, đến nặng 49,27%, không thấy trường hợp nào nhiễm ở mức rất nặng. Riêng loài giun tóc Trichocephalus sp chỉ nhiễm ở cường độ từ nhẹ (70,00%) đến trung bình (30,00%).
Sự sai khác về tỷ lệ chó cùng nhiễm một loài giun tròn nhưng ở các mức độ khác nhau là khác nhau, đa phần có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Sự sai khác về tỷ lệ chó nhiễm các loại giun tròn khác nhau với cường độ nhiễm giống nhau đa phần có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Chúng tôi có nhận xét: số lượng chó nhiễm giun đũa, giun móc ở cường độ nặng chiếm tỷ lệ cao và thấy chủ yếu ở những chó từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, sức đề kháng bệnh còn kém, mật độ nuôi cao (nuôi đàn) ở những gia đình chăn nuôi kinh doanh, đồng thời nuôi theo phương thức bán chăn thả (đối với chó nội). Đó chính là những nguyên nhân làm cho cường độ nhiễm nặng cao. Số lượng giun sống trong ống tiêu hoá nhiều, mỗi ngày đẻ hàng ngàn trứng phát tán ra ngoại cảnh gây ô nhiễm môi trường. Khi nhiễm giun tròn đường tiêu hoá nặng, phần lớn chó có biểu hiện bệnh lý như: nôn, ỉa chảy, xuất huyết ruột.
Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ (2009) cho biết tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa chó qua xét nghiệm phân tại một số địa điểm thuộc tỉnh Nghệ An dao động từ 69,23% đến 73,58%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ nhiễm tròn đường tiêu hóa chó qua xét nghiệm phân thấp hơn so với kết quả của các tác giả nêu trên.
4.1.4. Kết quả tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi ở thành phố Nam Định qua mổ khám nuôi ở thành phố Nam Định qua mổ khám
Bằng phương pháp mổ khám toàn diện ở cơ quan tiêu hoá của Skrjabin, chúng tôi đã mổ khám 30 chó, xác định thành phần loài và đếm số lượng từng loài giun tròn ký sinh ở từng cá thể. Từ đó xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4 và biểu đồ 4.3.
Bảng 4.4. Kết quả cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó ở thành phố Nam Định qua mổ khám Loài giun tròn Số chó mổ khám (con) Số chó nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (Số giun / Ancylostoma caninum 30 30 30 24 76,66a 15-70 Toxocara canis 07 23,33b 2- 7 Trichocephalus vulpis 03 10,00c 2- 5
Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.3 cho thấy, trong 30 chó mổ khám, có 24 chó nhiễm giun móc Ancylostoma caninum, chiếm tỷ lệ 76,66%, cường độ nhiễm dao