Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Duy
4.1.4. Phân tắch, đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về
nước về đất đai
4.1.4.1. Tình hình quản lý đất đai
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Duy Tiên tiếp tục được củng cố và đi vào nề nếp, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của ngành và của Huyện. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn Huyện được thể hiện qua các nội dung sau:
* Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện
Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và chỉ đạo của Tổng cục Địa chắnh (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường), các cơ quan quản lý đất đai đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai một cách đồng bộ và toàn diện trên địa bàn, hạn chế được những tiêu cực phát sinh và cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ, kế hoạch của ngành, của Huyện đề ra, từng bước đưa công tác quản lý đất đai đi dần vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ hơn góp phần ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai năm 2003. Thực hiện chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chắnh phủ về việc triển khai thi hành luật đất đai năm 2003. Để cụ thể hoá Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật, UBND Huyện đã kịp thời ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương thực hiện việc quản lư và sử dụng đất trên địa bàn Huyện.
Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đến nay công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện đã đi vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ hơn, phần lớn quỹ đất đã được giao, cho thuê cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Luật đất đai năm 2013 góp phần đáng kể vào việc tạo khung pháp lý cao hơn, cụ thể hóa hơn quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tạo môi trường thông thoáng hơn cho đầu tư phát triểnẦ
Nhìn chung, các văn bản đã ban hành kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của Huyện, góp phần quan trọng đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý sử dụng đất. Đảm bảo sử dụng đất đúng mục đắch theo quy định của pháp luật hiện hành.
* Xác định địa giới hành chắnh, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chắnh Thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1994 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chắnh phủ) và Nghị định 53/2000/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2000 của Chắnh Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chắnh, mở rộng thành phố Phủ Lý. Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Nam, UBND Huyện Duy Tiên cùng với huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, Bình Lục, Lý Nhân, thị xã Phủ Lý (nay là thành phố Phủ Lý) đã tiến hành hoạch định lại ranh giới trên cơ sở tài liệu đo đạc 299-TTg và đo đạc chỉnh lý bổ sung. Địa giới hành chắnh của các xã, thị trấn được đo đạc, cắm mốc giới và bàn giao cho UBND các cấp quản lý hồ sơ, kết quả được nộp lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật. Thực hiện Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 23/07/2013 của Chắnh phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chắnh các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng địa giới hành chắnh thành phố Phủ Lý, hiện nay Huyện Duy Tiên có 18 đơn vị hành chắnh gồm 02 thị trấn là Đồng Văn, Hòa Mạc và 16 xã là Mộc Bắc, Châu Giang, Bạch Thượng, Duy Minh, Mộc Nam, Duy Hải, Chuyên Ngoại, Yên Bắc, Trác Văn, Tiên Nội, Hoàng Đông, Yên Nam, Tiên Ngoại, Đọi Sơn, Tiên Phong, Châu Sơn.
* Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chắnh, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Từ năm 1997 Huyện đã tiến hành thành lập, chỉnh lý tài liệu địa chắnh và bản đồ cho các xã, thị trấn trên địa bàn tỷ lệ 1/500; 1/1000; 1/2000. Độ chắnh xác của bản đồ được nâng cao, làm cơ sở cho công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chắnh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Đến nay, đã thiết lập hệ thống lưới địa chắnh hệ toạ độ Quốc gia VN-2000 và xây dựng bản đồ Địa chắnh cho các xã, thị trấn trong toàn Huyện.
* Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên Ủy ban nhân dân Huyện Duy Tiên đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ 2011 - 2015 và đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam phê duyệt theo Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2013. Đây thực sự là hành lang pháp lý, là cơ sở để quản lý và sử dụng đất hợp lý, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư nhằm sử dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật.
Thực hiện theo quy định của Luật đất đai 2013, công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Huyện được thực hiện tốt và đúng thời gian quy định. Luôn tổng hợp nhu cầu mới phát sinh để đề nghị Huyện bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất. Lập kế hoạch sử dụng đất của Huyện luôn theo hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất hợp lý góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nông nghiệp nông thôn theo chủ chương nông thôn mới; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của mọi loại hình và tạo điều kiện phát triển nhanh các thành phần kinh tế.
* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đắch sử dụng đất Việc cho thuê đất và giao đất ổn định lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn.
- Đất nông nghiệp được giao cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng là 5818,81 ha chiếm 82,57% đất nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp được giao cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng 1197,78 ha chiếm 24,14% đất phi nông nghiệp.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được giao cho các tổ chức kinh tế 869,36 ha chiếm 100% diện tắch đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
Công tác thu hồi đất, chuyển mục đắch sử dụng đất nhìn chung thực hiện khá tốt, đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên đúng theo quy định của pháp luật. Thống kê theo định kỳ hàng năm, kiểm kê theo định kỳ 5 năm. Chất lượng công tác kiểm kê, thống kê về đất đai được nâng cao, tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế.
Hệ thống sổ sách thống kê, đăng ký đất đai và theo dõi biến động đất đai của Huyện và các xã, thị trấn được lập đầy đủ theo quy định của Luật đất đai 2013. Đã vào sổ đăng ký phần đất đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng.
Thực hiện Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/08/2014 của Thủ tướng Chắnh phủ, Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16/09/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch số 1858/KH-UBND ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh Hà Nam, từ năm 2014 huyện đã ứng dụng phần mềm vào việc kiểm kê đất đai và được tiến hành động bộ ở các cấp, bộ số liệu của các xã, thị trấn được lập cả dạng giấy và số tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện cũng như công tác quản lý đất đai của cơ quan chuyên môn.
* Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Từ năm 2015 đến nay, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn Huyện được thực hiện thường xuyên. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung chủ yếu vào việc giao đất và cấp GCNQSDĐ, thanh tra về các trường hợp lấn chiếm, tự ý chuyển mục đắch sử dụng đất.
Kết quả rà soát, xử lý vi phạm đất đai ở huyện Duy Tiên cho thấy: Tiến độ xử lý vi phạm, xét duyệt phương án hợp pháp hóa, xét duyệt cấp Giấy chứng nhận QSDĐ còn chậm so với yêu cầu; chưa hoàn thiện xong hồ sơ để hủy kết quả phương án đã phê duyệt, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với 1 trường hợp lấn chiếm cả thửa, hiện không có nhà ở hợp pháp hóa thành đất ở; còn 402 trường hợp tự ý xây dựng nhà ở, công trình trên đất nông nghiệp các xã, thị trấn chưa lập biên bản vi phạm hành chắnh; chưa hoàn thiện hồ sơ chuyển mục đắch sử dụng đất đối với 737 trường hợp tự ý chuyển mục đắch trên đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Toàn huyện cũng còn 436 trường hợp đã được phê duyệt phương án xử lý cấp Giấy chứng nhận QSDĐ song đến nay chưa giao được Giấy chứng nhận. Tại 12 xã, thị trấn đã xây dựng xong phương án xử lý 106/121 thửa đất, nhưng chưa trình Tổ công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, làm cơ sở để UBND huyện ra quyết định phê duyệt.
* Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
Để xử lý những trường hợp vi phạm, huyện Duy Tiên đã đề xuất phương án: Đối với những hộ hợp pháp hóa đất nông nghiệp vượt hạn mức sai quy định (diện tắch trên 180 m2) đề nghị tỉnh cho giữ nguyên phương án đã phê duyệt; trường
hợp xử lý hợp pháp hóa, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ là đất ở quá hạn mức cũng giữ nguyên theo phương án đã phê duyệt.
Với 27 trường hợp Giấy chứng nhận in sai với phương án đã phê duyệt (tại thời điểm phê duyệt phương án đất nông nghiệp nhưng hợp pháp hóa thành đất ở), có 15 trường hợp đã xây dựng công trình phù hợp với quy hoạch có diện tắch 8.050 m2, còn lại 2 trường hợp chưa xây dựng công trình, diện tắch 372 m2. Phương án xử lý, đối với những trường hợp đã xây dựng công trình, các xã, thị trấn đang xác minh nguồn gốc sử dụng đất, trong đó những trường hợp đủ điều kiện công nhận là đất ở thì giữ nguyên theo kết quả phương án đã xử lý; trường hợp không đủ điều kiện hợp pháp hóa là đất ở, hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện quyết định hủy kết quả phương án, thu hồi Giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp.
