VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN CHO LÚA
Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các giống lúa là mật độ cấy và mức phân bón. Không có mật độ cấy và các mức phân bón chung cho mọi giống lúa, ở mọi điều kiện. Nói chung các giống lúa càng ngắn ngày càng cần cấy dày, như các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 75 – 90 ngày nên cấy mật độ 40 – 50 khóm/m2; Những giống lúa đẻ nhánh khỏe, dài ngày, cây cao trong những điều kiện thuận lợi cho lúa phát triển thì cấy mật độ thưa hơn.
Theo T. Matsuo (1997), khi bón đạm cao kết hợp với cấy mật độ dày, khoảng cách giữa các cây hẹp, sẽ dẫn đến sự che cớm lẫn nhau. Sự cạnh tranh ánh sáng xảy ra sớm hơn sự cạnh tranh đạm trong quá trình sinh trưởng. Điều này chứng tỏ ánh sáng chứ không phải đạm là yếu tố hạn chế năng suất. Ở khoảng cách hẹp kết hợp với bón nhiều đạm sự che cớm càng lớn, mức độ gây hại năng suất càng nhiều, có thể cấy thưa để cải thiện tình hình nhưng không thể khắc phục triệt để sự che cớm khi bón nhiều đạm.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ cấy và mức bón N cho các giống lúa ngắn ngày được tiến hành trên giống NN8, Bùi Huy Đáp (1985) kết luận: Ở mức bón N dưới 100kg/ha, mật độ cấy thích hợp là 35 – 40 khóm/m2.
Theo Trần Thúc Sơn (1995), trong cùng điều kiện Vụ Xuân trên đất phù sa sông Hồng giống CR203 có khả năng chịu phân đạm dao động từ 80 - 150 kg N/ha ứng với năng suất từ 4,0 - 5,5 tấn/ha do được cấy ở các mật độ khác nhau.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng mật độ cấy và liều lượng đạm tới sinh trưởng của lúa ngắn ngày thâm canh, Nguyễn Như Hà (1999) kết luận: tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm. So sánh số dảnh/khóm của mật độ cấy thưa 45 khóm/m2 với mật độ cấy dầy 85 khóm/m2 thì thấy số dảnh đẻ trong một khóm lúa ở công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh/ khóm (14,8%) ở vụ xuân, còn vụ mùa lên tới 1,9 dảnh/khóm (25%). Còn về dinh dưỡng đạm của lúa tác động đến mật độ cấy, tác giả kết luận tăng bón đạm ở mật độ cấy dầy có tác dụng tăng tỷ lệ đẻ dảnh hữu hiệu. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật độ cho đến 65 khóm/ m2 ở vụ mùa và 75 khóm/ m2 ở vụ xuân.
Theo Nguyễn Thị Luyến (2011), khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ và mức bón phân cho giống lúa LAI Syn 6 tại Bắc Giang, tác giả nhận thấy bón 110 kg N + 70 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha thì năng suất thực thu cao nhất ở mật độ 35 khóm/m2, nếu bón với lượng 82,5 kg N + 52,5 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha thì năng suất lúa lại cao nhất với mật độ 40 khóm/m2.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ích Tân và Nguyễn Thị Thu (2012), khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Japonica J02 trong vụ mùa năm 2010 tại Hưng Yên, cũng cho thấy năng suất lúa Japonica J02 đạt cao nhất 55,3 tạ/ha ở lượng đạm bón 120 Kg N/ha kết hợp với mật độ 45 khóm/m2. Ở cùng mật độ cấy, khi tăng lượng đạm bón năng suất lý thuyết, năng suất thực thu tăng và cao hơn đối chứng
với sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05. Khi tăng lượng đạm bón vượt 120 kg N/ha (140 kg N/ha; 160 kg N/ha) năng suất lúa không tăng lên mà còn giảm ở cả 3 mật độ 40, 45 và 50 khóm/m2.
Đối với giống lúa lai, Nguyễn Ích Tân và Nguyễn Thị Toàn (2012) nhận thấy năng suất thực thu của lúa đạt cao nhất với mức đạm bón 120 kg N/ha ở cả 2 tuổi mạ, nếu tăng lượng đạm bón lên 150 kg N/ha thì năng suất không tăng mà còn giảm ở cả 2 tuối mạ. Tuy nhiên với tuổi mạ T1 (mạ 3-3,5 lá), mức bón 90 và 120 Kg N/ha cho năng suất khác nhau không có ý nghĩa.
