4.2.1. Thông tin chung về chủ hộ
Tân Yên là một trong những huyện có số lượng đàn lợn lớn nhất trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây có xu hướng giảm do có nhiều nguyên nhân khác nhau như: Dịch bênh xảy ra thường xuyên, giá các đầu vào trong chăn nuôi tăng nhanh đặc biệt là giá TĂCN tăng mạnh trong khi đó giá lợn lại tăng một cách khiêm tốn, ngoài ra với quá trình phát triển CNH – ĐTH nhanh có nhiều tiềm năng và yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh các ngành ngoài nông nghiệp Tân Yên đang từng bước thực hiện chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, sản xuất hàng hóa. Nếu như trước kia, hộ chăn nuôi chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ thì đến nay chăn nuôi theo quy mô vừa từ 20 -50 con đang là xu hướng chăn nuôi chủ yếu ở huyện Tân Yên chiếm 52,2% hộ điều tra. Ngoài ra, có khoảng 14,6% số hộ được điều tra phát triển chăn nuôi lợn theo hướng gia trại, trang trại với quy mô đàn lợn từ 50 con/lứa trở lên. Những hộ chăn nuôi theo QMV và QML ở Tân Yên thường tập trung ngoài bìa làng hay những khu vực đất trũng, không thể trồng lúa và hoa màu được đấu thầu cho các hộ làm trang trại chăn nuôi theo mô hình VAC, một số ít hộ chăn nuôi tại gia đình.
Mặc dù quy mô nhỏ đã giảm nhưng tỉ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ theo phương thức tận dụng này vẫn chiếm tỉ lệ 33,2%, hình thức chăn nuôi này vẫn có nhiều thuận lợi đối với hộ chăn nuôi khi điều kiện kinh tế hạn hẹp, chăn nuôi lợn không phải là nguồn thu nhập chính mà chỉ là kết hợp với các hoạt động kinh tế khác như: một số hộ làm đậu phụ, xay xát lúa…thường kết hợp với chăn nuôi lợn để tận dụng sản phẩm phụ của các hoạt động kinh tế này. Đồng thời, những hộ chăn nuôi này có thể dễ dàng nuôi trong các khu dân cư mà không tốn kém quá nhiều khoản đầu tư khác như: đầu tư hệ thống điện, nước, chuồng trại..
Đồ thị 4.1. Quy mô chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tân Yên
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Những hộ chăn nuôi với QMN trung bình nuôi khoảng 8 con lợn thịt và 11 con lợn con trên một lứa. Trong khi đó, số đầu lợn thịt tính trên lứa đối với những hộ chăn nuôi theo phương thức gia trại và trang trại gấp 3 – 6 lần hộ chăn nuôi nhỏ. Nhờ chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và công nghiệp, đầu tư hệ thống CSVC tốt hơn hẳn mà thời gian nuôi lợn thịt, lợn con của các hộ này cũng được rút ngắn đáng kể so với các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ.
Để phản ánh tình hình chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện cũng như việc ra quyết định trong chăn nuôi, ngoài việc khảo sát tình hình phát triển chăn nuôi chung, chúng tôi tiến hành điều tra các thông tin chung của nhóm hộ điều tra theo các chỉ tiêu như: độ tuổi, trình độ học vấn, số nhân khẩu, số lao động…
Qua kết quả điều tra, các hộ chăn nuôi theo QML có độ tuổi bình quân của chủ hộ thấp hơn các chủ hộ chăn nuôi theo QMN và QMV, trình độ văn hóa của họ cũng tương đối cao hơn hẳn so với hai nhóm hộ còn lại. Cụ thể, ở nhóm hộ chăn nuôi QML các chủ hộ đều có học vẫn cao, có 56,52% hộ có trình độ cấp 2 hoặc 3 và 26,09% hộ có trình độ đại học/cao đẳng, trong khi đó ở QMN chủ yếu là các chủ hộ có trình độ cấp 2,3 (chiếm 52,3%), con số này ở hộ QMV là 69,84%, chỉ có 7,94% hộ quy mô vừa có trình độ đại học/cao đẳng. Qua điều tra các hộ chăn nuôi, chúng tôi nhận thấy tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng lớn với hoạt động chăn nuôi của hộ. Đối với nhóm hộ trẻ, có trình độ văn hóa cao
thì họ dễ tiếp thu những khoa học kỹ thuật mới, không sợ rủi ro và sẵn sàng áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất và ngược lại. Hai yếu tố này cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn quy mô chăn nuôi và mức độ đầu tư cho chăn nuôi. Những hộ chăn nuôi theo QMN do số lượng đầu lợn nuôi ít hơn nên chuồng trại được xây nhỏ hẹp hơn, trung bình 12,21 m2/hộ, trong khi đó, hộ QMV và QML có diện tích chuồng trại trung bình vượt trội hơn hẳn 58,80 và 97,5 m2.
