Kết quả nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị lơxêmi cấp tiền tuỷ bào bằng ATRA và arsenic trioside tại viện huyết học truyền máu trung ương (Trang 36 - 38)

3. kết quả nghiên cứu

3.1.4.Kết quả nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng

Khảo sát đặc điểm lâm sàng của leukemia cấp thể M3 chúng tôi nhận thấy các hội chứng chung trong leukemia cấp là thiếu máu, nhiễm trùng, hoại tử, xuất huyết, hội chứng xâm lấn tất cả đ−ợc thể hiện trong M3 nh− sau:

3.1.4.1. Hội chứng thiếu máu

Cả 28 bệnh nhân ngay từ khi mới nhập viện đều có hội chứng thiếu máu biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng: da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh (>90 chu kỳ/1 phút), nghe tim có khi có tiếng thổi tâm thu cơ năng ở mỏm tim.

Trong đó có 9 bệnh nhân thiếu máu nhẹ (với mức HST > 80g/l) chiếm 32,1%, 14 bệnh nhân thiếu máu vừa (80 > HST ≥ 60g/l) chiếm 50%, còn lại 5 bệnh nhân thiếu máu nặng (HST <60g/l) chiếm 17,9%.

Bảng 3.2. Đặc điểm hội chứng thiếu máu

Mức độ thiếu máu Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Không thiếu 0 0%

Thiếu máu nhẹ 9 32%

Thiếu máu vừa 14 50%

Thiếu máu nặng 5 18%

Tổng 28 100%

3.1.4.2. Hội chứng xuất huyết

Trong 28 bệnh nhân có 24 bệnh nhân biểu hiện xuất huyết chiếm 86% trong đó phần lớn là xuất huyết phối hợp với nhiều vị trí (xem bảng 3 ch−ơng 3), còn lại 4 bệnh nhân không có xuất huyết chiếm 14,3%. Riêng xuất huyết tạng có 11 tr−ờng hợp, chiếm 39%, các vị trí hay gặp theo thứ tự là đái máu 5 bệnh nhân (17,8%); phân đen 4 bệnh nhân (14,3%); kinh nguyệt kéo dài 3 bệnh nhân (10,7%). Đặc điểm của hội chứng xuất huyết ở những bệnh nhân này là các triệu chứng xuất hiện nhanh và rầm rộ. Đã có 5 bệnh nhân tử vong do xuất huyết não.

Bảng 3.3. Đặc điểm xuất huyết

Số bệnh nhân Xuất huyết

Có Không

Tổng Tỷ lệ %

Có xuất huyết chung 24 4 28 86%

Xuất huyết d−ới da 23 5 28 82%

Xuất huyết niêm mạc 19 9 28 67%

Xuất huyết tạng 11 17 28 39%

DD + niêm mạc + tạng 9 19 28 32%

DD + tạng 1 27 28 4%

DD + niêm mạc 11 17 28 39%

(DD: d−ới da; nm: niêm mạc; XH; xuất huyết)

3.1.4.3. Hội chứng nhiễm trùng, hoại tử

Trong 28 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi nhận thấy 12 bệnh nhân có biểu hiện sốt chiếm 43%, còn lại 16 bệnh nhân không sốt chiếm 57%. Tổng số bệnh nhân tìm thấy ổ nhiễm trùng là 10 bệnh nhân, chiếm 36%, còn lại 18 bệnh nhân không có ổ nhiễm trùng chiếm 64%.

Bảng 3.4. Đặc điểm sốt và nhiễm trùng Sốt Không Tổng Tỷ lệ % nhiễm trùng Có ổ NT 9 1 10 36% Không 3 15 18 64% Tổng 12 16 28 Tỷ lệ 43% 57% 100%

Trong số 12 bệnh nhân có sốt thì có 9 bệnh nhân phát hiện đ−ợc ổ nhiễm trùng chiếm 75%, 3 bệnh nhân còn lại có sốt nh−ng không tìm thấy ổ nhiễm trùng, chiếm 25%.

Các ổ nhiễm trùng gặp ở các vị trí theo thứ tự sau: miệng họng, phế quản, tiết niệu, một bệnh nhân nhiễm trùng vết th−ơng ngón tay.

3.1.4.4. Đặc điểm hội chứng xâm lấn (hội chứng u) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 13 bệnh nhân có biểu hiện hội chứng u trong số đó chỉ có 5 tr−ờng hợp phối hợp 2 triệu chứng và 1 tr−ờng hợp có biểu hiện cả gan, lách và hạch to. Một bệnh nhân có biểu hiện liệt dần dần 2 chi d−ới theo kiểu chèn ép tuỷ, tuy nhiên dịch não tuỷ không có tế bào ác tính, mặt khác bệnh nhân này còn có điều ch−a phù hợp về chẩn đoán, chúng tôi sẽ đề cập tới vấn đề này ở phần bàn luận. Bảng 3.5. Đặc điểm hội chứng u Số bệnh nhân Triệu chứng Có Không Tổng Tỷ lệ % Gan to 8 20 28 29 Lách to 1 27 28 4 Hạch to 10 18 28 36 Phối hợp 6 22 28 21

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị lơxêmi cấp tiền tuỷ bào bằng ATRA và arsenic trioside tại viện huyết học truyền máu trung ương (Trang 36 - 38)