Đối với dòng lúa ngắn này DCG66, khi nghiên cứu đặc tính quang hợp, chất khô tích lũy và năng suất hạt của DCG66 trên các mức đạm bón và mật độ khác nhau, Tăng Thị Hạnh và cs. (2014) đã chỉ ra rằng năng suất của DCG66 đạt cao nhất tại Thái Nguyên khi cấy với mật độ 35 khóm/m2 trên nền phân bón 120 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha, tuy nhiên khi cấy tại Lào Cai cần cấy với mật độ 45 khóm/m2 trên nền phân bón 100 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha để đạt năng suất hạt cao nhất.
Qua các nghiên cứu trên ta thấy phân bón và mật độ gieo cấy là các biện pháp kỹ thuật quan trọng trong việc nâng cao năng suất lúa. Việc bón phân và bố trí mật độ cấy hợp lý nhằm phân bố hợp lý đơn vị diện tích lá/đơn vị diện tích đất, tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, hạn chế sâu bệnh gây hại tạo tiền đề cho năng suất cao. Ngoài ra việc bố trí mật độ cấy hợp lý còn tiết kiệm được hạt giống, công lao động và các chi phí khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa hiện nay. Tuy nhiên yêu cầu về phân bón và mật độ là không giống nhau ở các giống lúa, các vùng miền, do vậy cần có các nghiên cứu tìm ra mức bón phân và mật độ cấy hợp lý cho từng giống, từng vùng cụ thể.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm mới tại xã Đông Cường – Đông Hưng – Thái Bình.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016 (2 vụ) Vụ Mùa năm 2015: Ngày gieo mạ 26/6 - Ngày cấy 12/7
Vụ Xuân năm 2016: Ngày gieo mạ 1/2 - Ngày cấy 18/2.
3.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Gồm hạt giống lúa thuần chất lượng Đông A1 (ĐA1) – của Công ty cổ phần Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình chọn tạo từ tập đoàn giống nhập nội từ Ấn Độ - cấp giống nguyên chủng.
Bảng 3.1. Một số đặc điểm cơ bản của giống Đông A1
STT Chỉ tiêu theo dõi Đơn vị
tính Đông A1 T3 T4
Bắc thơm 7 (Đ/C)
1 Độ thoát cổ bông Điểm 1 5 5 1
2 Độ cứng cây Điểm 1 5 1 5-9
3 Độ tàn lá 1 5 1 5-9
4
Thời gian sinh trưởng: - Vụ Xuân: - Vụ Mùa ngày 130-135 105-112 130-135 105-112 130-135 105-112 125-135 100-108
5 Chiều cao cây cm 109,7 105,7 103,1 106,0
6 Đạo ôn hại lá Điểm 2 3 4 3
7 Đạo ôn cổ bông Điểm 1 3 5 1-3
8 Bạc lá Điểm 3 3 3 7-9
9 Khô vằn Điểm 1 1 1 3
10 Bệnh thối thân cây Điểm 3 7 5 1-3
11 Chịu lạnh (mạ) Điểm 3 3 3-5 5-9
12 Chịu nóng Điểm 5 5 5 5
13 Độ thuần đồng ruộng Điểm 3 5 5 1
14 Độ rụng hạt Điểm 1 1 1 1
15 Số bông hữu hiệu Bông 4,7 5,0 4,9 5,1
16 Số hạt trên bông Hạt 144,6 145,7 136,1 120,2
17 Tỷ lệ lép % 9,2 15,2 10,6 13,0
18 Khối lượng 1000 hạt gam 19,4 19,4 20,0 19,2
19 Năng suất hạt Tạ/ha 56,4 56,1 53,4 48,1
20 Chiều dài hạt gạo mm 5,97 5,98 5,82 5,76
21 Chiều rộng hạt gạo mm 1,98 1,97 1,94 1,92
22 Tỷ lệ Dài/ rộng 3,02 3,04 3,00 2,92
23 Mùi thơm cơm Điểm 3 3 2 4
24 Độ mềm Điểm 4 4 3 3
Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của giống lúa Đông A1 (Vụ Xuân 2015)
Đặc điểm Đông A1 Bắc thơm số 7 (đ/c)
Tỷ lệ gạo lật (%) 80,19 77,67
Tỷ lệ gạo xát trắng (%) 64,44 67,55
Tỷ lệ gạo nguyên (%) 63,5 66,02
Tỷ lệ trắng trong (%) 68,45 68,38 Độ trắng bạc (điểm) Hơi bạc Hơi bạc Chiều dài hạt gạo (mm) 6,41 5,44
Tỷ lệ Dài/Rộng 3,17 2,56
Độ bền thể gel Mềm Mềm
Nhiệt độ hóa hồ Cao TB
Hàm lượng Amylose (%CK) 10,53 14,20
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Xác định mật độ cấy và lượng phân bón thích hợp cho giống lúa chất lượng Đông A1.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Thiết kế thí nghiệm 3.5.1. Thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm: Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất giống lúa thuần Đông A1.
