Bảng 4.14. Kết quả sản xuất cam tại 3 xã điều tra giai đoạn 2014 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 69 - 80)

dẫn đến sự bùng phát quá nhiều người sản xuất, trong khi kiến thức và kỹ thuật sản xuất chưa đảm bảo, dẫn tới những hệ quả tiêu cực sau này.

Bảng 4.4 Số hộ, trang trại và diện tích trồng cam trên địa bàn huyện Lạng Giang Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1- Hộ gia đình SXNN Hộ 28.811 28.953 29.085 100,49 100,46 100,47 2- Số hộ trồng cam Hộ 454 498 575 109,69 115,46 112,54 3- Diện tích cam ha 878,5 1.105 1.290,1 125,78 116,75 121,27 4- Diện tích cam bq/1 hộ ha 1,94 2,22 2,24 114,4 100,90 107,65 5- Số trang trại Trang

trại 54 62 78 114,81 125,81 120,19 6- Số trang trại trồng

cam

Trang

trại 36 41 53 113,88 129,27 121,34 7- Diện tích cam trang

trại

ha

126,50 196,50 348,10 155,33 177,15 165,88 8- Diện tích cam BQ/1

trang trại ha 3,5 4,8 6,6 136,39 137,04 137,32 Nguồn: UBND huyện Lạng Giang (2014, 2015, 2016)

4.1.2.2. Điều kiện sản xuất của đơn vị trồng cam

a. Tài sản phục vụ sản xuất cam

Về tình hình đầu tư cơ sở vật chất của bà con nông dân cho sản xuất cam: hầu như tất cả các trang trại tại địa phương đã được đầu tư về xe chuyên chở, máy phát điện, máy bơm, hệ thống rào chắn và nhà canh vườn.

Qua bảng 4.5, đối với các hộ sản xuất do điều kiện kinh tế khó khăn hơn nên sự thiếu hụt về đầu tư cơ sở vật chất cho sản xuất khá cao, số lượng hộ có xe chuyên chở cho sản phẩm cam sản xuất ra chỉ là 17 hộ, tức là cứ khoảng hơn 4 hộ mới có 1 cái xe dành cho việc chuyên chở cam. Các loại xe này hầu như là các loại xe thô sơ, hoặc được gắn vào xe gắn máy để kéo nên lượng vốn trung bình đầu tư cho xe chuyên chở cũng không cao. Việc thiếu sự đầu tư này dẫn đến quá trình vận chuyển sản phẩm bị ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng quả, sản phẩm dễ bị dập, thối, hư hỏng do va chạm trên đường vận chuyển. Hệ thống tưới tiêu cũng chỉ có 30 hộ đầu tư, vì 100% chi phí đầu tư các hệ thống này là do người

sản xuất tự túc và để đầu tư một hệ thống tưới tiêu đủ tiêu chuẩn cần lượng vốn khá cao, nằm ngoài khả năng của các hộ sản xuất cam trên địa bàn.

Bảng 4.5. Thực trạng tài sản của hộ và trang trại sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang

Nội dung ĐVT Hộ Trang trại

1. Số cơ sở điều tra Cơ sở 67 23

2. Số cơ sở có xe chuyên chở Cơ sở 17 23

3. Số cơ sở có nhà canh vườn Cơ sở 67 67

4. Số cơ sở có máy phát điện Cơ sở 3 8

5. Số cơ sở có hệ thống lưới quây, rào chắn Cơ sở 67 23 6. Số cơ sở có hệ thống tưới tiêu Cơ sở 30 23

7. Số cơ sở sử dụng điện Cơ sở 67 23

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) b. Vốn sản xuất

Vốn trong sản xuất là yếu tố quan trọng hàng đầu, nghiên cứu tìm hiểu nguồn vốn sản xuất của người nông dân cho ta một cái nhìn tổng thểm khách quan về lượng vốn, nguồn vốn cũng như những khó khăn của bà con nông dân trong việc tiếp cận nguồn vốn từ địa phương cũng như sự khó khăn của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho bà con nông dân.

Qua bảng 4.6 có thể thấy rằng, có tới hơn 70% số hộ có vốn sẵn tuy nhiên mức vốn trung bình trên 1 hộ chỉ có 38,1 triệu đồng, trong khi đó, các trang trại có khá hơn một chút, ở mức 69,1 triệu đồng với 100% số trang trại điều tra đều có vốn tự có. Cho thấy rằng, cơ cấu vốn tự có trong dân của các hộ trồng cam còn thấp, nói tóm lại điều kiện về vốn còn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của bà con nông dân.

