Chương trình mô phỏng

Một phần của tài liệu tài liệu lập trình plc (Trang 48 - 59)

S7-200 Simulator 2.0 Ing English là một trong những phần mềm dùng để mô phỏng hoạt động của PLC sau khi được nạp chương trình. Chúng ta có thể mô phỏng chương trình đã viết bằng cách sử dụng phần mềm này mà không cần đến PLC. Để chạy mô phỏng, ta chỉ cần thực thi File S7-200.exe, sau khi khởi động ta được giao diện như hình bên:

Hình 3.9. Giao diện của S7-200 Simulator 2.0

Đèn báo trạng thái hoạt động của CPU

Đèn báo trạng thái ngõ ra Đèn báo trạng thái ngõ vào Các công tắc ngõ vào Modul mở rộng

Loại CPU đang dùng mô phỏng

Xem trạng thái chương trình

Giáo trình PLC S7-200

- Viết chương trình bằng phần mềm Step 7 Micro Win - Biên dịch chương trình: File/Export

- Đặt tên tập tin và chọn Save (*.awl)

- Khởi động phần mềm mô phỏng S7-200.exe

- Chọn loại CPU: Configuration /CPU Type/Chọn loại CPU cần mô phỏng - Mở File cần mô phỏng: Program/Load Program/Accept/Chọn file *.awl - Chạy mô phỏng: PLC / Run hoặc biểu tượng Run trên thanh công cụ - Thay đổi trạng thái ngõ vào bằng các công tắc trên bảng đ.khiển màu xanh - Quan sát các đèn báo trạng thái ngõ vào ra trên PLC

PHẦN 2: BÀI TẬP THỰC HÀNH BÀI 1: HỆ THỐNG TRỘN HÓA CHẤT.

Cho hệ thống trộn hóa chất và quy định cổng vào/ra như hình 1.

Hình 1: Hệ thống trộn hóa chất

Nguyên lý hoạt động:

Khi nhấn bật nút START hệ thống bắt đầu bơm hóa chất vào bình trộn thông qua các bơm HC 1, HC 2 và HC 3. Khi hóa chất trong bình đạt đến mức cao L+ thì dừng các bơm HC 1, HC 2 và HC 3 đồng thời bật động cơ trộn THUẬN, 5 giây sau dừng động cơ trộn THUẬN bật động cơ trộn NGHỊCH, 5s sau dừng động cơ trộn NGHỊCH đồng thời mở VAN để đưa hóa chất đã được trộn ra ngoài.

Hóa chất được xả ra ngoài cho đến khi đạt đến mức thấp L-, lúc này đóng VAN lại đồng thời bơm các HC 1, HC 2 và HC 3 vào bình. Hệ thống cứ thế tiếp tục.

Toàn bộ hệ thống sẽ dừng lại khi nút STOP tác động.

BÀI 2: HỆ THỐNG TRỘN PHỐI LIỆU

Giáo trình PLC S7-200

Hình 2: Hệ thống trộn phối liệu

Nguyên lý hoạt động:

Khi nhấn bật nút START, lúc này BT1 và BT2 bắt đầu hoạt động để mang nguyên liệu cần trộn vào trong bình trộn. Khi nguyên liệu trong bình đạt đến mức cao L+ thì dừng các băng tải BT1 và BT2 lại đồng thời bật động cơ trộn THUẬN, 5 giây sau dừng động cơ trộn THUẬN bật động cơ trộn NGHỊCH, 5s sau dừng động cơ trộn NGHỊCH đồng thời BT3 hoạt động để mang sản phẩm đã được trộn ra ngoài.

Sản phẩm được mang ra ngoài cho đến khi đạt đến mức thấp L-, lúc này dừng BT3 đồng thời BT1 và BT2 hoạt động trở lại. Hệ thống cứ thế tiếp tục.

Toàn bộ hệ thống sẽ dừng lại khi nút STOP tác động.

