Làm việc với giao diện phần mềm WinCC Flexible

Một phần của tài liệu Luận văn tự động hóa xí nghiệp Nghiên cứu hệ thống Trang bị điện – Tự động hóa trên dây chuyền sản xuất xi măng. Ứng dụng PLC S7300 vào điều khiển hệ thống cân băng định lượng trong công đoạn nghiền liệu sống tại nhà máy xi măng La Hiên (Trang 119 - 124)

II. Thao tác thực hiện trên WinCC Flexible

2.2. Làm việc với giao diện phần mềm WinCC Flexible

Sau khi khởi tạo một dự án WinCC Flexible sẽ mở ra một màn hình với rất nhiều cửa sổ, điều này sẽ tạo sự bỡ ngỡ cho những người mới bắt đầu sử dụng, nhưng khi đã hiểu rõ về WinCC Flexible thì đây là một sự tiện lợi khi thực hiện thiết kế theo kiểu “cần gì có đấy”. Chúng ta có thể tùy biến màn hình làm việc theo sở thích, tùy theo nhu cầu của từng dự án cho phù hợp.

Property Window Working Area Tools Window Output Window Project Tree

Hình CD.11: Giao diện chương trình với các cửa sổ

Working Area: Vùng làm việc, mỗi đối tượng có một vùng soạn thảo của chính nó.

Project Tree: Nơi quản lý các thành phần của một dự án.

Tools Window: là nơi chứa tất cả đối tượng có thể được đặt trên màn hình.

Property Window: hiệu chỉnh các thuộc tính của đối tượng, tùy thuộc vào đối tượng và thuộc tính của đối tượng được chọn.

Output Window: chỉ ra các tin nhắn chẩn đoán, ví dụ như lỗi khi biên dịch project.

Để mở các của sổ nếu chưa thấy xuất hiện trong màn hình bằng cách vào View trên thanh Menu và chọn của sổ cần hiển thị trên màn hình.

Hình CD.12: Các thành phần chính trong Project Tree

Trong Project Window chúng ta có thể truy cập tất cả dữ liệu của dự án, tạo mới và sử đổi các soạn thảo… Mỗi soạn thảo có ký hiệu của chính nó để định nghĩa tùy thuộc các đối tượng. Mỗi soạn thảo được mở được biểu diễn trong vùng làm việc trên thanh ghi tab của chính nó. Các soạn thảo là: thiết kế màn hình, thiết lập kết nối, qunr lý cảnh báo, quản lý công thức, lưu trữ dữ liệu, tạo báo cáo…

Mỗi project chứa số liệu tiêu chuẩn thiết bị và dữ liệu project toàn cục:

- Số liệu tiêu chuẩn thiết bị: Một project WinCC flexible có thể chứa các thiết bị khác nhau, số liệu tiêu chuẩn thiết bị là tất cả tags, screen, logs, … tùy thuộc vào đặc trưng thiết bị.

- Dữ liệu project toàn cục: Thay đổi trong dữ liệu project toàn cục tác động đến tất cả thiết bị trong một project. Ví dụ thiết lập ngôn ngữ được cài đặt cho các thiết bị HMI trong dự án.

Cửa sổ soạn thảo đã mở Thiết bị HMI Các loại soạn thảo Dữ liệu toàn cục

Hình CD.13: Cửa sổ Property của đối tượng

Property Window bỉểu diễn các thuộc tính của đối tượng được chọn, chúng ta có thể thay đổi và định nghĩa chúng. Thuộc tính của một đối tượng chia ra thành 4 thông số khác nhau (tùy thuộc vào đối tượng được chọn):

General: Thiết lập các thuộc tính chung của một đối tượng giống như tag kết nối của 1 IO – field hay tên của đối tượng…

Properties: Thiết lập các thuộc tính tĩnh cho một đối tượng như: định dạng chữ, vị trí của đối tượng, màu của đối tượng…

Animations: Chúng ta có thể định nghĩa trạng thái của một đối tượng trong suốt quá trình runtime, tùy thuộc giá trị của tag được gán.

Events: Định nghĩa một sự kiện cho một đối tượng khi được tác động trân màn hình (ví dụ nút được nhấn) được biểu diễn khi tương tác với đối tượng.

Property Window có thể được mở bằng cách double click trên đối tượng hay qua menu “View -> Properties”. Tùy thuộc đối tượng được chọn, thuộc tính window tự động biểu diễn các thuộc tính tùy thuộc vào đối tượng này.

Tools Window chứa nhiều loại khác nhau của nhiều đối tượng:

Simple Objects: Chứa các đối tượng tĩnh thông thường giống như đường thẳng hay hình tròn và các đối tượng thông thường cho các tương tác giống như các nút nhấn hay IO fields…

Enhanced Objects: chứa các đối tượng phức tạp hơn có thể được đặt trên màn hình, như thanh trượt, hiển thị báo động hay hiển thị công thức.

Library: Chứa các thư viện khác nhau được cài đặt sẵn cho đồ họa và các đối tượng.

Hình CD.14: Các tính năng của các cửa sổ

Trong WinCC flexible chúng ta có thể tự do đặt các cửa sổ soạn thảo. Để tăng kích thước vùng làm việc, ta có thể để ẩn các cửa sổ mà không cần dùng đến.

Docking: Cố định một cửa sổ trên bề mặt màn hình, là các của sổ thường sử dụng nhiều.

Undocking: Các cửa sổ được tách rời chỉ được biểu diễn khi di chuyển chuột ngay trên vùng cửa sổ.

Dynamic Windown: cửa sổ có thể ẩn hiện tùy theo ý muốn của người sử dụng.

Hình CD.15: Thanh menu điều khiển chương trình

Compile: Dịch chương trình, kiểm tra lỗi của chương trình (nếu có).

Docked Window Dynamic Window Dynamic Window Compile

Start Runtime: Chạy chương trình Runtime, chạy chương trình thiết kế.

Transfer: đưa chương trình thiết kế vào thiết bị HMI.

Một phần của tài liệu Luận văn tự động hóa xí nghiệp Nghiên cứu hệ thống Trang bị điện – Tự động hóa trên dây chuyền sản xuất xi măng. Ứng dụng PLC S7300 vào điều khiển hệ thống cân băng định lượng trong công đoạn nghiền liệu sống tại nhà máy xi măng La Hiên (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w