Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Kết quả nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của chó bị bệnh giun trò nở đường
4.2.1. Kết quả tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun tròn Để có cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán bệnh giun tròn đường tiêu hoá Để có cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán bệnh giun tròn đường tiêu hoá chó, chúng tôi đã theo dõi biểu hiện lâm sàng của 62 chó nhiễm giun tròn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Kết quả biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị bệnh giun tròn Số chó Số chó theo dõi (con) Số chó có biểu hiện lâm sàng (con) Tỷ lệ có biểu hiện lâm sàng (%) Triệu chứng lâm sàng
Những biểu hiện chủ yếu Số chó (con) Tỷ lệ (%)
62 57 91,93
Nôn mửa 51 89,47
Ăn ít, bỏ ăn 52 91,22 Ỉa chảy, phân không có máu và chất nhày 18 31,57 Ỉa chảy, phân có máu và chất nhày 38 66,66 Gày yếu, suy nhược 47 82,45 Có triệu chứng thần kinh 2 3,50
Kết quả ở bảng 4.10 cho thấy: trong 62 chó theo dõi, có 57 chó có biểu hiện lâm sàng, tỷ lệ là 91,93%, những biểu hiện lâm sàng chủ yếu như: nôn mửa (51con), tỷ lệ là 89,47%; ăn ít, bỏ ăn, (52 con) tỷ lệ là 91,22%; ỉa chảy, phân không có máu và chất nhày(18 con), tỷ lệ là 31,57%; iả chảy, phân có máu và chất nhày (38 con), tỷ lệ là 66,66%, gày yếu, suy nhược (47 con), tỷ lệ là 82,45%; có triệu chứng thần kinh (2 con), tỷ lệ (3,50%).
Những biểu hiện lâm sàng trên là kết quả tác động cơ giới, chiếm đoạt chất dinh dưỡng và tác động do độc tố của giun. Đó cũng là nguyên nhân gây chết chó nếu không được điều trị kịp thời. Chó chết do rối loạn tiêu hoá, mất nước, mất máu và rối loạn điện giải, dẫn đến hạ huyết áp, truỵ tim mạch khi chó nôn nhiều và tiêu chảy ra máu.
Phạm Sĩ Lăng (1985) quan sát 64 chó nghiệp vụ và chó cảnh bị nhiễm giun móc cấp tính, thấy biểu hiện lâm sàng đặc trưng: nôn mửa (91,1%), bỏ ăn hoặc ăn ít (87,7%), ỉa chảy (84,3%), chảy máu ruột (98,3%), thân nhiệt tăng do viêm ruột kế phát (35,9%). Chó chết sau 2-3 ngày nếu không được điều trị kịp thời.
Trịnh Văn Thịnh (1963) nhận xét: chó bị bệnh giun móc thường có biểu hiện mệt mỏi, buồn rầu, lờ đờ, lông rụng, da dày, những chỗ tróc da mẩn đỏ, nhất là ở chỗ nhọn mông và mũi, chó gầy dần, trở thành bần huyết, bạch cầu tăng, hồng cầu giảm, cuối cùng thuỷ thũng ở chân, đi tả, con vật chết trong hôn mê và có những cơn co giật.
Lapage A.G. (1968) nhận xét: Chó bị bệnh giun móc biểu hiện thiếu máu đặc thù. Ở ruột non, giun móc nhanh chóng bám vào thành ruột hút máu, tạo các vết thương ở nhung mao ruột, làm cho các vết thương luôn rỉ máu.
Skrjabin K.I and A.M Petrov (1979) cho biết, giun tiết độc tố, phá hoại hồng cầu và mạch máu ngoại biên, gây rối loạn tiêu hoá ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của chó dẫn đến viêm đường tiêu hoá, gây ỉa chảy, suy nhược cơ thể. Ngoài ra độc tố của giun còn gây các triệu chứng thần kinh: co giật, sùi bọt mép.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999), chó bị bệnh giun móc thì gầy còm, suy nhược, có thể bị thuỷ thũng, con vật bỏ ăn, kiết lỵ và táo bón xen kẽ, trong phân có máu.