BÀI 3: HỆ THỐNG ĐÈN NHẤP NHÁY

Nguyên lý hoạt động:

Hệ thống hoạt động khi nút START tác động

Khi nhấn nút UP thứ tự đèn sáng từ D1 đến D6 các đèn sáng cách nhau 1s, chu trình sẽ lập đi lặp lại.

Khi nhấn nút DOWN thứ tự đèn sáng từ D6 đến D1 các đèn sáng cách nhau 1s, chu trình sẽ lập đi lặp lại.

Khi nhấn nút CLOCK tất cả các đèn sẽ sáng nhấp nháy cách nhau 1s. Chương trình sẽ dừng lại (tắt tất cả các đèn) khi nút STOP tác động.

Chú ý: Hệ thống sẽ ưu tiên cho nút bật sau cùng (Viết chương trình cho cả 2 trường hợp nút nhấn không duy trì trạng thái và nút nhấn duy trì trạng thái).

BÀI 4: HỆ THỐNG ĐẾM VÀ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM.

Cho hệ thống Đếm, đóng gói sản phẩm và quy định cổng vào/ra như hình 4.

Hình 4: Hệ thống đềm và đóng gói sản phẩm

Nguyên lý hoạt động:

Khi nhấn nút START động cơ DC1 bắt đầu hoạt động mang sản phẩm vào trong hộp (lúc này led 7 đoạn hiển thị số 0), khi sản phẩm vào trong hộp thì cảm biến CB nhận được và led 7 đoạn sẽ hiển thị số sản phẩm đã đi qua. Khi đếm đủ 5 sản phẩm và trong hộp, lúc này DC1 dừng lại, bộ đếm reset về 0, DC 2 mang băng tải chạy tới 3s sau đó dừng lại, DC 1 tiếp tục chạy mang sản phẩm vào trong hộp và chu trình cứ thế tiếp tục.

Toàn bộ hệ thống sẽ dừng lại khi có nút STOP tác động (LED 7 đoạn sẽ hiển thị số 8).

Giáo trình PLC S7-200

BÀI 5: ĐIỀU KHIỂN 3 ĐỘNG CƠ.

Cho 3 động cơ A, B, C và quy định cổng vào/ra như hình 5.

Hình 5: Điều khiển 3 động cơ.

Nguyên lý hoạt động:

Khi nhấn nút START:

Động cơ A chạy thuận 3s  Động cơ B chạy thuận 3s  Động cơ C chạy thuận 3s  Động cơ C chạy nghịch 3s  Động cơ B chạy nghịch 3s  Động cơ A chạy nghịch 3s  Dừng tất cả các động cơ.

Khi có nút STOP tác động thì dừng các động cơ A,B,C

BÀI 6: HỆ THỐNG BƠM NƯỚC.

Nguyên lý hoạt động:

Khi nhấn bật nút START hệ thống bắt đầu bơm nước vào bồn thông qua các bơm B1 và B2. Khi nước trong bình đạt đến mức cao L+ thì dừng bơm B1 (Bơm B2 vẫn hoạt động) đồng thời bật các bơm B3 và B4 để bơm nước ra ngoài. Khi nước trong bình xuống đến mức thấp L- thì dừng bơm B3 (Bơm B4 vẫn hoạt động) đồng thời bật lại bơm B1 để bơm nước vào bình. Hệ thống cứ thế tiếp tục.

Toàn bộ hệ thống sẽ dừng lại khi nút STOP tác động.

BÀI 7: HỆ THỐNG BƠM VÀ ĐỊNH LƯỢNG CHẤT LỎNG

Cho hệ thống bơm, định lượng chất lỏng và quy định cổng vào/ra như hình 7.

Hình 7: Hệ thống bơm, định lượng chất lỏng.

Nguyên lý hoạt động:

Khi nhấn START thì hệ thống bắt đầu hoạt động.

