nhìn lại và đánh giá chất lượng công tác quản lý chỉ đạo, công tác giảng dạy, chất lượng đọc, nói tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số nhất là học sinh dân tộc Mông trước đây để từ đó cùng phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời tìm ra các biện pháp khắc phục cho tất cả các trường có các đối tượng học sinh này.
- Quan tâm hơn nữa đến công tác chỉ đạo chuyên môn tại các đơn vị trường tiểu học, đặc biệt là tại các đơn vị có học sinh dân tộc thiểu số. Quan tâm và chỉ đạo tốt công tác dạy học phù hợp đối tượng, vùng miền.
2. Đối với giáo viên
- Giáo viên thấy được tầm quan trọng trong việc rèn đọc, nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nhất là dân tộc Mông.
- Qua việc sinh hoạt chuyên đề theo cụm, giáo viên có cơ hội thực hành, giao lưu và học hỏi chuyên môn từ đó nâng cao được chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là giáo viên được nắm vững hơn về các biện pháp rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông.
3. Đối với học sinh
- Khi người truyền thông tin (nói-phát âm) chuẩn xác thì người tiếp nhận (nghe) thông tin mới hiểu đúng nghĩa của các từ, qua quá trình học vốn từ ngữ của người học lớn dần, sự phong phú của tiếng Việt cũng dần mở ra, từ đó giúp các em học sinh ngày càng thêm yêu và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ việc học sinh đọc, nói đúng tiếng Việt dần dần các em sẽ viết đúng văn bản tiếng Việt.