Bảng 4.6. Thông tin điều tra của các hộ chăn nuôi
Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML
1. Tổng số hộ điều tra 34 63 23
2. Chủ hộ
Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 45,7 41,3 37,2 Trình độ học vấn của chủ hộ Cấp 1 % 26,47 0 0 Cấp 2, 3 % 52,3 69,84 56,52 Đại học/cao đẳng % 0 7,94 26,09 Khác % 21,23 22,22 17,39 3. Số hộ đã qua tập huấn CNL Hộ 26 43 20 4. Một số chỉ tiêu bình quân
Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu 4,56 4,8 4,2
Bình quân lao động/hộ Người 3,34 3,6 3,5 Bình quân diện tích M2/hộ 12,21 58,80 97,5 chuồng trại/hộ
Số đầu lợn thịt/hộ/lứa Con 8,5 27,9 62,42
Số lứa BQ/hộ/năm Lứa 2,4 2,7 3
Trọng lượng xuất chuồng Kg 64,96 74 82,3 BQ/con
Kinh nghiệm chăn nuôi lợn Năm 14,7 10,6 7,9 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn có số lượng lợn nuôi nhiều hơn với khoảng 62 đầu lợn thịt/lứa, trong khi đó hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ và vừa chăn nuôi khoảng 8 và 27 con lợn thịt/lứa. Trọng lượng xuất chuồng của lợn thịt ở nhóm hộ chăn nuôi theo quy mô lớn đạt trọng lượng lớn nhất khoảng 82kg/con, con số này ở hai nhóm hộ quy mô nhỏ và vừa lần lượt là 64,96 và 74. Dễ thấy điều này bởi lẽ các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ chủ yếu là chăn nuôi tận
dụng thức ăn dư thừa, các phế phẩm nông nghiệp nên mức tăng trọng chậm hơn đối với những hộ chăn nuôi theo quy mô lớn chủ yếu dùng thức ăn công nghiệp hoặc phối trộn thức ăn công nghiệp và các phế phẩm nông nghiệp có sẵn.
Những hộ chăn nuôi lớn tuổi đời trẻ hơn so với các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ và vừa do đó kinh nghiệm chăn nuôi lợn của họ cũng thấp hơn với khoảng 8 năm có kinh nghiệm chăn nuôi, hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ có khoảng15 năm kinh nghiệm và hộ quy mô vừa có khoảng 11 năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn. Theo kết quả điều tra,có khoảng 67,50% các hộ chăn nuôi đã tham gia các chương trình tập huấn chăn nuôi. Trong đó, tỉ lệ các hộ chăn nuôi theo QML tham gia tập huấn chăn nuôi lớn hơn hẳn(chiếm 84,21%).
Bảng 4.7. Tài sản của hộ phục vụ chăn nuôi lợn thịt giai đoạn 2017-2018
(Tính bình quân/hộ điều tra)
Diễn giải ĐVT Theo quy mô
QMN QM QML
1. Tổng diện tích chăn nuôi lợn m2 12,21 58,80 97,50 2. Số ngăn chuồng ngăn 2,13 5,01 10.76 3. Trang thiết bị phục vụ chăn nuôi
- Máy bơm nước cái 1,04 1,31 1,82
- Bóng điện cái 2,72 3,24 5,45
- Vòi uống nước cái 1,53 2,69 10,45
- Quạt cái 2,38 3,17 7,18
4. Xử lý chất thải
- Biogas % 59,38 79,31 100,0
- Ủ phân cho trồng trọt % 37,5 17,24 0,00
- Cho cá % 3,12 3,45 0,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2017,2018) Qua bảng 4.7 cho ta thấy được tình hình đầu tư vào trang thiết bị phục vụ sản xuất chăn nuôi lợn thịt hiện nay đã hiện đại hơn so với những năm trước đây. Đối với, hộ chăn nuôi quy mô lớn diện tích chuồng trại bình quân là 97,5 m2, các hộ chứa có kho chứa riêng. Hiện nay, các hộ này đang có xu hướng mở rộng chuồng trại thêm và áp dụng công nghệ mới như xây theo hướng khép kín hoặc có hệ thống điện, quạt gió và nước hiện đại. Trong đó, hộ chăn nuôi quy mô lớn có hơn 10 ngăn và số lượng lợn luôn đủ trong các ngăn chuồng ở các mức tuổi khác nhau. Nhóm quy mô nhỏ tuy có bình quân 2,13 ngăn/hộ nhưng không phải