Khi nhấn một nút điều khiển DK(L1L6) bất kỳ thì hệ thống sẽ bật/tắt BƠM hoặc là mở/đóng VAN XẢ thích hợp để điều khiển mức nước đến mức mong muốn.

Giáo trình PLC S7-200

BÀI 8: ĐIỀU KHIỂN 3 XILANH

Cho hệ thống 3 xilanh và quy định cổng vào/ra như hình 4.8.

Hình 8: Điều khiển 3 xilanh.

Nguyên lý hoạt động:

Khi nhấn nút START:

XLB và XLC lùi về chạm CTHT3 và CTHT5 (nếu trạng thái ban đầu chưa chạm) đồng thời XLA tiến tới chạm CTHT2. Sau khi XLA chạm CTHT2 được 3s thì XL B bắt đầu tiến tới chạm CTHT4, 3s sau XLC tiến tới chạm CTHT6

Sau khi XLC chạm CTHT6 được 5s thì XLC lùi về chạm CTHT5, 3s sau khi chạm CTHT5 thì XLB lùi về chạm CTHT3, 3s sau khi chạm CTHT 3 thì XLA lùi về chạm CTHT1 đồng thời kết thúc chu trình hoạt động.

Trong quá trình hoạt động nếu có nút STOP tác động thì cả 3 xi lanh sẽ lùi về chạm các CTHT1, 3 và 5.

BÀI 9: ĐÈN GIAO THÔNG

Cho hệ thống đèn giao thông và quy định cổng vào/ra như hình 4.9.

Hình 9: Hệ thống đèn giao thông

Nguyên lý hoạt động

Khi nhấn START, thời gian các đèn sáng như sau: Đèn xanh sáng 7s

Đèn vàng sáng 3s Đèn đỏ sáng 10s

Ban đầu đèn X1 và Đ2 sáng trước.

Giáo trình PLC S7-200

BÀI 10: ĐIỀU KHIỂN 3 XILANH VÀ 2 ĐỘNG CƠ.

Cho hệ thống gồm 3 xilanh và 2 động cơ với ký hiệu và địa chỉ cổng vào/ra như trên bảng sau:

Ký hiệu Địa chỉ Chức năng

START I0.0 Khởi động hệ thống

STOP I0.1 Dừng hệ thống

CTHT1 I0.2 Công tắc H.trình Xilanh A1 CTHT2 I0.3 Công tắc H.trình Xilanh A2 CTHT3 I0.4 Công tắc H.trình Xilanh B1 CTHT4 I0.5 Công tắc H.trình Xilanh B2 CTHT5 I0.6 Công tắc H.trình Xilanh C1 CTHT6 I0.7 Công tắc H.trình Xilanh C2 CT1 I1.3 Công tắc chọn chương trình 1 CT2 I1.4 Công tắc chọn chương trình 2 CT3 I1.5 Công tắc chọn chương trình 3

A+ Q0.0 Xi lanh A tiến A- Q0.1 Xi lanh A lùi B+ Q0.2 Xi lanh B tiến B- Q0.3 Xi lanh B lùi C+ Q0.4 Xi lanh C tiến C- Q0.5 Xi lanh C lùi

1T Q0.6 Động cơ 1 quay thuận

1N Q0.7 Động cơ 1 quay nghịch

2T Q1.0 Động cơ 2 quay thuận

2N Q1.1 Động cơ 2 quay nghịch

Nguyên lý hoạt động:

Hệ thống hoạt động khi nút START được tác động

Khi bật CT1 lúc này các xilanh sẽ hoạt động theo chu trình giống như bài 8 (xem nguyên lý ở bài 8), các động cơ không hoạt động

Khi bật CT2 các xilanh không hoạt động, các động cơ hoạt động theo nguyên tắc: Động cơ 1 quay thuận 5s  động cơ 2 quay thuận 5s  dừng cả 2 động cơ 5s  động cơ 2 quay nghịch 5s  động cơ 1 quay nghịch 5s  dừng hệ thống.

