Việt Nam hiện có 42 ngân hàng thương mại. Trong đó, nhiều thành viên có bề dày truyền thống gắn với đặc thù của mình trong hoạt động. Như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) có thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) có thế mạnh trong tài trợ các dự án phát triển hạ tầng; Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có thế mạnh về tài trợ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế; Ngân hàng Á châu
(ACB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)… nổi bật trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.
Với khoảng chục ngân hàng thương mại cổ phần vừa chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị, việc “chen chân” vào những mảng thị trường, những phân khúc đã định hình những thế mạnh đó, áp lực cạnh tranh càng lớn. Tiềm năng của thị trường thì
Kể từ khi gia nhập, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia. Trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng ĐVN từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:
Ngày 1/1/2007: 650% vốn pháp định được cấp. Ngày 1/1/2008: 800% vốn pháp định được cấp. Ngày 1/1/2009: 900% vốn pháp định được cấp. Ngày 1/1/2010: 1000% vốn pháp định được cấp. Ngày 1/1/2011: Đối xử quốc gia đầy đủ.
Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 57
vẫn còn rộng lớn bởi người dân hiện sử dụng dịch vụ ngân hàng chưa nhiều. Trong khi hơn 40 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam đều xác định mình là ngân hàng bán lẻ và sản phẩm dịch vụ cũng khá tương đồng.
Đưa ra mức lãi suất cao hơn mặt bằng chung; quảng cáo không đúng hoặc gây hiểu lầm về nguồn lực tài chính; cung cấp các khoản vay lãi suất thấp hơn cho khách hàng của một lĩnh vực cụ thể so với lãi suất cho người vay các khu vực khác; nới lỏng các điều kiện bắt buộc đối với khách hàng khi xem xét các đề xuất vay vốn; đối thủ cạnh tranh cung cấp thông tin sai trái để gây nhầm lẫn cho khách hàng; hạn chế hoặc trì hoãn một cách bất hợp lý các giao dịch thanh toán với các ngân hàng đối thủ; tham gia vào các giao dịch và các hoạt động ngoài phạm vi kinh doanh; chào lãi suất cao hơn mức lãi suất cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…là các hình thức cạnh tranh không lành mạnh mà không nhỏ bộ phận các ngân hàng đang thực hiện. Trong tháng 9 năm 2011, trong hệ thống NHTM nổi bật lên các vụ việc các NHTM tố cáo lẫn nhau vượt trần lãi suất. Đầu tiên là sự việc tố cáo vượt trần đối với Ngân hàng Đông Á chi nhánh Tây Ninh. Liên tiếp sau đó các ngân hàng khác cũng bị tố cáo là vi phạm quy định trần lãi suất như: ngân hàng HD, chi nhánh Ba Đình (tỉnh Thanh Hóa) NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,...Trước động thái này, NHNNVN đã có những hành vi xử lý vi phạm. Nhưng điều đáng lo ngại chính là thực trạng của các NHTM hiện nay: thể hiện thống nhất trong các chính sách nhưng đi vào thực tế lại mỗi ngân hàng một ý, có thể “ gài bẫy” nhau để tranh giành thị phần và vốn.
Thị trường TTQT đang dần trở thành một nguồn thu chủ yếu cho hoạt động của ngân hàng. Hệ quả của nó là bóng dáng của cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng đang tồn tại trên thị trường tín dụng.
Dich vụ chuyển tiền bằng điện T/T là dịch vụ không đòi hỏi thao tác nghiệp vụ phức tạp, là một trong các phương thức đầu tiên của nghiệp vụ TTQT. Rủi ro trong dịch vụ này chỉ xảy ra khi người đề nghị chuyển tiền có quan hệ tín dụng với ngân hàng nhưng không còn khả năng thanh toán. Ngân hàng đóng vai trò trung gian để hưởng phí chuyển tiền. Vì vậy các ngân hàng có dịch vụ TTQT đều sẽ có dịch vụ điện chuyển tiền T/T. Các ngân hàng lớn lại luôn có lợi thế về lượng khách hàng đông đảo từ các dịch vụ khác họ cung cấp, kinh nghiệm do triển khai dịch vụ
Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 58
sớm, điều này là khó khăn với các ngân hàng nhỏ. Thị phần bị chia nhỏ càng làm tăng áp lực cạnh tranh.
Hộp 3.2: Các ngân hàng trong nhóm G12
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Một nguyên nhân mà được hầu hết các NH thanh minh là lo sợ vấn đề tái cơ cấu. Ngân hàng Nhà nước không công bố danh sách cụ thể 12 ngân hàng nào được chọn vào nhóm G12+1. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính công bố đến thời điểm 31-12-2010 của các ngân hàng thương mại, 12 ngân hàng lớn nhất (về quy mô tổng tài sản) gọi tắt là G12. Sự ra đời của G12 dù là một cách chưa chính thức càng làm tăng mối nghi ngại về cuộc tái cơ cấu. Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tài Chính 12 ngân hàng này chiếm tới 85% thị trường Việt Nam trên tất cả lĩnh vực, các ngân hàng nhỏ lo lắng họ sẽ là người “lép vế”, nguy cơ “cá lớn nuốt cá bé”.
Nhiều ngân hàng yếu cũng có cái nhìn lạc quan về sự phát triển trong tương lai. Quan điểm này dựa trên đánh giá về “sức khỏe” của ngân hàng theo các chỉ số ROE, ROA, Basel I, Basel II... và ở Việt Nam là Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước và hệ thống sản phẩm dịch vụ. Nhiều ngân hàng cũng nhận ra lợi thế của một ngân hàng nhỏ trong bối cảnh nền kinh tế có những biến động phức tạp. Phó Tổng
Các ngân hàng trong nhóm G12 gồm có 4 ngân hàng thương mại nhà nước và 8 ngân hàng thương mại cổ phần: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 59
giám đốc Tienphong Bank (phát biểu trên Vef.vn), nhận xét, các ngân hàng nhỏ gặp rất nhiều khó khăn như mạng lưới nhỏ, khó tiếp cận được đông đảo người dân, thương hiệu còn mới... song, cái khó nhất là áp lực cạnh tranh lớn trong toàn hệ thống. Nhưng, với lợi thế uyển chuyển và năng động, các ngân hàng nhỏ dễ dàng thích ứng, đối phó với tình hình thị trường; đồng thời cơ cấu tài sản của ngân hàng nhỏ cũng rõ ràng mạch lạc hơn, dễ quản trị rủi ro hơn.
Trong thời điểm hiện tại, NHTMCP Kiên Long vẫn còn là một ngân hàng nhỏ, do vậy muốn tồn tại và phát triển, bản thân Ngân hàng cần tìm cho mình một thế mạnh, một cách đi riêng để thành công.