Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và liều lượng kali bón cho đậu tương vụ hè thu tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 43)

3.1.1. Vật liệu nghiên cứu

* Giống đậu tương: gồm 7 giống, cụ thể như sau:

Giống Ký hiệu Nguồn gốc

Giống 1 DT84 (đối chứng) Viện Di truyền nông nghiệp tạo ra từ ĐT80/ĐH4 kết hợp gây đột biến

Giống 2 D912 Học Viện Nông nghiệp Việt Nam tạo ra từ tổ hợp lai V74/ M103

Giống 3 AU19 Nhập nội Úc

Giống 4 DT2008 ĐB Viện di truyền Nông nghiệp tạo ra từ DT2001/HC100 kết hợp gây đột biến tia gamma

Giống 5 DT 96 Viện di truyền Nông nghiệp tạo ra từ tổ hợp lai DT84/DT90.

Giống 6 ĐT 26 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ tạo ra từ tổ hợp lai ĐT2000/ ĐT12.

Giống 7 D140 Học Viện Nông nghiệp Việt Nam tạo ra từ tổ hợp DL02/ĐH4.

* Phân bón: Hai giống đậu tương được sử dụng trong thí nghiệm về liều lượng phân bón là ĐT26 và D140

- Phân Urê (46%N).

- Phân Super lân (16%P2O5). - Kaliclorua (60%K2O).

3.1.2. Địa điểm, thời gian và điều kiện đất đai nghiên cứu

* Địa điểm nghiên cứu: tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

* Điều kiện đất đai nghiên cứu: thí nghiệm được bố trí trên đất thịt pha cát.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu trên đất Bát Xát, Lào Cai.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kalil đến sinh trưởng phát triển, năng suất và khả năng chống chịu của giống đậu tương D140 và ĐT26 trong điều kiện vụ hè thu trên đất Bát Xát, Lào Cai.

3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tƣơng trong điều kiện vụ hè thu trên đất Bát Xát, Lào Cai

Các giống đậu tương tham gia thí nghiệm gồm 7 dòng giống như trên được chúng tôi ký hiệu từ G1 đến G7.

- Giống 1: DT84 (đối chứng) - Giống 2: D912

- Giống 3: AU19

- Giống 4: DT2008 ĐB (đột biến hạt đen) - Giống 5: DT 96

- Giống 6: ĐT 26 - Giống 7: D140

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) ba lần nhắc lại, với diện tích mỗi ô thí nghiệm 10m2. Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 20cm và giữa các lần nhắc là 30cm.

Sơ đồ thí nghiệm như sau:

Dải bảo vệ D ải b ảo v ệ Rep 1 G2 G5 G6 G1 G3 G4 G7 D ả i b ả o v ệ Rep 2 G5 G2 G1 G3 G6 G7 G4 Rep 3 G6 G5 G7 G1 G4 G3 G2 Dải bảo vệ

3.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng kali đến sinh trƣởng phát triển, năng suất và khả năng chống chịu của giống đậu tƣơng D140 và ĐT26 trong điều kiện vụ hè thu trên đất Bát Xát, Lào Cai

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split - plot (thí nghiệm 2 nhân tố) với ba lần nhắc lại. Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhân tố chính là các liều lượng phân bón (bố trí trên ô nhỏ), gồm 3 công thức phân bón:

K1: ( Nền+ 30 kg N + 90 kg P2O5 + 0 kg K2O) K2: ( Nền + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 30 kg K2O) K3: ( Nền + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O)

+ Nhân tố phụ là giống đậu tương ( bố trí trên ô lớn): D140 và ĐT26 - Diện tích ô nhỏ thí nghiệm 10m2; ô lớn thí nghiệm 30m2; khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 20cm và giữa các lần nhắc là 30cm

- Diện tích ô thí nghiệm: ô nhỏ là 10m2, ô lớn là 30m2. SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM Dải bảo vệ K2 K1 K3 K2 K3 K1 K1 K3 K2 K1 K2 K3 K3 K2 K1 K3 K1 K2 Dải bảo vệ

3.4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM 3.4.1. Thời vụ và mật độ 3.4.1. Thời vụ và mật độ

- Thời vụ: vụ hè thu, gieo vào ngày 02/6/2017.

- Mật độ: 35 cây/m2, khoảng cách 35cm x 8cm (1 cây).

