Hàm lượng các ion Cl-, Na+ và K+ của máu tôm cũng được phân tích trong thí nghiệm thuần hóa tôm theo các phương pháp giảm và tăng 2, 4, 8 và 16 ppt, kết quả phân tích và xử lý thống kê các ion trên được thể hiện lần lượt qua 3 bảng 4.4, 4.5 và 4.6 sau đây:
Bảng 4.4: Hàm lượng ion Cl- của các nghiệm thức tại các thời điểm 0, 0.25, 3, 7 và 14 ngày.
Ion Cl- (mmol/L) Nghiệm
thức (ppt) Nước 0 giờ 6 giờ 3 ngày 7 ngày 14 ngày Đối chứng (16 ppt) 241 260±21,7ab 261±11,4b 286±9,3bc 277±12,7ab 293±3,8b Giảm 2 ppt 208 253±16,8a 267±8,0b 277±5,1ab 276±12,1ab 281±5,2ab Giảm 4 ppt 167 253±10,1a 258±12,0b 271±10,8ab 271±11,6a 274±5,4ab Giảm 8 ppt 105 274±32,1ab 253±10,1b 266±4,7a 262±1,5a 265±2,9a Giảm 16 ppt 0 265±19,0ab 167±6,2a - - - Tăng 2 ppt 279 265±5,0ab 290±7,8c 295±4,9c 281±24,8ab 294±3,4b
Tăng 4 ppt 310 266±2,0ab 304±15,5c 300±8,0c 281±11,4ab 293±5,0b Tăng 8 ppt 368 279±12,9ab 300±9,3c 319±0,8d 300±15,1b 313±12,7c Tăng 16 ppt 503 286±17,4b 346±15,9d 332±13,6d 333±11,1c 333±12,8d
Các chữ số giống nhau trên cùng một hàng dọc thể hiện khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và các chữ số khác nhau thể hiện khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Bảng 4.5: Hàm lượng ion Na+ của các nghiệm thức tại các thời điểm 0, 0.25, 3, 7 và 14 ngày
Ion Na+ (mmol/L) Nghiệm
thức (ppt) Nước 0 giờ 6 giờ 3 ngày 7 ngày 14 ngày Đối chứng (16 ppt) 225 274±25,6a 301±13,6bc 301±2,0a 284±3,0ab 286±3,9ab Giảm 2 ppt 204 252±13,4ab 299±14,4bc 300±2,7a 282±13,2a 291±17,8abc Giảm 4 ppt 160 285±16a 289±3,8b 294±3,7a 276±17,5a 288±4,6ab Giảm 8 ppt 112 315±8,6b 277±5,7b 298±11,4a 273±14,9a 274±3,3a Giảm 16 ppt 2 314±11,4b 215±39,4a - - - Tăng 2 ppt 313 270±5,7a 309±8,3bc 316±8,8b 290±7,3ab 300±9,2bc Tăng 4 ppt 363 291±17,4ab 306±9,6bc 321±6,1bc 301±11,8ab 307±9,5cd Tăng 8 ppt 393 288±7,0ab 323±6,2c 332±2,6cd 312±9,2b 319±4,6d Tăng 16 ppt 469 290±23,3ab 373±24,6d 344±13,5e 344±28,4c 339±5,0e
Các chữ số giống nhau trên cùng một hàng dọc thể hiện khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05 ) và các chữ số khác nhau thể hiện khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Bảng 4.6: Hàm lượng ion K+ trong máu của các nghiệm thức qua các thời điểm thu mẫu 0, 0,25,3 ,7 , 14 ngày.
