Áp suất thẩm thấu:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phương pháp thuần hóa lên tỉ lệ sống, điều hòa áp suất thẩm thấu và ion của tôm sú (Trang 25 - 30)

Trao đổi nước và muối giữa cơ thể và môi trường nước là hoạt động sống đặc biệt quan trọng ở thuỷ sinh vật, đặc trưng cho sinh vật sống ở nước. Trong cơ thể sinh vật luôn phải có một hàm lượng nước và một lượng muối nhất định. Do đó để đảm bảo duy trì sự sống bình thường, ngoài việc đảm bảo lượng nước cần thiết thuỷ sinh vật cần có những đặc điểm thích ứng và những cơ chế điều hoà nhằm đảm bảo cho cơ thể luôn có một nồng độ muối và thành phần muối nhất định (Đặng Ngọc Thanh, 1974).

Sau khi được thuần dưỡng một tuần tại độ mặn 16 ppt (bằng với độ mặn ở trang trại nuôi tại thời điểm chuyển tôm về phòng thí nghiệm), tôm được bố trí vào các nghiệm thức theo phương pháp giảm đột ngột 2, 4, 8, 16 ppt và phương pháp tăng đột ngột 2, 4, 8, 16 ppt và nghiệm thức đối chứng ở độ mặn

16 ppt. Việc thu mẩu máu của tôm được tiến hành ở các thời điểm 0, 0.25, 3, 7 và 14 ngày để xác định nồng độ ASTT. Kết quả thu được từ việc đo đạc và phân tích thống kê đối với chỉ tiêu ASTT của các nghiệm thức ở các thời điển trên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3: Áp suất thẩm thấu của các nghiệm thức tại các thời điểm 0, 0.25, 3, 7 và 14 ngày

ASTT ( mOsm/kg)

Nghiệm thức(ppt) Nước 0 giờ 6 giờ 3 ngày 7 ngày 14 ngày Đối chứng (16 ppt) 458 684±32 a 667±12b 648±19ab 640±15ab 646±8c Giảm 2 ppt 411 690±11 a 662±10b 644±4a 647±7abc 651±12c Giảm 4 ppt 351 672±14 a 633±8b 623±22a 624±3ab 614±8b Giảm 8 ppt 230 709±44a 629±3b 620±7a 619±8a 583±17a Giảm 16 ppt 0 700±11a 506±12a - - - Tăng 2 ppt 537 688±7 a 672±17b 636±3a 653±16bcd 656±8c Tăng 4 ppt 675 703±9 a 717±12c 656±3ab 673±6cd 669±4cd Tăng 8 ppt 779 699±13 a 740±9c 689±4b 681±6d 670±5d Tăng 16 ppt 1036 704±8 a 831±30d 733±24c 736±7e 751±7e

Các chữ số giống nhau trên cùng một hàng dọc thể hiện khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và các chữ số khác nhau thể hiện khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Phương pháp giảm độ mặn 2, 4, 8, 16 ppt cho các giá trị áp suất thẩm thấu tại thời điểm 0 giờ lần lượt là: 690, 672, 709 và 700 mOsm/kg. Qua phân tích thống kê không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p>0,05) và chúng cũng không có sự sai khác với nghiệm thức đối chứng: 684 mOsm/kg (đồ thị 4.1).

Tương tự ở phương pháp tăng 2, 4, 8, và 16 ppt (đồ thị 4.2), áp suất thẩm thấu của các nghiệm thức lần lượt: 688, 703, 699 và 704 mOsm/kg và không có sự sai khác (p>0,05) giữa chúng và với nghiệm thức đối chứng.

0 200 400 600 800 1000 0 0.25 3 7 14 A S T T ( m O s m /k g ) 16ppt (ĐC) Giảm 2ppt Giảm 4ppt Giảm 8ppt Giảm 16ppt

0 200 400 600 800 1000 0 0.25 3 7 14

Thời gian thuần hóa (ngày)

A S TT ( m O s m /k g ) 16ppt (ĐC) Tăng 2ppt Tăng 4ppt Tăng 8ppt Tăng 16ppt

Đồ thị 4.2: ASTT của các nghiệm thức theo phương pháp thuần hóa tăng 2, 4, 8 và 16 ppt.