Khi bật CT3 hệ thống sẽ hoạt động kết hợp giữa chương trình 1 và chương trình 2, tức là sau khi hoạt động xong chương trình 1 (chương trình điều khiển xilanh) sẽ tiếp tục chương trình 2 (chương trình điều khiển động cơ).

Khi có nút STOP tác động thì:

BÀI 11: ĐIỀU KHIỂN 4 XILANH VÀ 3 ĐỘNG CƠ.

Cho hệ thống gồm 4 xilanh và 3 động cơ với ký hiệu và địa chỉ cổng vào/ra như trên bảng sau:

Ký hiệu Địa chỉ Chức năng

START I0.0 Khởi động hệ thống

STOP I0.1 Dừng hệ thống

CTHT 1 I0.2 Công tắc H.trình Xilanh A1 CTHT 2 I0.3 Công tắc H.trình Xilanh A2 CTHT 3 I0.4 Công tắc H.trình Xilanh B1 CTHT 4 I0.5 Công tắc H.trình Xilanh B2 CTHT 5 I0.6 Công tắc H.trình Xilanh C1 CTHT 6 I0.7 Công tắc H.trình Xilanh C2 CTHT 7 I1.0 Công tắc H.trình Xilanh D1 CTHT 8 I1.1 Công tắc H.trình Xilanh D2 CT1 I1.3 Công tắc chọn chương trình 1 CT2 I1.4 Công tắc chọn chương trình 2 CT3 I1.5 Công tắc chọn chương trình 3

A+ Q0.0 Xi lanh A tiến

B+ Q0.1 Xi lanh B tiến

C+ Q0.2 Xi lanh C tiến

D+ Q0.3 Xi lanh D tiến

DCT1 Q0.4 Động cơ 1 quay thuận DCN1 Q0.5 Động cơ 1 quay nghịch DCT2 Q0.6 Động cơ 2 quay thuận DCN2 Q0.7 Động cơ 2 quay nghịch DCT3 Q1.0 Động cơ 3 quay thuận DCN3 Q1.1 Động cơ 3 quay nghịch

Nguyên lý hoạt động:

Khi nhấn START, hệ thống bắt đầu hoạt động

Khi bật CT1 lúc này các động cơ không hoạt động, các xilanh sẽ hoạt động theo chu trình như sau: Đầu tiên cả 3 xilanh 2,3,4 lùi về chạm CTHT 3,5,7 đồng thời xilanh 1 tiến tới chạm CTHT2 5s  xilanh 2 tiến tới chạm CTHT4 5s  xilanh 3 tiến tới chạm CTHT6 5s  xilanh 4 tiến tới chạm CTHT8 5s  xilanh 4 lùi về chạm CTHT7 5s  xilanh 3 lùi về chạm CTHT5 5s  xilanh 2 lùi về chạm CTHT3 5s  xilanh 1 lùi về chạm CTHT1 5s  Kết thúc chu trình hoạt động

Khi bật CT2 các xilanh không hoạt động, các động cơ hoạt động theo nguyên tắc: Động cơ 1 quay thuận 5s  động cơ 2 quay thuận 5s  động cơ 3 quay thuận 5s

Giáo trình PLC S7-200

Khi bật CT3 hệ thống sẽ hoạt động kết hợp giữa chương trình 1 và chương trình 2, tức là sau khi hoạt động xong chương trình 1 (chương trình điều khiển xilanh) sẽ tiếp tục chương trình 2 (chương trình điều khiển động cơ).

Khi có nút STOP tác động thì:

+ Đối với các xilanh: 4 xilanh đều lùi về chạm các CTHT 1,3,5,7 + Đối với các động cơ: Dừng toàn bộ động cơ.

Một phần của tài liệu tài liệu lập trình plc (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w