Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Một phần của tài liệu rèn phát âm tiếng việt cho học sinh lớp 1 dân tộc mông (Trang 28 - 30)

- Sau thời gian ngắn thống nhất và vận dụng các biện pháp trên thì chất lượng học sinh phát âm chuẩn, đọc, nói đúng tiếng Việt của học sinh dân tộc Mông tăng cao so với đầu năm học dẫn đến chất lượng môn học Tiếng Việt cũng tăng rõ rệt.

-Kết quả cụ thể: (Có biểu mẫu đính kèm).

- Chúng tôi tin tưởng rằng với tinh thần trách nhiệm, tăng cường công tác chỉ đạo và vận dụng linh hoạt các biện pháp trên thì chất lượng phát âm (đọc, nói) tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc Mông ngày một tiến bộ hơn nữa dẫn đến chất lượng của môn học Tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc Mông ngày càng được nâng cao.

PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm I. Những bài học kinh nghiệm

1. Đối với Ban giám hiệu

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường đặc biệt là tổ chuyên môn thực hiện tốt hoạt động dạy học và sinh hoạt chuyên môn; thường xuyên kiểm tra chuyên môn kết hợp với đánh giá xếp loại giáo viên một cách nghiêm túc.

- Ban Giám hiệu lựa chọn, phân công những thầy cô giáo có kinh nghiệm, tâm huyết theo dạy lớp 1.

- Đổi mới việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên đề phù hợp với tình hình điều kiện thực tế tại đơn vị.

- Tổ chức và động viên các giáo viên học tiếng dân tộc Mông.

2. Đối với giáo viên

- Dù nguyên nhân do đâu thì việc “Rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông” là việc làm cần thiết, không được nóng vội, cần có thời gian, kế hoạch, biện pháp khắc phục phù hợp cho mỗi học sinh. Đây là việc làm hết sức tế nhị tránh xúc phạm lòng tự tôn dân tộc và đòi hỏi có nhiều công sức, sự yêu thương, tận tụy và cố gắng của thầy và trò. Giáo viên là người chủ đạo trong việc rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông.

- Giáo viên phải có tâm huyết với nghề, có tinh thần tự học tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức trong công tác giáo dục và nâng cao kiến thức, chuyên môn. Đặc biệt giáo viên phải biết tự học tiếng dân tộc thiểu số nhất là tiếng dân tộc Mông để có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh khi cần thiết trong quá trình giảng dạy.

- Giáo viên cần phát âm chuẩn, nắm chắc chính âm, chính tả tiếng Việt, thường xuyên theo dõi sửa sai cho những học sinh bị mắc lỗi phát âm không chính xác tiếng Việt ở mọi lúc, kể cả trong tiết dạy cũng như trong khi giao tiếp với học sinh ngoài giờ học.

- Phối hợp việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cũng như việc sử dụng đồ dùng dạy học vào tiết dạy sao cho linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất, để giúp cho học sinh có hứng thú trong học tập và nhớ để phân biệt được những âm, vần, dấu thanh tiếng Việt dễ lẫn thông qua trực quan.

- Thực hiện tốt công tác huy động học sinh đi học chuyên cần để có nhiều thời gian kèm cặp, giúp đỡ học sinh và tuyên truyền vận động

học sinh tích cực sử dụng tiếng phổ thông trong khi giao tiếp ở trường cũng như ở nhà.

3. Đối với học sinh

- Các em cần có ý thức học tập tốt, ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô. Đặc biệt đi học đầy đủ đúng giờ để các em được tiếp thu kiến thức của bài một cách đầy đủ.

- Tích cực, tự giác sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và chú ý cách phát âm những lỗi mà bản thân các em thường mắc phải, nâng cao ý thức học tập dưới hình thức "Đôi bạn cùng tiến" ngay cả trong khi học tập cũng như vui chơi để tự sửa cho nhau về cách phát âm chuẩn tiếng Việt.

Một phần của tài liệu rèn phát âm tiếng việt cho học sinh lớp 1 dân tộc mông (Trang 28 - 30)