D140 ĐT26 D140 ĐT26 D140 ĐT26 NL1 NL2 NL3

3.4.2. Phân bón

- Thí nghiệm 1:

+ Lượng bón phân cho 1 ha: 8 tấn phân chuồng, 30 kg N, 90 kg P2O5, 60 kg K2O, 400 kg vôi bột.

+ Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi bột, 100% P2O5 và 50% K2O. Bón thúc khi cây có 2 - 3 lá thật, bón toàn bộ lượng đạm, kali.

- Thí nghiệm 2:

+ Lượng bón phân cho 1 ha: nền 8 tấn phân chuồng + 400 kg vôi bột và lượng phân như đã thiết kế.

+ Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi bột, 100% P2O5 và 50% K2O. Bón thúc khi cây có 2 - 3 lá thật, bón toàn bộ lượng đạm, kali.

3.4.3. Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh

- Làm cỏ, xới xáo 2 đợt:

+ Đợt 1: khi cây có 2 - 3 lá thật, xới xáo tạo điều kiện cho đất tơi xốp, xới vun kết hợp bón thúc đạm và kali.

+ Đợt 2: khi cây 5 - 6 lá thật hoặc sau lần 1 khoảng 12 - 15 ngày, tiến hành xới sâu 5 - 7 cm, diệt trừ cỏ dại và vun cao chống đổ.

- Tưới nước: tùy thuộc vào điều kiện của đồng ruộng nhưng cần chú ý đảm bảo đủ ẩm và thời kỳ mọc, ra hoa đậu quả. Cần tháo nước kịp thời khi bị ngập úng.

- Phòng trừ sâu bệnh theo quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM trên cây đậu tương).

3.5. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP THEO DÕI (theo QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT)

3.5.1. Các chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển

- Thời gian từ gieo đến mọc (ngày): từ gieo đến khi có 50% hạt mọc.

- Tỷ lệ mọc mầm (%) =

Số cây trên ô mọc

x 100 Số hạt theo dõi

(theo dõi 100 hạt ở giữa ô thí nghiệm).

cây ra hoa.

- Thời gian ra hoa (ngày): từ khi bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thời gian từ gieo đến thu hoạch (ngày): thu hoạch khi 95% số quả trên cây chín vàng.

- Tiến hành lấy 5 cây mẫu trên mỗi ô công thức với 3 lần nhắc lại và đo đếm các chỉ tiêu sau:

- Chiều cao thân chính (cm): đo từ vị trí đốt hai lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn. Đo bắt đầu từ khi cây có 2 - 3 lá thật, sau đó cứ 7 ngày đo một lần, tiến hành cho đến khi chiều cao cây ổn định.

- Diện tích lá (dm2/cây): tiến hành bằng phương pháp cân nhanh (cân trực tiếp) ở 3 thời kỳ (bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ, quả mẩy).

Tính chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2 đất): LAI = m2 lá/cây x số cây/1 m2 đất.

- Số lượng và cân khối lượng khô nốt sần: đếm tổng số nốt sần trên rễ cây, đếm số nốt sần hữu hiệu (là những nốt to, dịch màu hồng), đếm số nốt sần vô hiệu (nốt nhỏ, màu thâm đen) và cân khối lượng khô nốt sần, theo dõi ở 3 thời kỳ.

- Phương pháp tiến hành: trước khi nhổ cây phải tưới đẫm, khoảng 15 phút sau tưới lại lần hai, sau đó nhổ cây. Phải lấy cả phần đất xung quanh rễ cho vào chậu nước để lọc lấy những nốt sần bị đứt trong quá trình nhổ.

- Khả năng tích lũy chất khô (g/m2 đất): Những cây sau khi đo chỉ số diện tích lá được rửa sạch, tách riêng các bộ phận rễ thân lá và sấy ở nhiệt độ 850c cho đến khi khối lượng không đổi. Tiến hành lấy mẫu xác định ở 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ, quả mẩy.

- Đường kính thân (mm): đo ở vị trí đốt thân phía trên hai lá mầm vào thời kỳ chín (thu hoạch). Lấy mẫu mỗi ô 10 cây.

- Chiều cao đóng quả (cm): đo từ đốt hai lá mầm đến vị trí đóng quả đầu tiên. Lấy mẫu mỗi ô 10 cây.

- Tổng số cành cấp 1 trên cây (cành).

3.5.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

+ Trước khi thu hoạch, mỗi ô thu 10 cây để đo đếm các chỉ tiêu sau: - Tổng số đốt mang quả trên thân chính (đốt).

