trực tiếp cho người tiêu dùng. Với kênh tiêu thụ này, tuy số lượng bán ít (chỉ khoảng 7%), nhưng là chuỗi tiêu dùng dễ tính và mang lại nguồn thu đều và trực tiếp. Người sản xuất có thể chọn ra các loại cam bị xấu hơn, có chất lượng thấp hơn (cam rụng, cam đứt cuống, cam úng dập với mức độ vừa phải) để bán dần vào đầu mùa. Do những người mua với số lượng ít nên giá bán có cao hơn một chút ít so với việc bán cho nhóm khách hàng bán buôn.
* Tiêu thụ gián tiếp Kênh 1 cấp 55 % Kênh 2 cấp 24% Kênh 3 cấp 14%
Sơ đồ 4.1. Các kênh tiêu thụ cam trên địa bàn huyện Lạng Giang
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Người sản xuất cam Ngư ời tiêu dùng cuối cùng Người bán lẻ Người bánbuô Người bán lẻ Đại lý Người bánbuô Người bán lẻ
Qua sơ đồ 4.1 có thể thấy rằng, thực tế tại địa phương, sản phẩm cam có kênh cung tương đối phức tạp.
Hướng tiêu thụ thứ nhất là bán cho những người bán lẻ, từ đó người bán lẻ trực tiếp phân phối ra thị trường và đến tay người tiêu dùng. Kênh tiêu thụ này tiêu thụ phần lớn cam sản xuất ra của huyện Lạng Giang (chiếm đến 55%). Với phương thức bán này thì giảm được chi phí thu hoạch (giảm công thu hoạch). Nhưng với cách thức bán sản phẩm như vậy thì thường làm giảm phẩm chất của sản phẩm, vì độ chín của số quả trên cây không phải là 100% mà thường chỉ vào khoảng 85%. Các nhà bán lẻ này sẽ phân loại sản phẩm và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Hướng tiêu thụ thứ hai là thông qua người bán buôn, sau đó người buôn cam này vận chuyển đến các thị trường các tỉnh khác để phân phối cho những nười bán lẻ, kênh phân phối này phải qua hai tác nhân tiêu thụ mới đến được tay người tiêu dùng (chiếm 24%) giá thành sẽ cao hơn và chất lượng của loại sản phẩm này sẽ được chọn lọc kỹ hơn so với 2 hướng tiêu thụ trên, giá thành cũng có phần cao hơn.
Kênh tiêu thụ cuối cùng, các đơn vị thu gom cam sản phẩm, phân phối đến các thị trường tiêu thụ lớn, thông qua các đại lý bán buôn lớn trên từng địa bàn các tỉnh, thành phố tiếp đó các đại lý này cung cấp cam cho các đại lý bán lẻ ở các địa phương xa hơn. Có thể thấy rằng hình thức tiêu thụ này qua ba đơn vị trung gian để cam có thể đến tay người tiêu dùng (tuy chỉ chiếm 14%) tuy nhiên phần nào cũng đội giá cam lên khá cao so với giá gốc. Gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cũng không mang lại hiệu quả cho người sản xuất.
Có thể thấy kênh tiêu thụ sản phẩm cam của địa phương khá phức tạp, điều này làm cho giá sản phẩm đến với tay người tiêu dùng bị đội lên khá nhiều, do các chi phí vận chuyển, cộng với phần lợi nhuận của mỗi khâu trong chuỗi.
4.1.5. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cam
4.1.5.1. Diện tích, sản lượng cam toàn huyện
Huyện Lạng Giang là một huyện nông nghiệp và khá đông dân của tỉnh Bắc Giang, đời sống KTXH của người dân nơi đây được đánh giá là trung bình. Sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn sinh sống chủ yếu của người dân và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu việc làm và cơ cấu kinh tế của huyện. Trong những năm qua, địa phương đã và đang có những bước tiến rõ rệt trong quá trình phát
triển cả về kinh tế, xã hội, cũng như về thu nhập và cả trình độ dân trí của người dân địa phương.