Dễ thấy rằng, chủ yếu tại Lạng Giang thì người dân vay vốn tại ngân hàng nhà nước với 91% số hộ và 100% số trang trại điều tra có số vốn vay ở đây, cơ cấu vốn vay của các trang trại lớn hơn so với các hộ sản xuất do nhu cầu tiêu dùng vốn nhiều hơn, với quy mô sản xuất to hơn nên điều này là tất yếu. Một số ít các hộ nông dân và trang trại có vay vốn của các ngân hàng thương mại tuy nhiên số vốn vay khá ít, do ngần ngại trong sự ổn định của các ngân hàng này và cũng một phần do sự thuận tiện trong thủ tục vay vốn nên bà con nông dân chủ yếu vay từ ngân hàng nhà nước.

Bảng 4.6. Thực trạng đầu tư vốn cho sản xuất cam của hộ và trang trại trên địa bàn huyện Lạng Giang

(Tính bình quân 1 cơ sở)

Nguồn vốn ĐVT Hộ Trang trại SL TL(%) SL TL(%) 1. Tỉ lệ cơ sở được vay Cs 67 100,0 23 100,0

2. Tổng vốn Trđ 176,9 100,0 221,2 100,0 2.1 Vốn tự có Trđ 38,1 21,5 69,1 31,2 2.2 Vốn đi vay Trđ 138,8 78,5 152,1 68,8 - NHNN Trđ 75,2 42,5 108,7 49,1 - NHTM Trđ 40 22,6 43,4 19,6 - Bạn bè, người thân Trđ 23,6 13,3 - - 3. Lượng vốn vay Trđ 138,8 100,0 152,1 100,0 3.1 Cho sản xuất cam Trđ 123,7 89,1 119 100,0

3.2 Cho sản xuất khác Trđ 15,1 23,9 - -

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Đối với bà con nông dân, nguồn vốn trong sản xuất còn lẻ tẻ, huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhưng số vốn huy động được vẫn thấp, hơn một nửa số hộ điều tra cho biết có vay từ các bạn bè, người thân trong vùng tuy nhiên lượng vốn vay trung bình chỉ ở mức 23,6 triệu đồng.

Qua điều tra cho thấy, 100% các hộ được hỏi đều vay vốn cho hoạt động sản xuất cam, lý do là do chưa được trang bị kiến thức kỹ càng, nên số lượng các hộ có thể tổ chức trồng xen canh các loại cây khác cũng như kết hợp chăn nuôi để phát triển kinh tế là chưa nhiều chỉ có 16 hộ vay vốn và đầu tư vào các hoạt động khác ngoài cam chủ yếu là chăn nuôi với cơ cấu vốn đầu tư khá thấp chỉ 15 triệu đồng; với số vốn vay được, bà con nông dân đầu tư hết vào trồng cam, vì thế nên rủi ro rất cao, sẽ gây ra thiệt hại lớn khi vườn cam mất mùa. Vì thế nên dù giá cam cao trong những năm gần đây và việc trồng cam cũng đã có trên địa bàn khá lâu nhưng đa số các hộ nông dân trồng cam nơi đây vẫn giậm chân tại chỗ do ảnh hưởng của thời tiết xấu của các năm trước.

Với 3 nguồn vay vốn trên và với một số vốn tự có thì việc đầu tư vào sản xuất cam là một quyết định cần phải cân nhắc kỹ càng trước khi thực hiện, do

việc đầu tư vào sản xuất cam cần sự đầu tư về vốn cũng như các cơ sở vật chất đi kèm khá cao, trong khi 3 năm đầu tiên là thời kỳ kiến thiết cơ bản không cho sản phẩm, đến năm thứ 4 cho sản phẩm thì sản lượng và năng suất cam phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố điều kiện thời tiết cũng như kỹ thuật chăm sóc, do vậy nếu chỉ một sai sót nhỏ do chưa có kinh nghiệm trồng cam thì cũng dẫn đến mất trắng. c. Đất đai

Việc quản lý tốt nguồn đất đai trong sản xuất của bà con nông dân sẽ giúp chính quyền địa phương có được cái nhìn tổng thể trong quá trình xây dựng quy hoạch vùng trồng cam hàng hóa của toàn huyện, từ đó đưa ra những cơ chế chính sách hỗ trợ các hộ, trang trại trồng cam trong quá trình sản xuất, kết hợp với các chương trình nông thôn mới, tiến tới xây dựng một mô hình phát triển bền vững và hiệu quả. Trong những năm qua, huyện Lạng Giang đã thực hiện công tác cấp đất và quyền sử dụng đất cho người sản xuất, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp một số những bất cập, gây khó khăn cho quá trình giải quyết đất đai cho bà con.

