Nhóm thứ hai gồm 4 phương pháp chủ yếu, đặc thù của khoa học

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi công chức, viên chức nhà nước (phần 1) (Trang 40 - 42)

- Quản lý hành chính nhà nước XHCN mang tính nhân đạo Xuất phát

4. Các hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước

4.2.2. Nhóm thứ hai gồm 4 phương pháp chủ yếu, đặc thù của khoa học

quản lý.

- Phương pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng:

Đây là phương pháp tác động về tư tưởng và tinh thần đối với con người để họ giác ngộ lý tưởng, nâng cao ý thức chính trị và pháp luật, nhận biết được làm việc nào là tốt, xấu, thiện, ác, vinh, nhục…

Giáo dục chính trị, tư tưởng không chỉ bằng việc hô hào những khẩu hiệu chính trị, tuyên truyền, động viên lòng nhiệt tình, hăng hái một cách chung chung như nhiều người quan niệm và nhiều nơi vẫn làm. Mà còn phải là những công việc cụ thể, thiết thực, có nội dung, kế hoạch thực hiện rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển nhất định.

Giáo dục chính trị, tư tưởng không chỉ đối với đối tượng quản lý mà cả đối với chủ thể quản lý. Nội dung giáo dục phải thiết thực, sâu sắc, gắn chặt với sản xuất, công tác và với phương pháp và hình thức linh hoạt, có chất lượng, phù hợp với đối tượng.

- Phương pháp tổ chức:

Phương pháp này nhằm đưa con người vào khuôn khổ, kỷ luật và kỷ cương. Để thực hiện phương pháp này có nhiều việc phải làm, nhưng quan trọng nhất là phải có quy chế, quy trình, nội quy hoạt động của cơ quan, đơn vị. Việc bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức phải nghiêm túc, chính xác.

- Phương pháp kinh tế:

Phương pháp kinh tế là phương pháp quản lý bằng cách tác động đến ý thức và hành vi của đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế, những biện pháp khen thưởng, xử phạt thích hợp tác động đến lợi ích của họ. Trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói riêng, sử dụng hợp lý phương pháp kinh tê sẽ tạo ra động lực quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý.

- Phương pháp hành chính:

Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý bằng việc ra các mệnh lệnh rõ ràng, dứt khoát, bắt buộc đối tượng quản lý phải làm hoặc không được làm những công việc nhất định vì ý chí và mục tiêu của chủ thể quản lý. Phương pháp hành chính là phương pháp đặc thù của quản lý nhà nước, gắn liền với quyền lực và sức mạnh của nhà nước.

Câu hỏi ôn tập:

1. Trình bày khái niệm, các tính chất và đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước?

2. Trình bày các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở nước ta?

CHUYÊN ĐỀ 3: CÔNG VỤ CÔNG CHỨC

Tài liệu tham khảo: - Hiến pháp năm 1992 (SĐ, BS năm 2001)

- Pháp lệnh Cán bộ, công chức 1998 (SĐ, BS các năm 2000, 2003)

- Nghị định số 117/2003/NĐ - CP ngày 10 - 10 – 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi công chức, viên chức nhà nước (phần 1) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w