Bảng 4.13. Diện tích, sản lượng cam toàn huyện trong 3 năm 2014 - 2016
Loại đất Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 BQ Diện tích trồng cam 878,5 1.105 1.290,10 125,78 116,75 121,18 Diện tích cam cho
sản phẩm 822 878,5 1.105 106,87 125,78 115,94 Sản lượng cam (tấn) 996,3 1.064,7 1.354,7 106,86 127,23 116,61 Giá trị sản xuất
nông nghiệp 903.175 997.420 1.040.592 110,43 106,46 107,34 Giá trị sản xuất cam 258.216 325.149 518.732 125,92 159,54 141,74 Giá trị sản xuất cam
hàng hóa 212.420 285.760 483.130 134,53 169,07 150,81 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lạng Giang (2014, 2015,2016)
Việc sử dụng các nguồn quỹ đất sẵn có của huyện được khai thác để sử dụng vào chăn nuôi, trồng trọt đưa đến giá trị kinh tế rất lớn, cùng với đó là sự đổi mới về phương thức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, hoạt động có hiệu quả, các loại cây trồng và vật nuôi ngày càng đa dạng về chủng loại, được chăm chút về chất lượng, mẫu mã đang được đưa vào sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa.
Có thể nói cây Cam trong những năm gần đây là loại cây trồng được sản xuất đại trà trên địa bàn các vùng cao của huyện, cây cam chiếm một vị thế cực kỳ quan trọng. Việc sản xuất cây cam đã ngày càng phát huy được hiệu quả về cả kinh tế cũng như xã hội, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động và thật sự đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo, thậm chí còn giúp nhiều người nông dân làm giàu từ trồng cam. Do được xác định giá trị cũng như lợi thế của cây Cam trong phát triển kinh tế, chính quyền địa phương đã có quy hoạch, định hướng và chủ trương đưa cây Cam trở thành loại cây trồng trọng điểm để phát triển đối với khu vùng cao của huyện.
Qua bảng 4.13 có thể thấy, qua 3 năm từ 2014 – 2016 thì diện tích trồng cam trong tổng diện tích đất nông nghiệp tăng từ 878,5 ha lên 1.290,1 ha. Sản
lượng cam từ năm 2014 là 996,3 tấn thì đến năm 2016 con số này đã là hơn 1.354,7 tấn cam quả tốc độ tăng bình quân của sản lượng cam trên toàn huyện là hơn 116,61%.
Giá trị sản xuất cam trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng có xu hướng tăng mạnh do những năm vừa qua thì cây cam mang lại nguồn lợi rất lớn cho người sản xuất nên có sự đầu tư nhiều hơn vào trồng cam trên toàn huyện. Từ năm 2014 đến 2016, có thể thấy giá trị sản xuất nông nghiệp tăng không nhiều, với tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 107,34% trong khi đó, giá trị sản xuất cam tăng cao, từ chiếm 25,07% năm 2014 lên 43,40% năm 2016 tương ứng tốc độ tăng bình quân là 141,74%, chỉ trong 3 năm thì con số này là rất đáng kể, đóng góp rất nhiều vào trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn huyện. Nguyên nhân chủ yếu do thấy được nguồn lợi từ cây cam mang lại, cùng với sự tích cực tuyên truyền, vận động bà con vùng cao thay đổi cơ cấu cây trồng nên rất nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các khu trồng cam riêng dựa trên diện tích đất sẵn có qua việc chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển từ các cây trồng kém hiệu quả hơn như vải thiều, na, hồng để sang trồng cam dẫn đến diện tích cam qua 3 năm từ 2014 – 2016 tăng lên khá nhiều. Trong khi đó diện tích các loại cây trồng khác giảm đi do đó có thể thấy rằng xu hướng sản xuất cây cam đang có ưu thế hơn các loại cây khác và được chú trọng vào nhiều hơn do đã có sự đánh giá và đề ra cây cam là loại cây chủ lực của huyện.
Trong những năm tới, chính quyền huyện Lạng Giang cần có những chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của diện tích cây cam trên địa bàn, tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển cây cam thành cây trồng chủ lực, mang thương hiệu vùng, đem lại nguồn lợi lớn nhất cho toàn huyện trong khi các cây, con khác đang kém hiệu quả thì cây cam sẽ là nguồn cứu cánh và là hướng đi đúng trong tương lai.
Hiện tại huyện Lạng Giang có gần 1.300 ha trồng cam phân bố chủ yếu ở các xã là Tân Thịnh, Quang Thịnh, Nghĩa Hòa, Hương Sơn, Đào Mỹ, Tiên Lục, Tân Thanh. Mục tiêu đến hết năm 2017, huyện sẽ quy hoạch và cải tạo diện tích trồng cam, mở rộng thêm lên đến 1.550 ha trồng cam trong đó 1.200 ha cho sản phẩm ổn định và chất lượng cao. Phấn đấu đặt mục tiêu đến năm 2020, diện tích cam trong quy hoạch lên đến 2.000 ha trong đó có khoảng 85% diện tích cam cho thu hoạch ổn định và đạt hiệu quả cao.