Điều này cho thấy khi mới bố trí tôm vào các nghiệm thức trên, tôm chưa nhận biết được sự thay đổi của môi trường nên chưa có sự thay đổi áp suất thẩm thấu so với môi trường tôm được thuần dưỡng trước khi bố trí thí nghiệm (16 ppt) vì vậy áp suất thẩm thấu trong máu ở thời điểm này tương đương với áp suất thẩm thấu của máu ở nghiệm thức đối chứng (16 ppt) .

Vào thời điểm 6 giờ sau khi chuyển tôm vào các nghiệm thức ở các độ mặn khác nhau khi giảm 2, 4, 8, 16 ppt (14, 12, 8 và 0 ppt) và khi tăng 2, 4, 8 và 16 ppt ( 18, 20, 24 và 32 ppt) thì quá trình điều hoà áp suất thẩm thấu của tôm đã diễn ra.

0 200 400 600 800 1000 1200 0 8 12 14 16 18 20 24 32 Độ mặn (ppt) A S T T ( m O s m /k g ) ASTT nước

ASTT máu thuần giảm và tăng 2, 4, 8 và 16ppt 0 giờ ASTT máu thuần giảm và tăng 2, 4, 8 và 16ppt 6 giờ

Đồ thị 4.3: Sự thay đổi áp suất thẩm thấu máu tôm ở 2 phương pháp giảm và

tăng 2, 4, 8 và 16 ppt so với đối chứng 16 ppt tại thời điểm 0 giờ và 6 giờ. Đối với các nghiệm thức thuần hoá theo phương pháp giảm thì áp suất thẩm thấu của các nghiệm thức ở thời điểm này cũng giảm theo sự biến đổi của môi trường nước. Cụ thể khi giảm 2, 4, 8 và 16 ppt thì áp suất thẩm thấu sẽ giảm dần và lần lượt theo thứ tự là 662, 633, 629, 506 mOsm/kg (nghiệm thức đối chứng thì áp suất thẩm thấu là 667 mOsm/kg), trong đó chỉ có nghiệm thức giảm 16 ppt khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Đối với nghiệm thức giảm 16 ppt thì sau 3 giờ bố trí tôm bắt đầu chết và chết hết sau 4 giờ. Nguyên nhân tôm bị chết là do có sự chênh lệch áp suất giữa máu và nước quá lớn và khả năng điều hoà áp suất thẩm thấu của tôm trong điều kiện môi trường ASTT bằng 0 không thực hiện được dẫn đến tôm chết.

Các nghiệm thức thuần hoá theo hướng tăng 2, 4, 8 và 16 ppt thì áp suất thẩm thấu của các nghiệm thức ở thời điểm 6 giờ tăng và đạt giá trị lần lượt là 672, 717, 740, 831 mOsm/kg. Trong đó, chỉ có nghiệm thức tăng 2 ppt khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) còn các nghiệm thức tăng 4, 8 và 16 ppt thì sai khác rất có ý nghĩa (p<0,01) với nghiệm thức đối chứng (16 ppt).

Từ đồ thị 4.3 cho thấy ở thời điểm 6 giờ áp suất thẩm thấu của máu tôm và áp suất thẩm thấu của môi trường giao nhau ở khoảng giữa hai nghiệm thức tăng 4 ppt và tăng 8 ppt (điểm đẳng trương dao động trong khoảng 717-739 mOsm/kg).

Theo bảng 4.3, ta thấy vào thời điểm 3 ngày áp suất thẩm thấu của tôm ở các nghiệm thức giảm 2, 4, 8 ppt và nghiệm thức đối chứng (16 ppt) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và dao động trong khoảng từ 620-648 mOsm/kg. Có thể nói ASTT trong máu tôm của các nghiệm thức trên đã có sự điều hòa và ổn định. ASTT trong máu của tôm sú có sự điều hòa tăng

(hyperosmotic) khi nồng độ dưới nồng độ điểm đẳng trương và điều hòa giảm (hyporosmotic) khi nồng độ trên điểm đẳng trương của môi trường (Ferrarist, 1985) và nồng độ ASTT đạt trạng thái ổn định sau 24-48 giờ trong thí nghiệm của Ferrarist (1986) khi chuyển tôm từ nghiệm thức đối chứng (32 ppt) sang nghiệm thức thí nghiệm ở các độ mặn từ 8-40 ppt.

