Quyền lực thứ 2– NIỀM TIN

Một phần của tài liệu Kế hoạch thịnh vượng trong tâm thức docx (Trang 75 - 77)

Sau khi bạn đã xây dựng được niềm ao ước, bước tiếp theo là phải củng cố, tăng cường hệ thống niềm tin.

Tại sao niềm tin lại quan trọng ?

Suy nghĩ của bạn - khi hướng về một điều cụ thể nào đó sẽ mang điều đó tới với bạn. Nhưng một tâm lý ngược lại cũng xuất hiện - nếu bạn lo lắng, bi quan về khả năng đạt được thứ mình muốn thì nó có thể khiến bạn nản lòng, đẩy xa những điều tốt đẹp ra khỏi tầm tay của bạn.

Đó là lý do giải thích niềm tin vô cùng quan trọng. Nếu không tin có thể đạt được thứ gì đó, bạn sẽ lo lắng và nỗi lo ấy sẽ “chạm trán” với những suy nghĩ tiêu cực, từ đó làm vô hiệu hóa tác dụng của luật hấp dẫn.

“Tôi sẽ trở thành con người mà tôi muốn, nếu như tôi tin bản thân

tôi là như vậy” ~ Gandhi

Bất cứ thứ gì bạn theo đuổi PHẢI nằm trong “vương quốc” những điều mà bạn tin là chúng có thể thực hiện được.

Niềm tin là công cụ đầy quyền năng. Tới tận bây giờ, giới y học thế giới vẫn chưa hết kinh ngạc về những điều mà niềm tin đã làm được cho các bệnh nhân.

Mùa hè năm 1994, bác sỹ phẫu thuật J. Bruce Moseley tiến hành một cuộc thử nghiệm hết sức thú vị. Trước đó, từ khá lâu, các bác sỹ đã nhận thức được gọi là “hiệu ứng trấn an” – tức là, bạn có thể đưa cho bệnh nhân một viên thuốc bổ, nhưng lại nói với họ rằng, đó chính là thuốc điều trị chữa đau cơ, ho, hay đau họng. Kết quả, phần lớn họ đều tự khỏi bệnh, vì họ tin rằng, thuốc mà họ uống đúng là thuốc bệnh.

Mosely bắt đầu trăn trở: Liệu sức mạnh của hiệu ứng trấn an có thể lớn tới mức nào? Liệu biện pháp ấy còn phát huy tác dụng với những bệnh nhân mắc bệnh trầm trọng hơn, liên quan cả đến phẫu thuật, mổ xẻ?

Mosely có 10 bệnh nhân đã được xếp lịch để thực hiện ca phẫu thuật chữa chứng viêm khớp ở đầu gối. Tất cả 10 bệnh nhân trên đều là đàn ông trung tuổi. Họ ngồi trên xe lăn và đi vào phòng mổ. Họ được gây mê, và trải qua tất cả các bước, được thiết kế nhằm khiến họ TIN rằng, họ đang bước vào một cuộc phẫu thuật thực sự. Sau đó, họ được đưa vào phòng hồi sức, rồi được trở về nhà vào sáng hôm sau, mang theo 2 chiếc nạng và ít thuốc giảm đau.

Mọt thời gian ngắn sau, khi được hỏi, cả 10 bệnh nhân đều cho biết, tình trạng bệnh tật của họ đã thuyên giảm đáng kể. Cuộc phẫu thuật của họ chỉ là giả, với mục đích tạo dựng niềm tin nơi các bệnh nhân.

Kế sau Mosely, một nhóm bác sỹ ở Texas cũng đã tiến hành một cuộc thử nghiệm tương tự với 180 bệnh nhân bị viêm khớp xương mãn tính ở đầu gối. 2/3 trong số họ làm phẫu thuật thực sự. Trong khi đó, 1/3 còn lại “bị” làm phẫu thuật giả.