Bảng 4.14. Kết quả sản xuất cam tại 3 xã điều tra giai đoạn 2014 – 2016
Diễn giải ĐVT 2014 2016 So sánh (%) 2016/2014 BQ A. Xã Nghĩa Hoà
- Diện tích cây lâu năm Ha 57,8 71,5 123,70 111,22 - Diện tích cam cho sản phẩm Ha 24,5 31,6 128,98 113,57 - Năng suất cam Tấn/ha 12,1 12,3 101,65 100,82 - Sản lượng cam Tấn 296,45 388,68 131,11 114,50 B. Xã Tân Thịnh
- Diện tích cây lâu năm Ha 15,9 10,9 68,55 82,80 - Diện tích cam cho sản phẩm Ha 4 5 125,00 111,80 - Năng suất cam Tấn/ha 11,7 12,1 103,42 101,70 - Sản lượng cam Tấn 46,8 60,5 129,27 113,70 C. Xã Quang Thịnh
- Diện tích cây lâu năm Ha 99 70,8 71,52 84,57 - Diện tích cam cho sản phẩm Ha 27,4 36,6 133,58 115,58 - Năng suất cam Tấn/ha 12,6 12,9 102,38 101,18 - Sản lượng cam Tấn 345,24 472,14 136,76 116,94 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lạng Giang (2014, 2016); UBND xã (2014, 2016)
Trong những năm gần đây, huyện Lạng Giang đã có những đánh giá cụ thể về lợi ích kinh tế của cây cam trong sản xuất, không những cho địa phương mà còn mang tính chất nâng cao đời sống người dân với nguồn thu nhập lớn mà cây cam mang lại. Huyện Lạng Giang đã xây dựng 3 vùng trồng cam chính là 3 xã Tân Thịnh, Quang Thịnh, Nghĩa Hòa.
Dễ dàng nhận thấy trong 3 năm từ 2014 – 2016, diện tích cây Cam trên địa bàn 3 xã đều tăng; xã Quang Thịnh tăng diện tích sản xuất cam từ 27,4 ha từ năm 2014 lên đến 36,6 ha năm 2016, tương tự với xã Nghĩa Hoà và xã Tân Thịnh tuy nhiên sự gia tăng của 2 xã này là nhỏ hơn do điều kiện địa hình phức tạp cũng như kế hoạch xây dựng đang trong quá trình thực hiện. Có thể thấy rằng mức độ tăng của diện tích cây lâu năm là thấp hơn so với diện tích trồng cam, do một số hộ gia đình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng vải thiều, táo, trước đây do hiệu quả kinh tế thấp hơn nên đã chuyển sang trồng cam.
Năng suất cam của xã Quang Thịnh là cao nhất và có xu hướng tăng dần theo các năm, cao nhất là năm 2016 với hơn 12,9 tấn/ha trong khi năm 2014 con
số đó chỉ khiêm tốn ở mức hơn 12,6/1ha, lý do có sự tăng vượt trội về năng suất cũng như sản lượng của cây cam là do trong năm 2015, 2016 đã có những hộ sản xuất tích cực tìm hiểu, học hỏi và được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời cũng được huyện hỗ trợ áp dụng các loại phân bón và thuốc BVTV mới vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng năng suất cây cam.
Vì mới được đầu tư vào sản xuất cam trong 5 năm gần đây, xã Tân Thịnh và Nghĩa Hoà vẫn còn khá khiêm tốn về sản lượng, trong năm 2016 sản lượng cam của 2 xã lần lượt là 60,5 tấn và 388,68 tấn, trong khi con số đó của xã Quang Thịnh là 472,14 tấn.
Có thể thấy rằng từ 2014 - 2016, sự tăng lên cả về diện tích, năng suất và chất lượng của cây cam trên địa bàn 3 xã trọng điểm của huyện là tín hiệu tích cực, cho thấy hướng đi đúng đắn khi chuyển đổi mục đích sử dụng các cây kém hiệu quả hơn để mang lại lợi ích về kinh tế cho người dân cũng như địa phương, đồng thời cũng cho thấy sự quan tâm của chính quyền địa phương đến công tác phát triển sản xuất cho cây cam. Tuy nhiên cũng cần có sự quản lý trong diện tích trồng và có kế hoạch phát triển trong trung hạn và dài hạn cho cây cam, cân đối cung cầu của thị trường, tránh những ảnh hưởng tích cực của thị trường như đã rút kinh nghiệm từ những sản phẩm nông nghiệp kém hiệu quả hơn.