4.1.2.3. Liên kết

a. Liên kết trong sản xuất cam

Tình hình liên kết trong sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang những năm gần đây khá được chú trọng, hoạt động liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Tình hình sản xuất cam trên địa bàn huyện hiện tại diễn ra rất mạnh, số hộ tham gia vào sản xuất tăng lên hằng năm rất lớn do lợi nhuận thu được từ sản xuất cam được đánh giá là cao, do đó các hộ sản xuất cũng có xu hướng liên kết với nhau trong quá trình sản xuất cam để giảm áp lực của các yếu tố thị trường, dịch bệnh trong sản xuất. Nếu năm 2014 số tổ liên kết trong sản xuất cam giữa các hộ là 153 tổ thì sang đến năm 2016 số lượng đã là 221 tổ, trong đó mức độ tăng của năm 2016 so với năm 2015 là 131% lớn hơn so với năm 2015/2014 là 110% cho thấy xu hướng liên kết trong sản xuất của bà con nông dân là tăng dần theo từng năm, điều này là xu hướng tất yếu trong quá trình sản xuất để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu rủi ro cũng như giúp đỡ nhau về mặt kỹ thuật sản xuất. Cùng với đó là các đơn vị cung ứng các vật tư nông nghiệp trong sản xuất như giống, thuốc BVTV, phân bón cũng theo đó tăng lên do nhu cầu vật tư trong sản xuất là lớn và có xu hướng tăng theo thời gian.

Bảng 4.7. Thực trạng liên kết sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn 2014 - 2016

Nội dung Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh(%) 15/14 16/15 Số tổ liên kết Tổ 153 168 221 109,8 131,5 Số đơn vị cung ứng giống Đơn vị 14 18 20 128,6 111,1 Số đơn vị cung ứng thuốc BVTV Đơn vị 21 22 25 104,8 113,6 Số đơn vị cung ứng phân bón Đơn vị 8 12 14 150,0 116,7

Nguồn: UBND huyện Lạng Giang (2014, 2015, 2016) Tuy nhiên có thể thấy rằng trên địa bàn huyện hiện tại vẫn chưa có cơ sở chế biến cam do điều kiện về vốn, huyện đang xây dựng kế hoạch xây dựng cơ sở chế biến cam dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020. Việc chưa có cơ sở chế biến cam tại địa phương làm cho khả năng đầu ra của sản phẩm sẽ bị kém đi khá nhiều do tất cả lượng cam trên địa bàn đều phải vận chuyển và tiêu thụ theo hình thức trực tiếp, dẫn đến sự hao hụt lớn, gây sụt giảm hiệu quả kinh tế của người sản xuất.

Bảng 4.8. Các hình thức liên kết trong sản xuất cam của hộ và trang trại trên địa bàn huyện Lạng Giang

STT Chỉ tiêu Hộ Trang trại SL (Hộ) Tỉ lệ (%) SL (TT) Tỉ lệ (%) 1 Sản xuất độc lập 41 61,19 16 69,60

2 Liên kết với nhóm sản xuất 11 16,42 0 0,00 3 Liên kết với doanh nghiệp 15 22,39 7 30,40 Tổng 67 100 23 100 Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua bảng 4.8, ta thấy đối với các hộ thì có đến 61,19% sản xuất độc lập, chỉ có 11 hộ liên kết với nhóm sản xuất tuy nhiên các nhóm sản xuất này cũng không hoạt động thường xuyên và mục đích hoạt động vẫn còn chưa rõ ràng nên tính hiệu quả còn thấp, có 11 hộ điều tra cho biết hoạt động sản xuất có liên kết với nhóm sản xuất và không có hộ nào liên kết với doanh nghiệp, mối liên hệ giữa các hộ sản xuất và các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là mua bán, trao

đổi là chính. Đối với loại hình sản xuất trang trại, phần lớn chiếm đến gần 70% là sản xuất độc lập, chỉ có 30,4% số trang trại được hỏi có liên kết với doanh nghiệp trên địa bàn tuy nhiên mối liên kết này vẫn chưa thể hiện được rõ ràng về mặt hiệu quả, do các doanh nghiệp hoạt động dựa trên mục đích lợi nhuận, trong khi các trang trại cũng vì lợi nhuận của mình, mối liên kết này muốn có hiệu quả phải có sự hỗ trợ từ cả hai bên như doanh nghiệp có thể cung cấp vật tư sản xuất, cùng với hỗ trợ đầu ra cho các trang trại, hỗ trợ về chi phí vận chuyển và đổi lại trang trại có thể trích phần trăm cho doanh nghiệp qua các năm.

