Lệnh nhảy và lệnh gọi chương trình con

Một phần của tài liệu tài liệu lập trình plc (Trang 28 - 29)

Các lệnh của chương trình, nếu không có những lệnh điều khiển riêng, sẽ được thực hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới trong một vòng quét. Lệnh điều khiển chương trình cho phép thay đổi thứ tự thực hiện lệnh. Chúng cho phép chuyển thứ tự thực hiện, đáng lẽ ra là lệnh tiếp theo, tới một lệnh bất cứ nào khác của chương trình, trong đó nơi điều khiển chuyển đến phải được đánh dấu trước bằng một nhãn, chỉ đích. Thuộc nhóm lệnh điều khiển chương trình gồm: lệnh nhảy, lệnh gọi chương trình con. Nhãn chỉ đích, hay gọi đơn giản là nhãn phải được đánh dấu trước khi thực hiện lệnh nhảy hay lệnh gọi chương trình con.

Việc đặt nhãn cho lệnh nhảy phải nằm trong chương trình. Nhãn của chương trình con, hoặc của chương trình xử lý ngắt được khai báo ở đầu chương trình. Không thể dùng lệnh nhảy JMP để chuyển điều khiển từ chương trình chính vào một nhãn bất kỳ trong chương trình con hoặc trong chương trình xử lý ngắt. Tương tự như vậy cũng không thể từ một chương trình con hay chương trình xử lý ngắt nhảy vào bất cứ một nhãn nào nằm ngoài các chương trình đó.

Lệnh gọi chương trình con là lệnh chuyển điều khiển đến chương trình con. Khi chương trình con thực hiện xong các phép tính của mình thì việc điều khiển lại được chuyển trở về lệnh tiếp theo trong chương trình chính nằm ngay sau lệnh gọi chương trình con. Từ một chương trình con có thể gọi được một chương trình con khác trong nó, có thể gọi như vậy nhiều nhất là 8 lần trong S7-200.

STL LAD Mô tả

JMP n

Lệnh nhảy thực hiện việc chuyển điều khiển đến nhãn n trong một chương trình.

LBL n Lệnh khai báo nhãn n trong một

chương trình.

CALL SBR_0

Lệnh gọi chương trình con, thực hiện phép chuyển điều khiển đến chương trình con có nhãn là SBR_0.

CRET Lệnh trở về chương trình đã gọi

Giáo trình PLC S7-200

Ví dụ về lệnh nhảy:

Một phần của tài liệu tài liệu lập trình plc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w