Khái niệm và phân loại công chức

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi công chức, viên chức nhà nước (phần 1) (Trang 45 - 48)

- Quản lý hành chính nhà nước XHCN mang tính nhân đạo Xuất phát

3. Khái niệm và phân loại công chức

3.1. Khái niệm công chức

Trong các tài liệu tham khảo, thuật ngữ công chức được hiểu khác nhau. Trong đó, một số cách tiếp cận phổ biến là:

- Công chức là người làm việc thường xuyên trong bộ máy hành chính nhà nước. Quan niệm này nhằm để phân biệt những người làm cho Nhà nước trong các tổ chức, các cơ quan khác của Nhà nước. Bằng tính thường xuyên của công vụ. Tuy nhiên, trong đó không đề cập đến điều kiện gì để tạo cho họ là người làm thường xuyên.

- Công chức là người làm việc trong bộ máy nhà nước. Cách tiếp cận này mở rộng đối tượng làm việc cho Nhà nước không chỉ trong các cơ quan thực thi quyền hành pháp, tư pháp. Đồng thời cũng bao gồm cả những người trong các lực lượng vũ trang, công an. Cách tiếp cận này không hạn chế cả những người làm việc thường xuyên, bầu cử cũng như những người làm công khác.

- Công chức là người đại diện cho Nhà nước để thực thi quyền hành pháp. Điều đó cũng có nghĩa là những người thực thi nhiệm vụ (tác nghiệp)

các loại công vụ mang tính dịch vụ không thuộc công chức. Hay nói cách khác đi, công chức chỉ gồm những người có quyền đưa ra các quyết định quản lý hành chính nhà nước và triển khai thực hiện các quyết định đó.

- Cách tiếp cận gắn liền với công vụ cho rằng tất cả những ai thực thi công vụ đều được gọi là công chức.

- Công chức là những người làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước được tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển và được phân vào một ngành, ngạch, bậc của nền công vụ và được Nhà nước trả công. Cách tiếp cận này cụ thể hơn và loại trừ những người làm việc thông qua bầu cử, cũng không tính đến những người làm việc có tính thường xuyên thông qua thi tuyển (như thẩm phán ).

Ở Việt Nam, qua các thời kỳ lịch sử, khái niệm ai là công chức cũng đã có nhiều lần thay đổi và được thể hiện trong các văn bản pháp luật của nhà nước ta. Tuy nhiên, căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức và Nghị định 117/2003/NĐ - CP , khái niệm công chức có thể được hiểu như sau:

Công chức là công dân Việt Nam trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được quy định tại điểm b, điểm c, điểm e khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức, làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội sau đây:

- Văn phòng Quốc hội - Văn phòng Chủ tịch nước

- Các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện - Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp

- Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài - Đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân

- Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

3.2. Phân loại công chức

Công chức có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau ttuỳ thuộc vào mục đích của việc phân loại.

3.2.1. Phân loại theo trình độ đào tạo: được phân thành 3 loại

- Công chức loại A là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục đại học và sau đại học.

- Công chức loại B là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục nghề nghiệp.

- Công chức loại C là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn dưới giáo dục nghề nghiệp.

Cách phân loại này chỉ nhằm giúp ta thấy tiềm năng của công chức, không gắn liền với công vụ, cũng không cho thấy tính thứ bậc của công vụ.

3.2.2. Phân loại theo ngạch công chức:được phân thành 5 loại:

- Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở lên - Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương

- Công chức ngạch chuyên viên và tương đương - Công chức ngạch cán sự và tương đương

- Công chức ngạch nhân viên và tương đương

3.2.3. Phân loại theo vị trí công tác: gồm 2 loại - Công chức lãnh đạo, chỉ huy

- Công chức chuyên môn, nghiệp vụ.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn H là thạc sĩ Luật, Chánh Thanh tra Sở K, hiện hưởng lương ngạch Thanh tra viên chính.

Dựa vào các tiêu chí phân loại trên, có thể thấy:

+ Dựa vào trình độ đào tạo, ông H là công chức loại A (trình độ chuyên môn là Thạc sĩ - sau đại học)

+ Căn cứ vào ngạch công chức: Ông H được xếp vào Ngạch Thanh tra viên chính tương đương ngạch chuyên viên chính.

+ Theo vị trí công tác: Ông H là công chức lãnh đạo (Chánh Thanh tra Sở, hưởng phụ cấp chức vụ hệ số 0,5)

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi công chức, viên chức nhà nước (phần 1) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w