hộ nào cũng nuôi hết các ngăn sẵn có của hộ, nhiều hộ chỉ nuôi 2 đến 3 ngăn còn 1 ngăn để trống. Hiện nay, các hộ đã đầu tư quạt điện để phục vụ sản xuất chăn nuôi vào mùa hè. Đặc biệt, các hộ chăn nuôi quy mô lớn và một số hộ chăn nuôi quy mô vừa lắp hệ thống quạt gió và hệ thống tưới nước tự động trên mái chuồng nhằm giảm nhiệt độ vào thời điểm nắng nóng. Đối với các hộ chăn nuôi lợn đã xây dựng chuồng kín nhiều, nhằm hạn chế dịch bệnh cho lợn. Chất thải chăn nuôi lợn cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra dịch bệnh và lây lan dịch bệnh từ con này sang con khác trong hộ chăn nuôi, có thể còn xảy ra từ hộ chăn nuôi này sang hộ khác qua đường xử lý chất thải. Xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi có quy mô khác nhau thì có cách xử lý khác nhau như: đối với xử lý chất thải bằng hầm Bioga thì hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chỉ chiếm hơn 59% số hộ, hộ chăn nuôi quy mô vừa có trên 79%, còn hộ chăn nuôi lớn là 100%.
4.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ
Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân Yên các hộ đã cơ bản chuyển sang chuyên môn hóa trong chăn nuôi lợn, gần như không còn hộ chăn nuôi 1 đến 2 con để tận dụng thức ăn thừa trong gia đình. Có hai hình thức chăn nuôi chủ yếu ở huyện Tân Yên là hình thức chăn nuôi lợn nái kết hợp nuôi lợn thịt chiếm hơn 80% và chăn nuôi chuyên lợn thịt chỉ chiếm khoảng 20%.
Bảng 4.8. Tình hình chăn nuôi lợn theo quy mô ở huyện Tân Yên giai đoạn 2017-2018
Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML
1. Lợn thịt
Số đầu lợn thịt/lứa con 8,50 27,9 62,12 Số lứa BQ/năm lứa 2,40 2,70 3,00 Thời gian nuôi lợn thịt/lứa tháng 4,10 4,00 3,58 2. Lợn nái và lợn con
Số lợn con BQ/nái/lứa con 10,61 11,32 11,48
Số lứa BQ/ năm lứa 2 2 2
Thời gian nuôi lợn con tháng 2 2 2
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017,2018) Theo kết quả điều tra cho thấy, hiện nay, đa số các hộ chăn nuôi lợn ở huyện Tân Yên đã nuôi nái kết hợp sử dụng dùng ngay con giống để nuôi lợn thịt nhằm mục đích chủ động được nguồn giống, chất lượng nguồn giống đảm bảo hơn, tránh được tình trạng mua lợn giống ở bên ngoài về dễ bị lây lan dịch bệnh. Đó là biện pháp trước mắt để phòng, chống dịch bệnh lây qua con giống khá hiệu
quả của các hộ chăn nuôi ở đây. Qua bảng trên ta thấy được số lượng lợn nái bình quân mỗi hộ chăn nuôi ở đây là 3,08 con/hộ, trong đó, hộ chăn nuôi quy mô lớn có nhiều nhất trong 3 nhóm là 6,46 con/hộ, hộ quy mô nhỏ có bình quân 2,01 con/hộ. Tổng số lợn thịt chăn nuôi bình quân trong 1 năm của hộ quy mô nhỏ là 31,64 con, của hộ chăn nuôi quy mô lớn là 210,88 con. Mật độ lợn ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn và ảnh hưởng đến sự lây lan dịch bệnh giữa các con lợn trong 1 ngăn chuồng càng cao nếu mật độ càng nhỏ. Theo kết quả điều tra hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có diện tích chuồng bình quân là 4,62 m2/con, lớn hơn nhiều so với hộ chăn nuôi quy mô lớn, chính vì vậy các hộ chăn nuôi quy mô lớn thường xuyên theo dõi đàn lợn của mình hơn, khi có hiện tượng 1 con bị bệnh họ sẽ chữa ngay, nếu bệnh dễ lây lan thì họ tách ra chuồng khác để chữa.