4.1.5.2. Khối lượng cam tiêu thụ
Qua bảng 4.16 ta thấy, tình hình tiêu thụ cam trên địa bàn khá ổn định, sản lượng cam thu được gần như được tiêu thụ hết, chỉ có một số nhỏ bị hư hỏng cùng với gia đình để lại để sử dụng vào mục đích như cho, tặng biếu xén …., thị trường tiêu thụ chính là các huyện, tỉnh lân cận.Sản lượng cam và giá trị cam tăng hàng năm khá ổn định, đảm bảo thu nhập cho người sản xuất.
Bảng 4.15. Khối lượng cam tiêu thụ toàn huyện Lạng Giang
Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1- Sản lượng cam sản xuất Tấn 996,3 1064.7 1.354,7 106,87 127,24 116,61 2- Khối lượng cam tiêu thụ Tấn 852,3 898 1165 105,36 129,73 116,91 - Trong huyện Tấn 61 63 82 103,28 130,16 115,94 - Ngoài huyện Tấn 791,3 835 1083 105,52 129,70 116,99 3- Tỷ lệ tiêu thụ % 85,55 84,34 86,00 98,59 101,96 100,26 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lạng Giang (2014,2015, 2016)
4.1.5.3. Hiệu quả kinh tế của đơn vị sản xuất
a. Đầu tư chi phí
Bảng 4.16. Đầu tư chi phí bình quân 1ha cam thời kỳ sản xuất kinh doanh của hộ và trang trại trên địa bàn huyện Lạng Giang
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Hộ Trang trại So sánh
1. Chi phí trung gian 54,12 74,55 137,75
Phân bón hữu cơ 11,76 16,26 138,27
Phân bón vô cơ
- Đạm 2,68 4,56 170,15
- Lân 1,91 2,62 137,17
- Kali 1,61 2,91 180,75
Thuốc BVTV 5,84 12,4 212,33
2. Chi phí thuê lao động 18,96 23,28 122,78
3.Chi khác 11,36 12,52 110,21
4. Khấu hao 9,80 12,2 124,49
Tổng chi phí: 63,92 86,75 135,72
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua bảng 4.16, đối với thời kỳ kinh doanh, thì sự chênh lệch khi đầu tư sản xuất cam giữa hai loại hình là khá rõ rệt. Tổng chi phí trên 1 ha của các hộ trồng cam là 63,92 triệu đồng. Chi phí bình quân của các trang trại trên 1ha sản xuất cam 86,75 triệu đồng, có thể thấy do mức độ thâm canh cao, đầu tư phân bón nhiều và với sự khác biệt khi đầu tư thuốc BVTV chất lượng tốt hơn nên chi phí sản xuất của các trang trại trên địa bàn là lớn hơn khá nhiều so với các hộ chưa có điều kiện đầu tư thâm canh để tăng năng suất. Trong thời kỳ kinh doanh, thì các loại sâu bệnh trên cây cam phát triển rất nhanh. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất trong một năm của cây cam, mà còn có thể ảnh hưởng đến năng suất của các năm còn lại. Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao chi phí về thuốc bảo vệ thực vật lại chiếm tỷ lệ lớn như vậy trong tổng chi phí đầu tư trong năm của cả hai loại cam.
Các hộ dân nơi đây hầu hết đã được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trên địa bàn và được nông trường giao đất để sản xuất. Vì vậy mà những người này ít nhiều cũng được tiếp cận với kỹ thuật và đã có kinh nghiệm trồng cam lâu năm. Vì vậy lượng phân bón mà các hộ dân nơi đây bón cho cam là khá thích
hợp, nếu bón quá nhiều phân có thể dẫn tới khả năng cam mọc nhiều chồi non vào mùa hè, dày vỏ, giảm năng suất,… Bón ít phân thì dẫn tới tình trạng cam thiếu dinh dưỡng, giảm năng suất, nếu kéo dài thì sẽ gây khô cằn và nghèo đất. Có thể thấy, mỗi năm các hộ bón rất nhiều loại phân cho cam và với khối lượng không nhỏ. Lượng phân mà các nông hộ ở đây bón chủ yếu là các loại phân bón hóa học vì vậy cần chú ý bón phân một cách hợp lý nhằm giảm chi phí đầu tư, cũng như tránh làm thoái hóa đất trồng.
b. Hiệu quả sản xuất cam theo hình thức tổ chức sản xuất