Các nghiệm thức tăng 2, 4, 8 ppt và nghiệm thức đối chứng (16 ppt) cũng không có sự sai khác với nhau ở thời điểm 3 ngày. Tuy nhiên các nghiệm thức trên lại sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức tăng 16 ppt. Các nghiệm thức thuần hoá theo phương pháp tăng ở thời điểm 3 ngày có áp suất thẩm thấu cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, cao nhất là nghiệm thức tăng 16 ppt (734 mOsm/kg). Riêng ở các nghiệm thức tăng 4, 8 ppt thì áp suất thẩm thấu của tôm lần lượt là 656, 688 mOsm/kg và gần tương đương với áp suất thẩm thấu của môi trường (675 mOsm/kg). Tại thời điểm 3 ngày áp suất thẩm thấu của máu ở các nghiệm thức tăng 4, 8 và 16 ppt đạt được trạng thái ổn định và không có sự sai khác về ASTT so với các thời điểm thu mẫu 7 và 14 ngày sau đó, riêng với nghiệm thức tăng 2 ppt hầu như không có sự sai khác nhau ở tất cả các thời điểm thu mẫu.

Khi so sánh sự sai khác trong các thời điểm thu mẫu của việc giảm hoặc tăng 2, 4, 8 và 16 ppt, từ bảng 4.3 cho thấy các nghiệm thức thí nghiệm không có sự sai khác lẫn nhau tại thời điểm 0 giờ và mỗi nghiệm thức bắt đầu có sự biến động về giá trị ASTT tại thời điểm 6 giờ. Các giá trị ASTT của các nghiệm thức tăng và giảm 4, 8 và 16 ppt tại thời điểm 6 giờ có sự sai khác có ý nghĩa

(p<0,05) đối với các thời điểm còn lại và có sự biến động theo ASTT của môi

trường. Theo Đỗ Thị Thanh Hương thì áp suất thẩm thấu (ASTT) của dịch máu tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) khi chuyển trực tiếp từ môi trường có độ mặn 28 ppt vào môi trường có độ mặn 0,5 ppt hoặc 1 ppt đã bị giảm rất nhanh từ 800 mOsm/kg xuống 540 mOsm/kg sau 6 giờ . Đối với nghiệm thức giảm 8 ppt áp suất thẩm thấu giảm nhanh từ 709 mOsm/kg ở thời điểm 0 giờ xuống còn 628 mOsm ở thời điểm 6 giờ và dần ổn định ở các thời điểm còn lại. Đối với nghiệm thức tăng 8 ppt (24 ‰), tôm lúc này có sự điều hoà giảm bởi áp suất thẩm thấu trong máu tôm thấp hơn so với môi trường (779 mOsm), thời điểm 6 giờ áp suất thẩm thấu sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với các thời điểm khác.

Đến thời điểm 3 ngày thì giá tri ASTT qua phân tích thống kê cho thấy có sự điều hòa, ổn định và gần như không có sự sai khác với các thời điểm thu mẩu sau đó ngoại trừ ASTT của nghiệm thức giảm 8 ppt ở thời điểm 14 ngày (583 mOsm/kg) thấp và sai khác có ý nghĩa với các thời điểm còn lại. Đối với nghiệm thức đối chứng (16 ppt) và 2 nghiệm thức giảm và tăng 2 ppt thì giá trị

ASTT không có sự sai khác ở tất cả các thời điểm thu mẩu (p> 0,05), điều này có thể quan sát qua đồ thị sau:

500 550 600 650 700 750 800 850 900 0 0.25 3 7 14

Thời gian thuần hóa (ngày)

A S T T ( m O s m /k g ) 16ppt (ĐC) Giảm 2ppt Tăng 2ppt Giảm 4ppt Tăng 4ppt Giảm 8ppt Tăng 8ppt Giảm 16ppt Tăng 16ppt

Đồ thị 4.4: Áp suất thẩm thấu của các nghiệm thức tại các thời điểm 0, 0.25, 3, 7 và 14 ngày

Tóm lại khi chuyển tôm vào môi trường có sự chênh lệch về độ mặn thì khả năng điều hoà của tôm tốt và nhanh chóng thích nghi với sự biến đổi đó. Nhưng nếu chuyển tôm vào môi trường có sự chênh lệch lớn về độ mặn ( giảm 8 ppt và tăng 16 ppt) thì tôm cần nhiều năng lượng để điều hòa và nếu chuyển tôm vào môi trường có độ mặn 0 ppt có sự chênh lệch rất lớn về ASTT trong máu và môi trường (ASTT môi trường bằng 0) sẽ dẫn đến làm tôm chết vì tôm không thể điều hòa .

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phương pháp thuần hóa lên tỉ lệ sống, điều hòa áp suất thẩm thấu và ion của tôm sú (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)