Ion K+ (mmol/L) Nghiệm thức
(ppt) Nước 0 giờ 6 giờ 3 ngày 7 ngày 14 ngày Đối chứng (16 ppt) 4.8 8,0±1,0 b 10,6±0,3 b 9,7±0,9 ab 9,9±0,2 a 9,7±0,6 ab Giảm 2 ppt 4.4 8,2±0,5 b 10,2±1,0 b 10,3±0,0 abc 9,8±0,5 a 9,7±0,3 ab Giảm 4 ppt 3.3 9,8±0,6 a 10,4±0,4 b 10,3±0.3 abc 9,6±1,0 a 9,3±0,5a Giảm 8 ppt 2.5 9,5±1,0 a 8,8±0,6 ab 9,2±0,3 a 10,2±0,4 a 9,8±0,0 ab Giảm 16 ppt 0.1 9,7±0,2 a 6,6±2,2 a - - - Tăng 2 ppt 6.7 8,1±0,6 b 10,6±1,6 b 10,9±0,6 c 10±0,5 a 9,7±0,1 ab Tăng 4 ppt 7.5 8,1±0,6 b 10,9±2,2 b 12,1±0,5 d 9,7±1,1 a 9,7±0,4 ab Tăng 8 ppt 8.1 7,6±1,1 b 10±0,7 b 9,9±0,7 abc 10,5±0,3 a 9,9±0,5 ab
Tăng 16 ppt 11.3 7,9±0,7 b 9,9±0,7 b 10,4±0,6 bc 10,4±0,4 a 10,2±1,1 b
Các chữ số giống nhau trên cùng một hàng dọc thể hiện khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và các chữ số khác nhau thể hiện khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Tại thời điểm 0 giờ: Theo các bảng 4.4, 4.5 và 4.6, hàm lượng ion Cl-
, Na+ và K+ trong máu hầu như không có sai khác với nhiệm thức đối chứng và giữa các nghiệm thức với nhau, ngoại trừ các trường hợp sau:
+ Đối với ion Na+: có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) của nghiệm
thức giảm 8 và 16 ppt với nghiệm thức đối chứng và giảm 4 ppt, giá trị nồng độ Na+ của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức giảm 2 và 4 ppt lần lượt là 274, 292 và 285 mM, trong khi giá trị này của 2 nghiệm thức giảm 8 và 16 ppt là 315 và 314 mM.
+ Đối với ion K+
: có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) của nghiệm thức đối chứng và giảm 2 ppt với các nghiệm thức giảm 4, 8 và 16 ppt và giá trị K+
lần lượt của các nghiệm thức là: 8,1 và 8,2 mM (đối chứng và giảm 2 ppt) và 9,8, 9,5, 9,7 mM (giảm 4, 8 và 16 ppt)
Vào thời điểm 6 giờ: cũng như nồng độ áp suất thẩm thấu trong máu, nồng độ các ion Cl-, Na+, K+ trong cơ thể tôm cũng biến động theo nồng độ các ion trên trong môi trường. Qua phân tích thống kê sự sai khác có ý nghĩa lớn
(p<0,01) của các ion Cl-, Na+ khi tăng 16 ppt so với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức tăng 2, 4 và 8 ppt.
Sự sai khác rất có ý nghĩa (p<0,01) của Na+ và sai khác có ý nghĩa
(p<0,05) của ion K+ khi giảm 16 ppt so với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức giảm 2, 4 và 8 ppt; giá trị của ion Cl- lần lượt là 261, 267, 258, 253, 167 mM ( đối chứng, giảm 2, 4, 8 và 16 ppt); giá trị nồng độ Na+ lần lượt là 301, 299, 289, 277, 215 và nồng độ K+
là 10,6, 10,4, 10,6, 8,8, 6,6 mM. Tuy nhiên, khi giảm độ mặn 16 ppt so với nghiệm thức đối chứng thì tôm không còn khả năng điều hòa trong điều kiện ion môi trường bằng 0 nên tôm bắt đầu chết và chết hết lúc 4 giờ sau khi bố trí.
Các nghiệm thức khi thuần hoá tăng hay giảm độ mặn và khi độ mặn càng gần với nghiệm thức đối chứng thì quá trình điều hoà của tôm càng ít tốn năng lượng. Theo Đỗ Thị Thanh Hương (2008) thì tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei) khi bố trí tôm đột ngột vào các nghiệm thức có độ mặn
khác nhau so với nghiệm thức đối chứng (28‰) thì có sự sai khác có ý nghĩa
(p<0,05) giữa thời điểm 0 giờ so với các thời điểm 6 giờ, 1 ngày, 3 ngày và 7
ngày ở tất cả các nghiệm thức. Ở nghiệm thức có độ mặn thấp nhất, nồng độ ion Na+ trong máu tôm giảm thật nhanh từ 380 mM/L xuống còn 180 và 200 mM/L sau 6 giờ chuyển đến môi trường có độ mặn 0,5 ppt và 1 ppt, theo thứ tự.
