Thực trạng tiêu dùng thịt lợn của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng lợn sạch của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố thái bình (Trang 57)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng tiêu dùng thịt lợn của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

4.2.1. Thông tin cơ bản của đối tượng được phỏng vấn

Qua điều tra chọn mẫu, tôi tập trung vào thu thập thông tin 172 người tiêu dùng. Các thông tin thu thập được bao gồm: thông tin cá nhân và các thông tin liên quan đến thực trạng tiêu dùng thịt lợn của đối tượng được phỏng vấn.

4.2.1.1. Thông tin về giới tính

Trong nghiên cứu này, đối tượng được hỏi là những người thường xuyên mua thực phẩm cho gia đình. Xu hướng càng ngày nam giới tham gia vào công việc nội trợ càng nhiều hơn, tuy nhiên, điều này vẫn chưa thật sự phổ biến.

Biểu đồ 4.1. Giới tính của người tiêu dùng

Trong số 172 phiếu khảo sát thì có 129 người tiêu dùng tham gia phỏng vấn là nữ chiếm tỷ lệ 75%, 43 người tiêu dùng tham gia phỏng vấn là nam chiếm tỷ lệ 25%. Ta thấy có sự chênh lệch rõ rệt giữa hai đối tượng được điều tra vì đối với hầu hết các gia đình Việt Nam phụ nữ thường đảm nhận vai trò nội trợ trong gia đình và họ cũng chính là những người đưa ra nhiều nhất những quyết định về tiêu dùng thực phẩm cho cả gia đình.

4.2.1.2. Thông tin về độ tuổi

Biểu đồ 4.2. Độ tuổi của người tiêu dùng

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

Theo kết quả điều tra đối tượng được phỏng vấn chia thành 4 nhóm tuổi chính: dưới 25 tuổi, từ 25-40 tuổi, từ 41-55 tuổi và trên 55 tuổi.

Nhóm người tiêu dùng có độ tuổi dưới 25 tuổi là 14 người chiếm tỷ lệ 8,1% và trên 55 tuổi là 19 người chiếm tỷ lệ 11%. Những người tiêu dùng thuộc 2 nhóm này chiếm tỷ lệ tương đối thấp.

Nhóm người tiêu dùng có độ tuổi từ 25- 40 tuổi có 54 người tham gia phỏng vấn chiếm 31,4%. Nhóm này đại diện cho người tiêu dùng trẻ, họ thường là những người có trình độ, nghề nghiệp và thu nhập ổn định, họ thường quan tâm tới những sản phẩm đảm bảo độ tin tưởng về chất lượng.

Nhóm người tiêu dùng có độ tuổi từ 41-55 có 85 người tham gia phỏng vấn chiếm tỷ lệ 49,4%. Đây là nhóm người tiêu dùng có kinh nghiệm nội trợ, họ thường là những người quyết định chính trong tiêu dùng thực phẩm cho gia đình.

Nhóm người tiêu dùng từ 25-40 tuổi và từ 41-55 tuổi có tỷ lệ cao hơn hẳn so với 2 nhóm người tiêu dùng còn lại. Do họ chính là những người chăm lo chính cho gia đình. Vậy nên, những kinh nghiệm cũng như thói quen tiêu dùng của họ ảnh hưởng khá nhiều tới quyết định tiêu dùng thực phẩm cho bữa ăn cả gia đình.

4.2.1.3. Thông tin về nghề nghiệp

Biểu đồ 4.3. Nghề nghiệp của người tiêu dùng

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

Trong số 172 người được hỏi thì nghề nghiệp chính của người tiêu dùng là lao động công ty 68 người chiếm tỷ lệ 39,5%. Điều đó cũng dễ hiểu vì hiện nay tại Thành phố Thái Bình có 3 khu công nghiệp : khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, khu công nghiệp Phúc Khánh, khu công nghiệp Tiền Phong , các khu công nghiệp này sử dụng khá nhiều lao động trên địa bàn. Tiếp đến là thương nhân buôn bán là 36 người chiếm tỷ lệ 20,9%, nông dân là 29 người chiếm tỷ lệ 16,9%, công nhân viên chức là 25 người chiếm tỷ lệ 14,5%, số còn lại là đã nghỉ hưu 14 người chiếm tỷ lệ rất thấp là 8,1%.

