Một số chủ trương, chính sách có liên quan đến chăn nuôi lợn và giảm thiểu rủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 40)

thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam

a. Chính sách phát triển chăn nuôi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai một số chính sách để thúc đẩy chăn nuôi lợn cho cả các hộ gia đình và trang trại, với các ưu tiên nhiều hơn cho quy mô lớn hơn và ít tập trung vào tiếp thị sản phẩm.

Quyết định 255/1999/QĐ-TTg và 17/2006/QĐ-TTg về Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đến năm 2015 nhằm nâng cao chất lượng giống.

Quyết định 166/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001-2010.

Quyết định 1947/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy trình thực hành tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong hộ đề giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra Bộ cũng ban hành Thông tư 08/2010/TT-BNNPTNT quy định về điều kiện đối với Tổ chức chứng nhận VietGAHP trong chăn nuôi bò sữa, lợn, gia cầm và ong.

b. Chính sách về thú y

Ở Việt Nam, việc sản xuất, phân phối và thực hành thú y, thuốc thú y và các đầu vào thú y khác chưa được quy định theo tiêu chuẩn. Thị trường các sản phẩm và dịch vụ thú y cũng không được kiểm soát với tiêu chuẩn thích hợp. Dẫn đến sự gia tăng của các loại thuốc thú y kém chất lượng và hiệu quả điều trị thấp, gây rủi ro cao trong chăn nuôi lợn và sức khỏe con người nói chung. Những chính sách này có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của các dịch vụ thú y tại Việt Nam. Sau đây là các chính sách cụ thể:

Quyết định số 71/2007/QĐ-BNN về ban hành quy định trình tự, thủ tục thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y.

Quyết định số 72/2007/QĐ-BNN, Quyết định 100/2007/QĐ-BNN về quy định và kiểm tra chất lượng thuốc thú y.

Thông tư số 51/2009/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản.

Thông tư số 15/2009/TT-BNN ban hành danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng.

Thông tư số 90/2011/TT-BNNPTNT ban hành danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được gia hạn lưu hành tại Việt Nam đến hết 31/12/2012.

Thông tư số 90/2011/TT-BNNPTNT ban hành danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được gia hạn lưu hành tại Việt Nam đến hết 31/12/2012.

Thông tư số 77/2011/TT-BNNPTNT ban hành danh mục bổ sung thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, hóa chất dụng trong thú y.

Thông tư số 07/2012/TT-BNNPTNT về quy định thủ tục cho đăng kí, kiểm tra và chứng nhận sản xuất thuốc thú y đảm bảo quy trình sản xuất tốt.

Thông tư số 28/2013/TT-BNNPTNT ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

c. Chính sách liên quan đến giống lợn

Ở Việt Nam, rất nhiều cơ quan và tổ chức tham gia vào sự phát triển di truyền lợn. Chất lượng giống lợn đã được cải thiện. Để hỗ trợ việc quản lý và thúc đẩy phát triển chăn nuôi, Chính phủ đã ban hành một số chính sách và quyết định. Các chính sách cụ thể như sau:

Quyết định số 125/CT ngày 18/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng về quỹ hỗ trợ cho lưu giữ và nâng cấp chất lượng giống vật nuôi.

Nghị định 14/CP ngày 19/3/1996 về quản lý giống vật nuôi.

Chỉ thị số 225/1999/QĐ-TTg về Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp quốc gia.

Quyết định số 166/2001/QĐ-TTg về biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001-2010.

d. Chính sách liên quan đến lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

Những chính sách liên quan đến lĩnh vực thức ăn chăn nuôi đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất thức ăn cho chăn nuôi lợn tại Việt Nam theo hướng nâng cao năng suất chăn nuôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong việc thực hiện các chính sách, đặc biệt là về các vấn đề như ít hiệu quả trong việc kiểm soát chất lượng thức ăn. Các chính sách cụ thể được thể hiện như sau:

Nghị định 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 1 năm 2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi.

Thông tư 61/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư 23/2012/TT-BNNPTNT ban hành và sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.

Thông tư số 26/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 6 năm 2012 ban hành danh mục tam thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam.

Quyết định số 54/2002/QĐ-BNN ngày 20 tháng 6 năm 2002 về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng một số loại kháng sinh hóa chất trong

sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

Quyết định số 88/2008/QĐ-BNN ngày 22 tháng 8 năm 2008 ban hành danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được phép nhập khẩu.

Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.

e. Chính sách liên quan đến kiến thức

Nghị định 02/CP của Chính phủ ngày 8 tháng 1 năm 2010 về các hoạt động khuyến nông thiết lập mạng lưới quốc gia mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản). Theo Nghị định này, Nhà nước cũng sẽ khuyến khích sự phát triển của các tổ chức tình nguyện viên cho khuyến nông giữa các tổ chức kinh tế xã hội của Việt Nam và nước ngoài, hoạt động theo pháp luật Việt Nam và nhằm hỗ trợ nông dân trong phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế nói riêng và nông thôn nói chung. Khuyến nông, theo quy định tại Nghị định này, bao gồm các hoạt động sau đây: (i) Phổ biến tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp cũng như các kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp của các đơn vị; (ii) Tăng cường các kỹ năng và kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân để giúp họ nâng cao kết quả sản xuất và cải thiện kết quả kinh tế của họ; (iii) Phối hợp với các đơn vị khác, cung cấp cho nông dân các thông tin thị trường và giá cả của các sản phẩm nông nghiệp, để cho phép họ điều chỉnh sản xuất và đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tuy nhiên, các chính sách và chương trình khuyến nông hiện nay chủ yếu tập trung vào hệ thống khuyến nông của Chính phủ và cung cấp miễn phí. Vì vậy, điều này không tạo ra một động lực để mở rộng hoạt động này ngoài tầm với của khu vực công và không thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức khác trong công trình mở rộng như các doanh nghiệp, các hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ. Mối liên kết giữa các phần mở rộng nghiên cứu - giáo dục chưa phát triển tốt.

f. Chính sách tín dụng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng đối với sự phát triển của nông nghiệp và phát triển nông thôn, thay thế Quyết định 67/1999/QD-TTg. Nghị định số 41/2010/NĐ- CP về cơ bản đánh dấu một sự thay đổi quan trọng của chính sách Nhà nước đối với nông

nghiệp và tín dụng nông thôn và đã hạn chế những bất cập của Quyết định 67/1999/QD-TTg sau hơn 10 năm thực hiện. Nghị định này nhằm vào vấn đề tín dụng cho nông nghiệp và phát triển nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân. Chính sách tín dụng cho nông nghiệp và phát triển nông thôn tạo thành một hệ thống các biện pháp và chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay để đầu tư trong nông nghiệp và các khu vực nông thôn chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và khu vực nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và nâng cao gia tăng của đời sống nhân dân. Tuy nhiên, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP cũng có một số hạn chế như sau: (i) Thời gian của các khoản vay ngắn, không phù hợp với chu kỳ sống và đặc điểm sinh học của vật nuôi; (ii) Lãi suất không hấp dẫn, và (iii) Trình tự và thủ tục hành chính là những khó khăn cơ bản để có được các khoản vay từ các ngân hàng.

g. Chính sách liên quan đến chuỗi giá trị lợn

Chuỗi giá trị lợn ở Việt Nam là khá phức tạp và ở đồng bằng thì chuỗi dài hơn so với khu vực vùng cao. Các tác nhân trong chuỗi bao gồm người cung cấp đầu vào, người chăn nuôi lợn, thu gom/môi giới, buôn bán lợn, người giết mổ, bán buôn thịt, chế biến, bán lẻ và người tiêu dùng. Trong đó, người thu gom và môi giới ít khi xuất hiện trong chuỗi giá trị ngắn. Quy mô hoạt động ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ hay mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi. Với quy mô nhỏ, chẳng hạn như nông dân thường sản xuất/hoạt động độc lập trong khi với quy mô lớn, các tác nhân thường thiết lập mối quan hệ thường xuyên với các tác nhân khác chẳng hạn như người cung cấp đầu vào như là một chiến lược kinh doanh. Một tác nhân có thể thực hiện nhiều chức năng, ví dụ như, một người giết mổ cũng có thể làm sơ chế và bán lẻ. Ở khu vực thành thị, các tác nhân trong chuỗi thường thực hiện một chức năng chuyên biệt. Người chăn nuôi lợn chia sẻ phần lớn nhất của giá trị gia tăng trong chuỗi nhưng họ cũng chịu nhiều rủi ro nhất bởi chu kì sản xuất là dài nhất. Ngoại trừ một số trang trại có hợp đồng với các công ty thức ăn chăn nuôi và công ty chế biến thịt, hầu hết người chăn nuôi lợn hoạt động độc lập hoặc có các thỏa thuận miệng với các nhà cung cấp đầu vào hoặc những người mua lợn. Nông dân là người chấp nhận giá bao gồm cả giá đầu vào và giá đầu ra. Thông tin về giá và chất lượng thường được thông tin dọc theo chuỗi bởi các tác nhân. Tuy nhiên, chuỗi càng dài và càng phức tạp thì sự truyền tải thông tin càng ngắn và càng kém minh bạch. Mối liên kết lỏng lẻo giữa các tác nhân trong chuỗi và sự không thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm có

thể đã góp phần làm giảm sự đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các chính sách liên quan đến việc tiếp thị của lợn và thịt lợn trong chuỗi giá trị thường thiếu tập trung cho nông dân sản xuất nhỏ. Các chính sách liên quan đến các hoạt động từ giết mổ đến marketing sản phẩm được trình bày cụ thể như sau:

Liên quan đến giết mổ có Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi tập trung, công nghiệp.

