Hệ thống tự động điều chỉnh góc phun sớm Sulzer

Một phần của tài liệu ĐIÈU KHIỂN CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH CHÁY Ở ĐỘNG CƠ XĂNG VÀ DIESEL (Trang 32 - 34)

12. Vẽ kết quả mô phỏng

3.3.1Hệ thống tự động điều chỉnh góc phun sớm Sulzer

Nguyên lý hoạt động thiết bị VIT.(Hình 3.41)

Ởđây việc điều khiển thời điểm đóng mở các van 10 và 7 là hoàn toàn do chương trình của nhà chế tạo đưa ra, tất cả các thông số

hình học của các cơ cấu trong thiết bị đều được tính toán trước và

được thiết kế chế tạo rất chính xác.

Ghi chú hình 3.41:

1. bơm cao áp 2. bộđiều tốc

3. các thanh kéo 4. tay gạt điều chỉnh theo loại nhiên liệu 5,8. cơ cấu đòn 7. van hồi 6. trục lệch tâm của van hồi 9. trục lệch tâm của van hút 10. van hút 11-khớp tam giác.

Van 7 và 10 là các van được điều khiển thời điểm đóng mở

bởi các trục lệch tâm 9 và 6. các trục lệch tâm 9 và 6 này được dẫn

động từ các thanh kéo 3 qua các cơ cấu 8 và 5.

Giả sử khi phụ tải giảm từ 100% xuống 85%. dưới tác động 5 của bộ điều tốc, thanh kéo 3 sẽ chuyển động đi lên qua cơ cấu khớp tam giác 11, nó sẽ đẩy cơ cấu đòn 8 dịch chuyển sang phải, vì vậy trục lệch tâm 9 dịch chuyển sang trái làm cho van hút nhiên liệu 10 hoạt động sớm hơn. Van hồi 7 được mở sớm có nghĩa là góc phun nhiên liệu sau điểm chết trên (ĐCT) giảm. Khi van 10 được đóng sớm hơn có nghĩa là góc phun nhiên liệu trước ĐCT hay là góc phun sớm nhiên liệu được tăng lên. Tuy vậy sự tăng góc phun nhiên liệu

97 trước ĐCT vẫn nhỏ hơn sự giảm góc phun nhiên liệu sau ĐCT. Vì vậy, góc phun nhiên liệu toàn bộ vẫn giảm xuống phù hợp với quy luật giảm phụ tải từ 100% xuống 85%.

Khi phụ tải của động cơ tiếp tục giảm, dưới tác động của bộ điều tốc 2 thanh kéo vẫn đi lên. qua khớp tam giác 11, cơ cấu đòn 5 vẫn chuyển động sang trái, cơ cấu đòn 8 vẫn chuyển động sang phải. vì vậy, trục lệch tâm 6 vẫn dịch chuyển sang phải làm cho van hồi 7 càng được mở sớm hơn, do đó cấp nhiên liệu sau ĐCTcũng giảm. Ta cần lưu ý rằng khi trục lệch tâm 9 tiếp tục dịch chuyển sang trái, theo chương trình đã đặt trước của thiết bị VIT, thì tại giá trị tải bằng 85% vị trí trục lệch tâm 9 đã làm cho van 10 đóng tại thời điểm sớm nhất. vì vậy, nếu trục lệch tâm 9 tiếp tục dịch chuyển sang phải thì van 10 lại được đóng muộn hơn. Lúc này góc phun nhiên liệu trước ĐCT (hay góc phun sớm) bắt đầu giảm xuống. Do góc phun nhiên liệu trước ĐCT và góc phun nhiên liệu sau ĐCT đều giảm nên góc phun nhiên liệu toàn bộ cũng giảm nhiều.

Nhờ cơ cấu điều chỉnh góc bắt đầu cấp nhiên liệu như trên nên khi tăng tải từ 25% đến 85% thì áp suất cháy cực đại của chu trình sẽ tăng từ từđến định mức, còn trong khoảng từ 85 – 100% áp suất cực đại trong xi lanh được giữ hầu như không đổi và bằng giá trị định mức.

Để đảm bảo cho động cơ có thể làm việc được với các loại nhiên liệu có chất lượng khác nhau, thiết bị VIT sử dụng tay gạt điều chỉnh, bộ phận này cũng đã được tính toán và thiết kế theo chương trình VIT đã đặt trước. Giả sử khi động cơ làm việc với loại nhiên liệu khó cháy hơn, trong trường hợp này sẽ dẫn đễn áp suất cháy cực

đại trong xi lanh giảm xuống, còn suất tiêu hao nhiên liệu lại tăng lên. Lúc đó ta phải điều chỉnh tay gạt 4 để góc phun sớm tăng lên, mức độ áp suất cực đại trong xi lanh tăng và suất tiêu hao nhiên liệu

được thiết lập lại đến giá trị tối ưu cho trước.

Một phần của tài liệu ĐIÈU KHIỂN CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH CHÁY Ở ĐỘNG CƠ XĂNG VÀ DIESEL (Trang 32 - 34)