4.2.1.4. Thông tin về thu nhập

Thu nhập là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn tới quyết định mua của người tiêu dùng, nó ảnh hưởng tới việc chi tiêu của hộ nói chung và tiêu dùng

sản phẩm thịt lợn nói riêng. Dựa vào mức thu nhập của người tiêu dùng được điều tra, tôi chia thu nhập thành các mức sau:

- Thu nhập trung bình: < 4 triệu đồng/người/tháng - Thu nhập khá: 4-7 triệu đồng/người/tháng

- Thu nhập cao: >7 triệu đồng/người/tháng

Biểu đồ 4.4. Thu nhập bình quân đầu người

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

Bảng trên cho ta thấy thu nhập của người tiêu dùng tại thành phố Thái Bình ở mức trung bình không quá cao hay quá thấp, họ có mức sống ổn định. Trong số 172 người tiêu dùng tham gia phỏng vấn thì số người có thu nhập bình quân từ 4-7 triệu là 96 người chiếm tỷ lệ lớn nhất 55,8%. Phần lớn những người có mức thu nhập này là công nhân các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố và một lượng cán bộ công chức viên chức xếp ngay sau đó. Số người có thu nhập trên 7 triệu đồng là 46 người chiếm tỷ lệ 26,7%, phần lớn trong số họ là thương nhân buôn bán. Còn lại số người tiêu dùng có thu nhập dưới 4 triệu đồng là 30 người chiếm 17,4%, hầu hết họ là nông dân chỉ có duy nhất 1 người trong số đó là lao động công ty.

4.2.1.5. Thông tin về trình độ học vấn

Với số liệu điều tra thu thập được, trình độ học vấn của người tiêu dùng được điều tra phân chia thành 5 bậc: dưới trung học phổ thông (THPT); Trung học phổ thông, Trung cấp, cao đằng; Đại học và sau đại học.

Biểu đồ 4.5. Trình độ học vấn của người tiêu dùng

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

Trong số 172 người được phỏng vấn thì tỷ lệ người tiêu dùng có trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất 39% với 67 người. Phần lớn những người này là công nhân viên chức nhà nước và thương nhân buôn bán. Điều đó chứng tỏ trình độ học vấn của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Thái Bình khá cao. Trình độ trung cấp, cao đẳng xếp ngay sau đó với số lượng 48 người chiếm tỷ lệ 27,9%, hầu hết họ là lao động công ty. Trình độ THPT với 29 người chiếm tỷ lệ 16,9%. Còn lại là trình độ sau đại học là 2 người chiếm 1,2% và cả 2 đều là công nhân viên chức nhà nước. Dưới THPT là 26 người chiếm 15,1% và tất cả trong số họ đều là nông dân.

Thông tin về trình độ học vấn là một trong những chỉ tiêu khá quan trọng, nó ảnh hưởng tới thu nhập của người tiêu dùng đồng thời ảnh hưởng đến cả nhận thức của họ về quyết định mua thịt lợn sạch trong tiêu dùng.

4.2.2. Thực trạng tiêu dùng thịt lợn của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Thái Bình phố Thái Bình

4.2.2.1. Các loại thịt và mức độ thường xuyên mua

Trong nghiên cứu chỉ đánh giá ba mức độ thường xuyên mua đó là thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Từ thứ tư trở lên coi như ít sử dụng, kết quả điều tra như sau:

+ Loại thịt lợn thường xuyên được sử dụng nhất: Có 69 người trả lời là thịt nạc, có 51 người trả lời là thịt ba chỉ, có 26 người trả lời là thịt mông, thịt sườn có 10 người, thịt đùi có 5 người, thịt vai 8 người, chân giò 3 người.

Bảng 4.1. Mức độ thường xuyên sử dụng nhất đối với các loại thịt

Loại thịt Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Thịt nạc 69 40,11 Thịt ba chỉ 51 29,65 Thịt mông 26 15,11 Thịt sườn 10 5,81 Thịt vai 8 4,65 Thịt đùi 5 2,91 Thịt chân giò 3 1,74 Tổng: 172 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

+ Loại thịt lợn được xếp có mức độ thường xuyên mua thứ hai: Có 40 người chọn ba chỉ, có 37 người chọn thịt nạc, có 31 người chọn thịt vai, 26 người chọn mua thịt mông, có 25 người chọn thịt sườn, 8 người chọn chân giò, 5 người chọn thịt đùi.

Bảng 4.2. Mức độ thường xuyên sử dụng thứ 2 đối với các loại thịt

Loại thịt Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Thịt nạc 37 21,51 Thịt ba chỉ 40 23,25 Thịt mông 26 15,11 Thịt sườn 25 14,53 Thịt vai 31 18,02 Thịt đùi 5 2,91 Thịt chân giò 8 4,65 Tổng: 172 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

+ Loại thịt lợn được xếp có mức độ thường xuyên mua thứ ba:45 người chọn thịt mông, 42 người chọn thịt vai, 39 người chọn thịt ba chỉ, 19 người chọn thịt nạc, 6 người chọn thit đùi, 9 người chọn chân giò.