Ở nghiệm thức giảm 16 ppt tôm không còn khả năng điều hoà ASTT cũng như ion nên hàm lượng ion K+ trong máu giảm nhanh theo môi trường nước từ 9,7 mM/L còn 6,6 mM/L. Kết quả này tương tự với tôm thẻ
(Litopenaeus vannamei) khi giảm độ mặn từ 28 ppt xuống 0,5 ppt thì ion K+
giảm từ 9,3 mM/L còn 4,8 mM/L sau 6 giờ (theo Hương và ctv, 2008).
Ở thời điểm 3 ngày: có sự sai khác rất có ý nghĩa thống kê (p<0,01) của
nồng độ Cl- trong máu khi giảm 8 ppt so với các nghiệm thức đối chứng. Giá trị Cl- lần lượt của các nghiệm thức giảm 2, 4 và 8 ppt là 277, 271 và 266 mM (đối chứng là 286 mM).
Đối với phương pháp tăng độ mặn 2, 4, 8 và 16 ppt ở thời điểm 3 ngày, sự sai khác có ý nghĩa lớn (p<0,01) của ion Cl-, Na+ của nghiệm thức tăng 8 và 16 ppt với nghiệm thức đối chứng, tăng 2 và tăng 4 ppt; các giá trị Cl- lần lượt là 319 và 332 mM (tăng 8 và 16 ppt) và 286, 295 và 300 mM (đối chứng, tăng 2 và 4 ppt); và nồng độ Na+ là 332, 344 mM (tăng 8 và tăng 16 ppt) và 301, 316 và 321 mM (đối chứng, tăng 2 và tăng 4 ppt). Còn với ion K+ thì hầu như không có sự sai khác rõ rệt giữa các nghiệm thức giảm và tăng độ mặn 2, 4, 8 và 16 ppt ở thời điểm 3 ngày ngoại trừ nghiệm thức tăng 4 ppt sai khác có ý nghĩa
(p<0,05) tuy nhiên không cho thấy tính qui luật của sự sai khác này.
Đối với thời điểm thu mẩu 7 và 14 ngày:
+ Nồng độ ion Cl-
và Na+ của các nghiệm thức giảm 2, 4 ,8 ppt và nghiệm thức đối chứng không có sự sai khác (p>0,05), điều này cho thấy có sự điều hòa và ổn định nồng độ các ion trên ở phương pháp giảm độ mặn 2, 4 và 8 ppt so với nghiệm thức đối chứng . Ngược lại, ở phương pháp thuần hóa tăng ở 2 thời điểm này lại luôn có sự khác biệt có ý nghĩa cao (p<0,01) của nhóm tăng 8 và 16 ppt đối với nhóm tăng 2, 4 ppt và nghiệm thức đối chứng. Điều này cho thấy ion trong máu có sự điều hòa tăng khi độ mặn giảm từ 16 đến 8 ppt của nhóm giảm độ mặn 2, 4 và 8 ppt để giữ nồng độ ion Cl- và Na+ không sai khác nhiều với nghiệm thức đối chứng, trong khi đó, ở nhóm tăng độ mặn thì khi độ mặn càng cao thì nồng độ ion Cl-
và Na+ có khuynh hướng tăng theo nồng độ 2 ion trên trong môi trường mặc dù bản thân tôm luôn sự điều hòa giảm khi nồng độ ion trong máu nằm trên điểm đẳng trương của nồng độ ion môi trường (Ferraris et al, 1986), do vậy có thể nói rằng ở độ mặn cao tôm cần nhiều năng lượng để điều hòa hơn so với ở độ mặn thấp và điều này tất nhiên có ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm.