Liên quan đến chế biến thịt, trong Chiến lược phát triển chăn nuôi định hướng đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh các cơ sở của nhà máy chế biến phải có công nghệ và thiết bị hiện đại và liên kết với khu vực chăn nuôi thương mại. Các quy trình GMP, HACCP phải được áp dụng trong các nhà máy chế biến.

Về phân phối và bán lẻ thịt có Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định cụ thể điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm của thịt sống và các đại lý bán nội tạng. Thông tư cũng chỉ rõ các yêu cầu về bao bì, điều kiện và thời hạn bảo quản thịt và các bộ phận nội tạng, thịt và chất lượng nội tạng, cơ sở vật chất, nước, phương tiện vận chuyển và quản lý chất thải. Ngoài ra, dự án LIFSAP, được Ngân hàng thế giới tài trợ và đang được thực hiện bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã hỗ trợ nâng cấp một số chợ hoặc khu vực bán nông sản tươi sống nhằm vào mục đích đáp ứng các điều kiện vệ sinh và các yêu cầu an toàn thực phẩm (Bộ Nông nghiệp và PTNT,2012).

Về thông tin thị trường, giá thức ăn chăn nuôi và giá lợn hơi được đăng tải trên website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng ngày của thị trường ở 30 tỉnh được lựa chọn. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi và các tác nhân nhỏ lẻ khác trong chuỗi rất khó để có thể truy cập các thông tin này. Nông dân thường phụ thuộc và thương lái, người giết mổ và thường không có nhiều lựa chọn về việc bán sản phẩm cho ai, ở đâu với giá hợp lý hơn. Do đó, những thông tin trên có giá trị rất ít với các hộ chăn nuôi nhỏ. Các nghiên cứu về thị trường thịt, cung, cầu và giá cả cũng được nghiên cứu khá nhiều trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó dường như chỉ có giá trị đối với các nhà nghiên cứu.

Về sự phối hợp trong chuỗi, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 80/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên hợp đồng (bao gồm cả lợn và thịt lợn hàng hóa). Chính phủ khuyến

khích các công ty/doanh nghiệp mua sản phẩm nông nghiệp của nông dân thông qua hợp đồng. Doanh nghiệp/đại lý là những người phát triển và thực hiện các hợp đồng tiếp thị với nông dân được hưởng một số ưu đãi từ chính phủ về đất đai, tín dụng, chuyển giao công nghệ và xúc tiến thị trường. Tuy nhiên, chính sách này cũng được đánh giá là kém hiệu quả trong việc thúc đẩy các thỏa thuận hợp đồng buôn bán thịt lợn. Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ như ở Việt Nam, các công ty/người buôn bán lợn sẽ phải bỏ ra một lượng chi phí tương đối lớn nếu họ thu mua lợn trực tiếp từ các hộ dân (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012).

h. Chính sách vệ sinh an toàn thực phẩm

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và thu nhập ngày càng tăng dẫn đến sự phát triển của các chuỗi thịt lợn dài, phức tạp và gia tăng các mối quan ngại đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm có thể là một cản trở đối với hộ chăn nuôi nhỏ tham gia vào các thị trường hiện đại. Do đó, vai trò của chính phủ trong việc quản lý an toàn thực phẩm là rất quan trọng. Tuy nhiên, một vấn đề hiện nay là các cơ quan nhà nước tham gia vào nhiệm vụ này có sự hợp tác rất yếu. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề lo ngại đối với tất cả các mắt xích từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Phát triển một hệ thống nhận dạng đáng tin vậy và minh bạch thực phẩm an toàn là đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm thịt bởi nó không thể quát sát bằng mắt thường. Có một số chính sách liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam liên quan đến các khía cạnh khác nhau như: (i) Các thủ tục kiểm soát giết mổ động vật; (ii) Trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; (iii) Quy định về kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y sản xuất và kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng cho thực phẩm; (iv) Các điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn (Quang Minh, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)