Bảng 4.3. Mức độ thường xuyên sử dụng thứ 3 đối với các loại thịt

Loại thịt Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Thịt nạc 19 11,04 Thịt ba chỉ 39 22,67 Thịt mông 45 26,16 Thịt sườn 12 6,97 Thịt vai 42 24,42 Thịt đùi 6 3,49 Thịt chân giò 9 5,23 Tổng: 172 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

Qua bảng tổng hợp 4.1, 4.2, 4.3 cho thấy loại thịt được sử dụng thường xuyên nhất đó là thịt nạc, xếp ở mức thường xuyên sử dụng thứ 2 đó là thịt ba chỉ, và thứ 3 đó là thịt mông. Như vậy đối với thịt lợn, dường như yếu tố dễ chế biến là quan trọng, những loại thịt lợn có nhiều xương như chân giò và thịt đùi có tỷ lệ người thường xuyên sử dụng ở mức thứ nhất, thứ hai và thứ ba là tương đối thấp.

4.2.2.2. Kênh thường mua

Biểu đồ 4.6. Biểu đồ kênh thường mua

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

Thông qua kết quả khảo sát kết hợp với quan sát hoạt động mua sắm thường ngày, nghiên cứu thấy rằng 69,19% người tiêu dùng mua thịt lợn tại chợ vì chợ vẫn là kênh mua sắm thường xuyên của người Việt nói chung. Trong nhận

thức của người tiêu dùng, chợ không phải là địa điểm bán thịt lợn sạch. Thịt ở chợ có thể rất dễ bị nhiễm bẩn nhưng trong cuộc sống hàng ngày người tiêu dùng lại hay đi mua thịt ở chợ nhất. Lý do mà người tiêu dùng đưa ra giải thích cho sự khác nhau giữa nhận thức và quyết định về nơi mua của họ là do sự thuận tiện của địa điểm này, thay vì phải nhiều thời gian đi mua tại các siêu thị hay cửa hàng thực phẩm. Tại các chợ sản phẩm thịt lợn khá đa dạng, có thể lựa chọn tùy thích và giá cả phải chăng hơn rất nhiều so với siêu thị hay các cửa hàng thực phẩm.

Trong khi đó siêu thị và cửa hàng thực phẩm có ít người đi mua sắm hơn: 19,77%. Số lượng người mua ở siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch không cao vì khoảng cách xa nhà, giá cả hơi cao, thời gian đi mua sắm không có cộng thêm tâm lý muốn dùng đồ tươi ngon hàng ngày nên họ chọn chợ là địa điểm phù hợp thuận tiện nhất.

Mặc dù người tiêu dùng nhận thức được khá đầy đủ địa điểm bán an toàn và kém an toàn nhưng trong quyết định mua lại có phần bất đối xứng vì còn phụ thuộc khá nhiều vào thói quen mua sắm lâu nay như thời gian, tiền bạc và khoảng cách địa lý.

4.2.2.3. Nhận thức về các yếu tố bên ngoài của thịt lợn sạch

Bảng 4.4: Mức độ nhận biết thịt lợn sạch qua một số yếu tố

STT Chỉ tiêu Số lượng

(lượt chọn)

Tỷ lệ (%)

1 Trông sạch sẽ và không có mùi lạ 158 91,86

2 Uy tín của người bán 93 54,07

3 Có dấu kiểm dịch 51 29,65

4 Có màu sắc và độ tươi tự nhiên 134 77,9

5 Có tem ghi nguồn gốc xuất sứ rõ ràng 45 26,16

6 Khác 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

Hầu hết, người tiêu dùng dựa vào một số yếu tố bên ngoài để nhận biết thịt lợn sạch. Trong đó, yếu tố bên ngoài trông thịt lợn sạch sẽ và không có mùi lạ chiếm tỷ lệ cao là 91,86% và có màu sắc, độ tươi tự nhiên chiếm 77,9%. Biểu hiện thịt lợn có tem ghi nguồn gốc xuất sứ rõ ràng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 26,16%. Điều này lý giải cho thực tế bởi kênh thường mua thịt lợn chủ yếu là ở chợ. Thịt lợn ở chợ thì thường không có tem ghi nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có

chăng thì chỉ có dấu kiểm dịch tuy nhiên biểu hiện này cũng chiếm tỷ lệ không cao là 29,65%. Căn cứ vào đặc điểm thịt lợn được cung cấp bởi người bán có uy tín có tỷ lệ người tiêu dùng dựa trên yếu tố này là 54,07%.