+ Nồng độ K+ thì ổn định ở 2 thời điểm thu mẩu 7 và 14 ngày và không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p>0,05)
Nhìn chung nồng độ ion K+ của các nghiệm thức ở 2 phương pháp thuần hóa giảm và tăng độ mặn 2, 4, 8 và 16 ppt không có sự sai khác đáng kể, giá trị ion K+ dao động trong khoảng 6,6 đến 10,4 mM ở phương pháp thuần hóa giảm và trong khoảng 7,6 đến 12,1 mM ở phương pháp thuần hóa tăng tại các thời điển thu mẩu trong vòng 14 ngày.
Sự biến động của các ion Cl-
, Na+ và K+ của phương pháp giảm đột ngột 2, 4, 8 và 16 ppt so với đối chứng qua các thời điểm thu mẩu được thể hiện ở đồ thị 4. Qua đồ thị 4 và phân tích thống kê cho thấy, nồng độ ion Cl-
và Na+ của các nghiệm ở thời điểm 0.25 ngày có sự biến động so với thời điểm 0 giờ khi bố trí thí nghiệm, tuy nhiên, chỉ có nghiệm thức giảm 16 ppt thì sự sai khác của 2 ion này giữa thời điểm 0 ngày và 0.25 ngày có ý nghĩa thống kê cao (p< 0,05) và nồng độ ion K+ thì không có sự sai khác giữa các thời điểm thu mẩu (p> 0,05), còn lại các nghiệm thức giảm 2, 4 và 8 ppt thì hầu như không có sự sai
khác giữa các thời điểm thu mẩu hoặc có sự sai khác nhưng không theo một qui luật rõ ràng. 150 200 250 300 350 0 0.25 3 7 14
Thời gian thuần hóa (ngày)
C l- ( m M ) 16pp (ĐC) Giảm 2ppt Giảm 4ppt Giảm 8ppt Giảm 16ppt 150 200 250 300 350 0 0.25 3 7 14
Thời gian thuần hóa (ngày)
N a + ( m M ) 16ppt (ĐC) Giảm 2ppt Giảm 4ppt Giảm 8ppt Giảm 16ppt
4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 0 0.25 3 7 14
Thời gian thuần hóa (ngày)
K + ( m M ) 16ppt (ĐC) Giảm 2ppt Giảm 4ppt Giảm 8ppt Giảm 16ppt
Đồ thị 4.5: Nồng độ các ion Cl-, Na+ và K+ theo phương pháp thuần hóa giảm
2, 4, 8 và 16 ppt so với nghiệm thức đối chứng (16 ppt)
Nồng độ của các ion Cl-
, Na+ và K+ của phương pháp thuần hóa tăng 2, 4, 8 và 16ppt qua các thời điểm thu mẩu cũng được thể hiện qua đồ thị 5.
200 250 300 350 400 0 0.25 3 7 14
Thời gian thuần hóa (ngày)
C l- ( m M ) 16ppt (ĐC) Tăng 2ppt Tăng 4ppt Tăng 8ppt Tăng 16ppt
200 250 300 350 400 450 0 0.25 3 7 14
Thời gian thuần hóa (ngày)
N a + (m M ) 16ppt (ĐC) Tăng 2ppt Tăng 4ppt Tăng 8ppt Tăng 16ppt 6.0 8.0 10.0 12.0 0 0.25 3 7 14
Thới gian thuần hóa (ngày)
K + ( m M ) 16ppt (ĐC) Tăng 2ppt Tăng 4ppt Tăng 8ppt Tăng 16ppt Đồ thị 4.6: Nồng độ các ion Cl-
, Na+ và K+ theo phương pháp thuần hóa tăng 2, 4, 8 và 16 ppt so với nghiệm thức đối chứng (16 ppt)
Các nghiệm thức theo phương pháp thuần hóa tăng 2, 4, 8 và 16 ppt có sự biến động về giá trị nồng độ các ion Cl-, Na+ và K+ tại thời điểm 0.25 ngày thu mẫu và đều theo khuynh hướng tăng nồng độ so với thời điểm 0 ngày và nghiệm thức đối chứng 16 ppt và qua phân tích thống kê, sự sai khác này là có ý nghĩa (p<0,05), các thời điểm thu mẩu sau đó thì hầu như ổn định và không sai khác so với thời điểm 0,25 ngày hoăc có sự biến động không theo qui luật rõ ràng của một ít nghiệm thức về giá trị các ion trên ở một vài thời điểm thu mẩu.