Kết quả theo dõi về các biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun tròn đường tiêu hoá của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Sĩ Lăng (1985) và phù hợp với nhận xét của Trịnh Văn Thịnh (1963), Lapage A.G. (1968), Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999).
4.2.2. Kết quả bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá của chó bị bệnh giun tròn Để kiểm tra bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá chó bị bệnh giun tròn, Để kiểm tra bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá chó bị bệnh giun tròn, chúng tôi đã mổ khám 30 chó, kiểm tra bệnh tích đại thể bằng mắt thường và kính lúp. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11.
Bảng 4.11. Kết quả bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá chó bị bệnh giun tròn giun tròn Số chó mổ khám (con) Số chó có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) Những bệnh tích đại thể Số chó (con) Tỷ lệ (%) 30 21 70,00
- Ruột non viêm cata, trong lòng ruột
chứa dịch màu nâu hồng. 04 19,04 - Niêm mạc ruột non tổn thương xung
huyết, xuất huyết từng đám, thành ruột viêm tăng sinh dày lên.
15 71,42
- Niêm mạc ruột non có những điểm
xuất huyết lấm chấm. 02 9,52
Qua bảng 4.11. chúng tôi thấy; bệnh tích chủ yếu tập trung ở phần ruột non chó. Trong 21 chó có bệnh tích thì 15 chó niêm mạc ruột non (đoạn tá tràng, không tràng) xung huyết, xuất huyết từng đám, tỷ lệ 71,42%, có 02 chó có những điểm xuất huyết lấm chấm, tỷ lệ 9,52%; 04 chó viêm ruột cata, trong lòng ruột chứa nhiều dịch màu nâu hồng, tỷ lệ 19,04%.
4.2.3. Đề xuất biện pháp phòng trị
Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài làm cho khu hệ giun, sán rất đa dạng và phong phú, là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh giun sán tồn tại và phát triển quanh năm, làm cho chó nuôi ở nước ta nhiễm ký sinh trùng một cách dễ dàng. Từ kết quả về một số đặc điểm dịch tễ và theo dõi biểu hiện lâm sàng, bệnh tích đại thể ở chó bị bệnh nhiễm giun tròn tại thành phố Nam Định. Chúng tôi bước đầu đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun tròn cho chó nuôi ở thành phố Nam Định như sau:
+ Tẩy giun cho chó (sau khi đã chẩn đoán chó nhiễm loại giun tròn) bằng một trong những thuốc sau: Albendazol, Levamisol, Ivermectin, Bio – Rantel.
+ Đối với chó mẹ, tẩy giun trước khi mang thai để tránh lây nhiễm mầm bệnh cho con trong thời gian mang thai. Sau khi sinh con 20 ngày tẩy lại cho chó mẹ.
+ Chó con tẩy giun lần đầu vào lúc 25 - 30 ngày tuổi, tẩy lần 2 lúc 3 tháng tuổi. Sau đó cứ 3 - 4 tháng tẩy cho chó 1 lần.
+ Thực hiện vệ sinh Thú y đối với thức ăn, nước uống, chuồng nuôi và môi trường ngoại cảnh để hạn chế tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó.
+ Hàng ngày thu gom phân trong chuồng nuôi và sân chơi, ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học, tẩy uế nền chuồng, sân chơi của chó bằng chất sát trùng 2 tháng một lần và dội nước sôi mỗi tháng 2 lần để tiêu diệt trứng và ấu trùng giun tròn.
+ Không để chó khoẻ tiếp xúc với chó bệnh, nên nuôi nhốt chuồng, không thả rông chó để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ môi trường ngoại cảnh.
+ Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của chó với bệnh nói chung và bệnh giun tròn đường tiêu hoá nói riêng.