Theo Thời báo New York

“Các nhà nghiên cứu nhận thấy, các bệnh nhân làm phẫu thuật giả cũng cảm thấy đỡ đau, tình trạng sức khỏe tiến triển hệt như những người làm phẫu thuật thật. Dường như, đối với các bệnh nhân viêm khớp xương mãn tính, thuốc giảm đau nằm trong chính đầu óc, suy nghĩ của họ”.

Sức mạnh của niềm tin là rất lớn. Nó có thể giúp bạn vượt qua cả những căn bệnh nghiêm trọng.

Niềm tin, kết hợp ao ước sẽ là một công cụ quyền năng giúp bạn vận dụng luật hấp dẫn để đạt được những điều bạn hằng ao ước trong cuộc sống.

Thiếu đi niềm tin, bạn sẽ không thể vận dụng thành công luật hấp dẫn. Sự thiếu niềm tin ấy sẽ khiến bạn nảy ra những ý nghĩ đối đầu với mục tiêu, sự kiện mà bạn mong muốn.

Một tâm hồn mạnh mẽ có thể đem thật nhiều niềm tin vào những mục tiêu lớn. Bất cứ ai cũng có thể RÈN LUYỆN hệ thống niềm tin cho mình, làm cho nó dần lớn lên, rắn rỏi và mạnh mẽ hơn.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách đặt ra một mục tiêu khiến bạn thích thú, và tin tưởng vào mức độ khả thi của nó. Đi từ trạng thái vô sản tới tỷ phú là khoảng cách xa xôi. Thế nhưng, đặt ra mục tiêu từ vô sản tới việc có trong ngân hàng 10 triệu USD là điều có thể nghĩ tới. Nếu bạn tin điều đó là có thể - thì nó sẽ là như vậy.

Bạn sẽ biết liệu mục tiêu bạn đặt ra có đúng đắn hay không, dựa vào cảm xúc nội tâm của bạn. Nếu bạn cảm thấy sợ hãi hay lo lắng thực sự - có thể, bạn đã đi quá xa so với hệ niềm tin hiện tại của mình. Ngược lại, nếu bạn có những cảm xúc tích cực, bạn đã đặt ra mục tiêu đúng đắn rồi đó.

Cái hay của quá trình này là ở chỗ, một khi bạn đã thực hiện được mục đích, hệ thống niềm tin sẽ được củng cố thực sự vững chắc. Chinh phục từ mục tiêu này đến mục tiêu khác - hệ thống niềm tin ngày càng được mở rộng. Cuối cùng, bạn sẽ tiến tới một trạng thái mà bạn có thể tin 100% rằng, 1 tỷ đôla nằm trong tầm tay của bạn.

Con người chúng ta không phá vỡ những ranh giới trong hệ thống niềm tin của mình. Năm 1952, Roger Bannister – một vận động viên người Anh đã quyết định, anh sẽ lập kỷ lục thế giới mới: chạy quãng đường 1 dặm trong khoảng thời gian chưa đến 4 phút. Chưa ai làm được điều đó. Nhiều người nghĩ đó là một mục tiêu không tưởng. Thế nhưng, Roger đã chứng minh điều ngược lại vào mùa xuân 1954. Anh hoàn thành việc chạy 1 dặm trong

3’59’’. Cái mà Roger làm được không phải chỉ là

một lần lập kỷ lục, mà còn thôi thúc hệ thống niềm tin cho nghìn người khác. Chỉ 46 ngày sau khi Roger lập kỷ lục, vận động viên Australia John Landy đạt thành tích 3’58’. Trong khoảng một năm, có tới 30 vận động viên khác cũng hoàn thành quãng đường đua 1 dặm trong vòng chưa tới 4’.

Roger dã chứng minh với cả thế giới rằng, điều đó là có thể, và “truyền lửa” cho những vận động viên khác. Khi bạn có niềm tin, luật hấp dẫn sẽ làm phần còn lại.

Một phần của tài liệu Kế hoạch thịnh vượng trong tâm thức docx (Trang 75 - 77)