Đối với 737 trường hợp chuyển mục đắch sử dụng đất, tự ý xây dựng nhà ở công trình trên đất nông nghiệp, huyện đã cho rà soát lại. Kết quả, tất cả các trường hợp trên vi phạm phù hợp với quy hoạch. Đối với những hộ vi phạm do chuyển mục đắch sử dụng đất, UBND huyện Duy Tiên chỉ đạo các xã, thị trấn hướng dẫn từng trường hợp chuyển mục đắch sử dụng đất đăng ký làm cơ sở để xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 và các năm tiếp theo.
Đối với những trường hợp tự ý chuyển đổi mục đắch sử dụng đất trong nội bộ nhóm đất nông nghiệp, huyện hướng dẫn các hộ phải thực hiện đăng ký biến động đất đai và thực hiện các thủ tục chuyển mục đắch sử dụng đất. Riêng 1 trường hợp tại xã Chuyên Ngoại, lấn chiếm cả thửa, hiện trạng không có nhà ở hợp pháp hóa thành đất ở, các cơ quan chuyên môn của huyện đang hoàn thiện thủ tục trình UBND huyện quyết định hủy kết quả phương án đã duyệt, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Thường trực Huyện ủy, Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện về công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đã thành lập ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp đất đai họp thường xuyên hàng tuần, nên những vấn đề bức xúc của người dân được giải quyết kịp thời, không để khiếu nại tập thể, tạo điểm nóng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - chắnh trị - xã hội của địa phương. Ngoài ra, công tác giải quyết từng hồ sơ có nhiều phức tạp khó khăn riêng, nhưng bằng kinh nghiệm và nắm rõ các quy định của Luật, từng vụ được giải quyết nhanh, hiệu quả cao, các quyết định giải quyết của Huyện đều được tỉnh công nhận để thực hiện. Nhìn chung công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được quan
tâm thực hiện, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như sử dụng đất không đúng mục đắch, tranh chấp, lấn chiếm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khi mà giá trị đất đai ngày càng tăng lên, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đắch... sẽ có chiều hướng tăng lên. Do vậy cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp trong công tác quản lý đất đai nhằm ngăn chặn kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật về đất đai.
* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Số lượng GCN được cấp qua các năm có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể trong giai đoạn 2014 Ờ 2018 toàn huyện cấp được 59503 GCN trong đó năm 2014 cấp được 5920 GCN, năm 2015 là 5005 GCN; đến năm 2016 tăng 12131 GCN so với năm 2015 nguyên nhân là trong thời gian này có kế hoạch dồn đổi ruộng đất cấp GCN đồng loạt đất nông nghiệp. Từ năm 2017, năm 2018 số lượng GCN cấp tiếp tục tăng, năm 2016 cấp được 31442 GCN. Một số xã có số GCN được cấp cao như xã Yên Bắc (9859 GCN), xã Châu Giang (10302 GCN), Ầ xã Mộc Bắc có số lượng GCN được cấp thấp nhất huyện (352 GCN). Với kết quả như trên, có thể nói công tác đăng kắ đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Duy Tiên ngày càng được chú trọng với mục tiêu cấp toàn bộ giấy chứng nhận cho các hộ sử dụng đất đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của người sử dụng đất. Điều này phản ánh công tác chỉ đạo của các cấp ngành có liên quan được thực hiện một cách đầy đủ, người dân cũng có ý thức hơn trong việc bảo vệ quyền lợi sử dụng đất của mình; sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, cũng như công tác tập huấn tuyên truyền nội dung công tác đăng kắ, cấp giấy chứng nhận được thực hiện khá hiệu quả.