Hoạt động marketing

Một phần của tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ FPT.DOC (Trang 33 - 36)

III. Phân tích nội bộ doanh nghiệp 1 Hoạt động trực tiếp

1.4. Hoạt động marketing

Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Cũng có

thể hiểu, marketing là một dạng hoạt động của con người(bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.

Chức năng marketing cảu doanh nghiệp luôn giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi như: khách hàng của họ là ai, họ cần gì, nên đặt gía sản phẩm như thế nào… FSOFT cũng không ngoại lệ, thông qua hoạt động marketing, qua hơn năm năm hoạt động, công ty này đã có những tên tuổi lớntrong danh sách khách hàng của mình tại nhiều quốc gia và khu vực như:

- Châu Âu: + Proximus- Bỉ.

+ Harvey Nash, Capita, Discovery, HondaUK- Anh. + IBM France, Renault- Pháp.

- Mỹ: + Ambient, ProDX.

- Nhật Bản: NTT-IT, IBM Japan, Nissen, Hitachi, Sanyo, NEC.

Trong đó các khách hàng lớn từ Nhật Bản của FPT Software Japan đại đa số tập trung ở khu vực Tokyo, một số ít ở các vùng Osaka , Kyoto và Nagoya. Các khách hàng Nhật Bản mới phát triển năm 2007 có xu thế dịch chuyển là các khách hàng lớn có tên tuổi và là end- user như Panasonic, Fujifilm, Kyocera, Nomura Asset management, SSJ, Nissan, NCS, Chuden CTI, NTT Data subsidiaries.

- Asean: Siler Lake, ITP, Unilever.

FSOFT cũng xác định được các thị trường mục tiêu: - Chi nhánh Hà Nội phụ trách các thị trường:

+ G1: Châu âu( Anh), Châu á Thái Bình Dương, Nhật Bản. + G2: Mỹ và Châu á Thái Bình Dương.

+ G13: Nhật. + G21: Nhật.

- Chi nhánh Đà Nẵng phụ trách các thị trường: + G5: Nhật, Pháp, Mỹ.

- Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh:

+ G3: Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản. + G6: Châu Á Thái Bình Dương.

+ G9: Nhật Bản( Hitachi Joho, Sanyo, NRI).

Từng gia công phần mềm (GCPM) cho khá nhiều thị trường như Mỹ, Bắc Âu, Nhật..., FPT là một trong số ít các công ty PM Việt Nam từng trải trong GCPM.

Mỹ và Nhật Bản là 2 thị trường đang được FPT tập trung phần lớn đội ngũ. Nhưng trong khi vài năm trở lại đây, rất ít đối tác Mỹ tìm đến Việt Nam chủ động đặt gia công thì Nhật Bản đã tổ chức khá nhiều đoàn đến Việt Nam tìm hiểu, chọn đối tác. Do vậy, doanh nghiệp DN Việt Nam cần tiếp cận 2 thị trường theo các cách khác nhau. Với Mỹ, DN PM phải chủ động mở kênh tiếp thị từ xa hoặc mở văn phòng tại Mỹ. Còn với Nhật Bản, DN có thể tổ chức các chuyến khảo sát nhỏ sang Nhật, hoặc đơn giản là thông qua các hiệp hội, tổ chức của Nhật và Việt Nam tiếp kiến các cuộc viếng thăm của Nhật. Ông Tùng lưu ý: 'Người Nhật rất xem trọng các cuộc viếng thăm này, vì Việt Nam đang được coi là đối tác chiến lược của Nhật'.

Trong khi người Mỹ quan tâm về giá, chất lượng và công nghệ thì người Nhật lại quan tâm đến uy tín, độ ổn định và chất lượng nguồn lực của DN. Do vậy, để tiếp thị vào Mỹ, DN cần có hệ thống quản lý chất lượng tốt. FPT coi CMM 5 là công cụ hữu hiệu để tiếp thị vào thị trường này. Với người Nhật,

có thể tiếp thị bằng uy tín của công ty thông qua giới thiệu của khách hàng Nhật hoặc qua kết quả của một hợp đồng thành công nhất (không nhất thiết phải là hợp đồng lớn). Tuy nhiên, không có nghĩa là người Nhật coi nhẹ quy trình quản lý chất lượng. Ông Tùng chia sẻ: 'Ngay trong tháng 6 này, FPT sẽ tiếp một đoàn DN Nhật sang tìm hiểu về CMM 4 và CMM 5 của FPT'.

Một phần của tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ FPT.DOC (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w