- Tổng số quả trên cây (quả). - Tổng số quả chắc trên cây (quả).

- Tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt (tính theo% so với quả chắc). - Xác định khối lượng 1.000 hạt (g).

- Năng suất cá thể (g/cây): cân khối lượng hạt của 10 cây/ô thínghiệm. Tính trung bình.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha):

- Năng suất thực thu (tạ/ha):

3.5.3. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu

- Tính chống đổ: được đánh giá trước thu hoạch. Đếm số cây đổ, tính tỷ lệ%, đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5 như sau:

+ Điểm 1: các cây đều đứng thẳng. + Điểm 2: > 25% Cây bị đổ hẳn. + Điểm 3: 26 - 50% cây bị đổ hẳn. + Điểm 4: 51 - 75% Cây bị đổ hẳn. + Điểm 5: > 75% cây bị đổ hẳn. - Mức độ nhiễm sâu hại:

+ Sâu cuốn lá: tỷ lệ lá bị hại = số lá bị cuốn/tổng số lá điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.

+ Sâu đục quả: tỷ lệ quả bị hại = số quả bị hại/tổng số quả điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc vào thời kỳ làm quả.

- Mức độ nhiễm bệnh:

+ Bệnh lở cổ rễ (%): Tỷ lệ cây bị bệnh = số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra. Điều tra toàn bộ các cây trên ô vào giai đoạn cây con (sau mọc khoảng 7 ngày).

+ Bệnh gỉ sắt: Đánh giá theo thang 9 cấp, điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.

Nhẹ: Cấp 3 (1 đến 5% diện tích lá bị hại).

Trung bình: Cấp 5 (> 5 đến 25% diện tích lá bị hại). Nặng: Cấp 7 (> 50% diện tích lá bị hại).

Rất nặng: Cấp 9 (> 50% diện tích lá bị hại).

3.5.4. Hiệu quả kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng thu: giá trị bán toàn bộ sản phẩm đậu tương/1ha. Tổng chi: các chi phí khi sản xuất

(Tiền mua giống, phân bón, công làm đất, công chăm sóc, chi phí phòng trừ sâu bệnh)

Thu nhập thuần = tổng thu - tổng chi (đ/ha).

3.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Số liệu được xử lý bằng Chương trình Microsoft Office Excel và Phần mềm IRRISTAT 4.0.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƢƠNG Ở VỤ HÈ THU NĂM 2017 TẠI HUYỆN BÁT XÁT, LÀO CAI

Chu kỳ sống của cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng là tổng hợp của các thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Cây trồng đều phải trải qua hai giai đoạn sinh trưởng là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực Trong đó bao gồm các hoạt động sinh lý như: trao đổi nước, quang hợp, hô hấp, sự vận chuyển chất hữu cơ, sự hấp thụ và vận chuyển muối khoáng. Các quá trình này xảy ra đồng thời và giữa chúng có mối quan hệ khăng khít ràng buộc lẫn nhau. Mỗi giai đoạn sinh trưởng này không những chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền mà còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, các biện pháp kỹ thuật canh tác.

Quá trình sinh trưởng ở đậu tương là quá trình tăng lên không ngừng về chiều cao thân chính, số lá, số nhánh, quá trình lớn lên của quả và hạt cho đến khi hạt đạt kích thước tối đa còn phát triển là quá trình biến đổi từ hạt mọc mầm thành cây con, ra nhánh, ra lá mới, quá trình tạo hoa,hình thành quả, hạt và chín. Nhờ có hai quá trình trên mà cây đậu tương hoàn thành được chu kỳ sống của mình. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương là chỉ tiêu rất quan trọng, là cơ sở cho việc đánh giá, chọn lọc nguồn vật liệu phù hợp cho công tác chọn tạo giống.

Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của đậu tương theo Scott Rowntree (2012) được phân thành hai giai đoạn chính, giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng từ (V1 đến V8), giai đoạn sinh thực tính từ (R1 đến R8), các giai đoạn sinh trưởng khác nhau giữa các kiểu gen và nó có tương quan đến năng suất đậu tương ở mức có ý nghĩa (Scott Rowntree, 2012)

4.1.1. Thời gian từ gieo đến mọc và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tƣơng ở vụ hè thu 2017

Giai đoạn từ gieo đến nảy mầm là thời kỳ đầu tiên trong chu kỳ sinh trưởng của cây đậu tương. Quá trình nảy mầm của hạt giống được tính từ khi gieo hạt đến khi mọc xòe lên hai lá mầm trên mặt đất. Thời kỳ mọc mầm cây đậu tương sinh trưởng phụ thuộc vào chất dinh dưỡng do diệp tử và lá mầm cung cấp

để phát triển thành thân non và bộ rễ. Thời kỳ này có liên quan trực tiếp đến mật độ ban đầu và do đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất thực thu sau này. Điều kiện ngoại cảnh, phẩm chất hạt giống, kỹ thuật gieo trồng đều ảnh hưởng đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các mẫu giống đậu tương.

Tỷ lệ mọc mầm là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá được chất lượng hạt giống. Một giống có tỷ lệ nảy mầm cao, sức nảy mầm khỏe, thời gian nảy mầm hợp lý có thể đánh giá là giống tốt. Tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm cao hay thấp ngoài việc do bản chất di truyền của giống quyết định còn do điều kiện thu hoạch và bảo quản giống. Việc theo dõi tỷ lệ nảy mầm và thời gian mọc mầm cho ta biết sức nảy mầm của hạt cũng như chuẩn bị tốt lượng hạt giống trước khi gieo và mật độ gieo ban đầu thích hợp.

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng của một số giống đậu tương trong vụ hè thu 2017 tại Bát Xát, Lào Cai được chúng tôi thể hiện ở Bảng 4.1. như sau.

Bảng 4.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trƣởng của một số giống đậu tƣơng trong vụ hè thu 2017 tại Bát Xát, Lào Cai

Giống Tỷ lệ mọc mầm (%) Từ gieo - mọc (ngày) Từ mọc - ra hoa (ngày) Từ ra hoa - kết thúc ra hoa (ngày) Từ Kết thúc ra hoa-chín (ngày) Tổng thời gian sinh trƣởng (ngày) DT84 87,7 8 37 20 32 96 D912 86,3 7 35 19 24 85 AU19 89,7 6 39 16 32 94 DT2008 91,3 8 38 20 33 99 DT96 88,3 7 37 18 30 92 ĐT26 90,3 6 38 17 27 86 D140 90,7 6 38 19 31 95 LSD0.05 4,1 CV% 6,8 * Tỷ lệ mọc mầm

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.1 cho thấy trong điều kiện vụ hè thu 2017 các giống đậu tương nghiên cứu đều có tỷ lệ mọc mầm đạt trên 80%, dao động từ 87,7 - 91,3 . Trong đó, giống đối chứng D140 có tỷ lệ mọc thấp nhất (đạt 87,7%); cao nhất là giống T2008 (đạt 91,3%).

Trong vụ hè thu thường có những cơn mưa lớn gây bất lợi cho gieo trồng, vì vậy khi gieo đậu tương ở vụ hè thu nên tủ rãnh bằng trấu hoặc lấp hạt bằng đất bột để hạt đậu tương nảy mầm được thuận lợi.

Như vậy thời gian và tỉ lệ mọc mầm không những phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kĩ thuật gieo, vì vậy trong sản xuất cần chọn những hạt giống tốt, không sâu bệnh đồng thời gieo đúng kĩ thuật, đúng thời vụ để đảm bảo cho tỉ lệ mọc mầm cao nhất đồng thời tạo tiền đề cho cây con có sức sống cao nhất.

* Giai đoạn từ mọc đến ra hoa

Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quan trọng của cây đậu tương, vào cuối thời kỳ này cây đậu tương xảy ra quá trình phân hóa mầm hoa do đó có thể nói thời kỳ này quyết định đến tổng số đốt, số cành, số lá và sự phân hóa mầm hoa của cây, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây đậu tương.

Cây có thể bắt đầu ra hoa khi có từ 5-6 lá kép, trong thời kỳ đầu của giai đoạn này cây đậu tương chưa có khả năng cố định đạm nên cần cung cấp đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng cũng như tạo mọi điều kiện thích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt ngay từ đầu để tích lũy vật chất cho quá trình ra hoa tạo quả. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc trực tiếp vào giống và điều kiện ngoại cảnh cũng như kĩ thuật canh tác.

Qua Bảng 4.1 chúng tôi thấy thấy thời gian từ mọc đến ra hoa của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và liều lượng kali bón cho đậu tương vụ hè thu tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 43)