Việc đầu tư chăn nuôi của các hộ tương đối tích cực trên tất cả các quy mô, không có sự chênh lệch nhiều về việc đầu tư chuồng trại. Hầu hết khi tiến hành chăn nuôi lợn, hơn 90% các hộ đều đầu tư xây dựng chuông trại kiên cố và bán kiên cố, các hộ có chuồng trại tạm bợ vẫn còn nhưng chiếm tỉ lệ ít và tập trung ở các hộ QMN trong khu dân cư. Với nguồn thu nhập chính là chăn nuôi nên những hộ chăn nuôi QML đầu tư vào chuồng trại lớn hơn với 100% là kiên cố/bán kiên cố và mặc dù sự chênh lệch là không nhiều nhưng tỉ lệ này giảm dần theo quy mô từ lớn đến nhỏ.
Bảng 4.9. Chuồng trại và phương thức chăn nuôi lợn ở huyện Tân Yên giai đoạn 2017-2018
Chỉ tiêu SL CC SL CC SL CC
(Hộ) (%) (Hộ) (%) (Hộ) (%)
1. Loại chuồng trại
Kiên cố/bán kiên cố 30 88,24 60,0 95,24 23,0 100 Tạm bợ 4 11,76 3,00 4,76 0,00 0,00 2. Phương thức chăn nuôi
Tận dụng 17 50,00 8 12,70 1 4,350
Công nghiệp 8 23,53 23 36,51 10 43,48 Bán công nghiệp 9 26,47 32 50,79 12 52,17 3. Địa điểm chăn nuôi
Trong khu dân cư 21 61,18 33 52,38 9 39,13 Ngoài khu dân cư 5 14,71 11 17,46 5 21,74 Liền kề khu dân cư 8 24,11 19 30,16 9 39,13 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017,2018)
giao thông thuận lợi nên khả năng tiếp cận thông tin và thị trường tiêu thụ có phần dễ dàng hơn. Vì vậy, ngành chăn nuôi của huyện đang dần được công nghiệp hóa, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến. Khoảng 95% các hộ chăn nuôi lớn theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, con số này ở các hộ chăn nuôi theo QMV 87%, các hộ QMN có tỉ lệ này thấp hơn hẳn với khoảng 50% chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp.
Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý trong chăn nuôi của huyện là các hộ chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi trong khu dân cư và liền kề khu dân cư chiếm tới 85% số hộ điều tra. Các hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư vẫn chăn nuôi riêng lẻ mà chưa hình thành được khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Điều này ảnh hưởng lớn tới môi trường xung quanh cũng như hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, ngoài ra khả năng hình thành và lây lan các mầm bệnh sẽ rất cao nếu như các hộ chăn nuôi xen kẽ trong khu dân cư.
4.2.3. Nhận diện rủi ro và tần suất xuất hiện của hộ chăn nuôi lợn
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, rủi ro là điều không thể tránh khỏi đối với bất cứ hộ chăn nuôi nào cho dù họ chăn nuôi theo QMN hay QML. Có rất nhiều loại rủi ro xảy ra đối với các hộ chăn nuôi và được nhóm thành các loại rủi ro như rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường và rủi ro tài chính.
Rủi ro sản xuất
Rủi ro sản xuất là loại rủi ro gây thiệt hại cho hộ chăn nuôi do dịch bệnh gây ra, chất lượng con giống kém, kỹ thuật phối giống cho lợn nái không tốt dẫn đến chất lượng con giống không cao, thêm vào đó có một số hộ kỹ thuật nuôi kém dẫn đến năng suất chăn nuôi lợn thấp, hiệu quả kinh tế bị hạn chế. Do ảnh hưởng của thời tiết, sự biến đổi khí hậu trong mấy năm gần tạo điều kiện cho các mầm mống dịch bệnh có điều kiện phát triển. Một số loại bệnh thường gặp ở đàn lợn đó là ho, tiêu chảy, tụ huyết trùng…Dịch bệnh bùng phát thì người đầu tiên chịu ảnh hưởng chính là bản thân các hộ chăn nuôi, sau đó sẽ ảnh hưởng đến xã hội. Rủi ro sản xuất cũng bao gồm cả loại rủi ro về giống và TĂCN. Có thể nói, giống là yếu tố quan trọng trong sản xuất bởi vì giống tốt sẽ tăng nhanh, chi phí giảm và hiệu quả kinh tế cũng mang lại cao hơn. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương khác nhau có điều kiện cũng như phong tập
tập quán khác nhau mà xu hướng nuôi các giống lợn cũng khác nhau. Trước đây, khoa học kỹ thuật chưa phát triển nên các giống lợn cũng ít, một số giống có chất lượng cao cũng ít được người dân đưa vào sản xuất. Trong một vài năm