Có thể thấy hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện Lạng Giang, tuy quy mô là khá lớn tuy nhiên sự liên kết trong sản xuất của các loại hình còn lỏng lẻo, chưa có tính đồng bộ, nhất quán. Muốn làm được điều này cần sự quan tâm của chính quyền địa phương, sớm hoàn thành khu quy hoạch, tăng cường khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp đặc biệt với các hộ sản xuất xa khu trung tâm với điều kiện thiếu thốn hơn.

b. Liên kết trong tiêu thụ cam

Trong những năm qua, huyện Lạng Giang cũng tổ chức nhiều lớp tập huấn cho người sản xuất về các kênh tiêu thụ, các hình thức liên kết tiêu thụ và các buổi gặp mặt giữa người sản xuất và các đơn vị tiêu thụ như các doanh nghiệp, các tiểu thương hay các thương lái thu mua sản phẩm nhằm mục đích tạo ra sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu ra cây cam được ổn định, phù hợp với điều kiện địa phương thông qua sự thảo luận và thống nhất giữa người sản xuất và bên thu mua tiêu thụ. Tình hình liên kết trong tiêu thụ cam tại địa bàn được thể hiện qua bảng 4.9.

Có thể thấy rằng, Sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện Lạng Giang chủ yếu do các cơ sở sản xuất “tự thân vận động” hầu hết không được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất hộ và trang trại hầu hết dựa vào các mối quan hệ quen biết, tự tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm qua sự liên kết khá lỏng lẻo, thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, không bị ràng buộc trong liên kết, dẫn đến sự mỏng manh cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất trên địa bàn. Có đến 34,8% số trang trại được hỏi cho biết họ không tham gia liên kết qua các hình thức tiêu thụ sản phẩm như liên kết với các trang trại, các lái buôn hay các doanh nghiệp trên địa bàn.

Bảng 4.9. Thực trạng liên kết trong tiêu thụ cam của hộ và trang trại trên địa bàn huyện Lạng Giang

STT Diễn giải Hộ Trang trại SL(Hộ) TL(%) SL(TT) TL(%)

1 Tham gia liên kết 26 83,60 15 65,22

1.1 Cơ sở với cơ sở 10 17,86 0 0,0

1.2 Cơ sở với lái buôn 32 57,14 11 47,23

1.3 Cơ sở với doanh nghiệp 14 25,00 4 17,39

2 Không tham gia liên kết 41 61,19 8 34,78

3 Số cơ sở nhận hỗ trợ của địa phương trong sản xuất cam

3.1 Nhiều 18 26,90 7 30,43

3.1 Trung bình 7 10,40 5 21,74

3.3 Không hỗ trợ 42 62,70 11 47,83

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Mỗi năm, các trang trại này tìm một mối tiêu thụ khác nhau, giá cả không ổn định dẫn đến hiện tượng ép giá trong thu mua, giảm giá thành sản phẩm, giảm hiệu quả kinh tế của người sản xuất.

4.1.3. Tiến bộ khoa học kỹ thuật

a. Lựa chọn giống

Hàng năm, toàn huyện sử dụng khoảng 100 ngàn cây giống. Mặc dù công tác quản lý giống trong những năm qua đã được UBND huyện tăng cường, tuy nhiên, sản xuất giống cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng tính đến thời điểm hiện nay vẫn chủ yếu theo hướng tự phát, chất lượng giống không đồng đều, chưa có tổ chức hoặc cá nhân nào có thương hiệu, nhãn hiệu riêng cho sản phẩm giống nên chưa phát huy được hết hiệu quả của trồng cam.

Qua bảng 4.10 có thể thấy rằng, công tác quản lý nguồn phân phối giống của địa phương còn khá lỏng lẻo, trong khi hầu hết các trang trại trồng cam đều mua giống từ những nơi có nguồn gốc rõ ràng (hơn 80%) thì các hộ nông dân lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)