4.2.2.4. Những yếu tố cân nhắc khi mua thịt lợn sạch

Đa số người tiêu dùng được phỏng vấn đều đồng ý rằng họ quan tâm nhiều đến chất lượng và độ an toàn, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và có nhãn hiệu, hình thức vẻ bề ngoài của thịt lợn tươi mới, giá cả của thịt lợn. Mức độ quan tâm tới các yếu tố của người tiêu dùng cao nhất là chất lượng và độ an toàn 87,79%, nguồn gốc 84,88%, tiêu chuẩn chứng nhận 77,33%, vẻ bề ngoài (màu sắc, độ tươi,mùi vị ...) 61,05%, giá bán 47,67%.

Mỗi đối tượng người tiêu dùng có mức độ quan tâm đến các yếu tố trên là khác nhau. Qua khảo sát, với đối tượng là người trẻ tuổi mới đi làm hoặc nông dân họ quan tâm tới yếu tố giá cả là chủ yếu khi đi lựa chọn mua thịt lợn sạch. Do đó, trong quyết định mua thịt lợn họ quan tâm tới yếu tố giá cả đầu tiên, điều này khá hợp lý với túi tiền của họ. Đối với người tiêu dùng tuổi trên 30 trở đi, khi đi mua thịt lợn sạch, yếu tố giá cả lại không phải là yếu tố hàng đầu trong quyết định lựa chọn mua của họ. Yếu tố họ quan tâm đầu tiên nhất là chất lượng và độ an toàn, sau đó đến yếu tố nguồn gốc của thịt lợn, nhãn hiệu. Họ là những người có mức thu nhập tương đối khá (khoảng 6 triệu trở lên). Họ hiểu biết về tầm quan trọng của yếu tố chất lượng, tỷ lệ dinh dưỡng. Vì vậy, họ quan tâm tới sức khỏe cho họ và gia đình nhiều hơn.

Bảng 4.5. Mức độ quan tâm của một số yếu tố khi mua thịt lợn sạch

STT Chỉ tiêu Số lượng

( lượt chọn)

Tỷ lệ (%)

1 Chất lượng và độ an toàn 151 87,79

2 Tiêu chuẩn chứng nhận VSATTP 133 77,33

3 Giá bán 82 47,67

4 Nguồn gốc xuất sứ 146 84,88

5 Vẻ bề ngoài 105 61,05

6 Khác 0 0

4.2.2.5. Thói quen tiêu dùng thịt lợn tại một số địa điểm

Bảng 4.6. Thói quen tiêu dùng thịt lợn của người tiêu dùng

Chợ Siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch Quán dọc đường SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) Mức độ thường xuyên mua Hàng ngày 34 19,77 0 0 0 0 Vài lần /tuần 91 52,90 28 16,28 27 15,70 Thỉnh thoảng 47 27,33 48 27,91 39 22,67

Chưa bao giờ 0 0 96 55,81 106 61,63

Tổng 172 100 172 100 172 100 Giá trị mỗi lần mua <30.000đ 51 29,65 11 14,47 39 59,09 30.000-50.000đ 99 57,55 33 43,42 21 31,81 50.000-70.000đ 17 9,88 26 34,21 3 4,55 >70.000đ 5 2,92 6 7,90 3 4,55 Tổng 172 100 76 100 66 100 Thời gian mua Sáng 145 84,31 9 11,84 54 81,82 Trưa 18 10,46 21 27,63 7 10,61 Tối 9 5,24 46 60,53 5 7,57 Tổng 172 100 76 100 66 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

Qua bảng ta thấy, trong số 172 người được hỏi, tất cả người tiêu dùng trả lời đã mua thịt ở chợ, đa số nói chợ là nơi mua thịt thường xuyên; đã từng mua thịt ở siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch có 76 người; đã từng mua thịt ở các quán dọc đường có 66 người. Điều này được giải thích là khi đi chợ người dân không chỉ mua thịt mà còn mua những thực phẩm khác và đồ dùng cho gia đình và do thói quen mua sắm ở chợ của người dân.

+ Tại chợ: Tất cả những người trả lời đều đã từng mua thịt lợn ở chợ. Có 91 người chiếm 52,90% nói rằng tần số mua của họ là vài lần/tuần; mua thịt lợn hàng ngày cũng có đến 34 người chiếm 19,77%; 47 người thỉnh thoảng mua chiếm 27,33%.

Giá trị mua tại chợ chủ yếu là từ 50.000 đồng trở xuống: có 150 người chiếm 87,21 %; từ 50.000 đồng trở lên chỉ có 22 người, chiếm 12,79%.

Thời gian mua: Có tới 145 người trả lời thường mua buổi sáng, 18 người trả lời là thường mua buổi trưa, còn lại 9 người trả lời là thường mua buổi tối. Lý do là khi mua thực phẩm và đặc biệt là thịt vào buổi sáng tươi và ngon hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng lợn sạch của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố thái bình (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)