* Vụ Mùa 2015 tại trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Đông Cường – Đông Hưng – Thái Bình.
+ Bố trí các thí nghiệm mật độ, phân bón cho giống lúa thuần chất lượng Đông A1 để xác định mật độ và lượng phân bón thích hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong vụ Mùa.
+ Thí nghiệm bố trí theo kiểu split-plot với 3 lần nhắc lại, gồm 2 nhân tố là Phân bón (Ô lớn) và Mật độ (ô nhỏ).
- Phân bón gồm 4 công thức sau (tính cho 01 ha):
P1= 80 kg N + 100 kg P205 + 100 kg K20 P2= 100 kg N + 100 kg P205 + 100 kg K20 P3= 120 kg N + 100 kg P205 + 100 kg K20 P4= 140 kg N + 100 kg P205 + 100 kg K20 - Mật độ cấy gồm 3 công thức: M1=45 khóm/m2, M2=50 khóm/m2, M3=55 khóm/m2.
- Diện tích của 1 ô thí nghiệm mật độ là 10 m2. Thí nghiệm có sử dụng thêm phần bón hữu cơ vi sinh với lượng 500kg/ha.
* Vụ Xuân 2016 tại trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Đông Cường – Đông Hưng – Thái Bình
+ Bố trí lặp lại thí nghiệm về mật độ, phân bón để xác định mật độ và lượng phân bón thích hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất đối với giống lúa thuần chất lượng Đông A1 trong vụ Xuân.
Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau P1M1 P1M3 P1M2 P3M1 P3M2 P3M3 P2M2 P2M3 P2M1 P4M3 P4M2 P4M1 P2M3 P2M1 P2M2 P4M2 P4M3 P4M1 P1M3 P1M2 P1M1 P3M1 P3M2 P3M3 P3M2 P3M3 P3M1 P1M2 P1M1 P1M3 P4M2 P4M3 P4M1 P2M2 P2M1 P2M3 4M
3.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
* Giai đoạn mạ: Theo dõi các đặc điểm hình thái, nông sinh học của cây mạ.
+Tuổi mạ: Thời gian từ gieo đến khi nhổ đem cấy (ngày). +Chiều cao cây mạ: Đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất (cm).
+Số lá mạ: Số lá mạ từ gieo đến khi nhổ đem cấy, theo dõi 7 ngày một lần. +Số nhánh đẻ. Đếm tổng số dảnh ở giai đoạn nhổ đem cấy.
+Theo dõi màu sắc lá mạ: Theo dõi theo thang điểm (1- xanh nhạt; 2 - xanh; 3- xanh đậm).
+Theo dõi tình hình nhiễm sâu bệnh trên ruộng mạ, ghi tên sâu hoặc bệnh, cho điểm để đánh giá mức độ gây hại.
* Giai đoạn lúa
- Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng:
+ Thời gian từ gieo đến cấy (ngày). + Thời gian từ cấy đến trỗ 10% (ngày). + Thời gian trỗ từ 10% - 80% (ngày).
+ Thời gian sinh trưởng: Từ gieo đến thu hoạch (ngày).
- Đặc điểm nông sinh học:
+ Động thái tăng chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đầu mút cổ bông không kể râu (cm).
+ Động thái ra lá: Theo dõi số lá ở các thời điểm từ gieo đến bắt đầu đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ, trỗ (số lá).
+ Động thái đẻ nhánh: Theo dõi và đếm số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu (số nhánh).
+ Số lá trên thân chính. + Chiều cao cây
+ Số nhánh tối đa + Số nhánh hữu hiệu + Chiều dài bông + Chiều dài cổ bông
+ Chiều dài lá đòng
- Đặc điểm hình thái:
Mô tả hình thái tại các thời điểm : + Đẻ nhánh rộ mô tả :
Khả năng đẻ: Khoẻ, yếu, trung bình+ Kiểu đẻ: Xoè, gọn, chụm. + Đứng cái mô tả : + Màu sắc lá. + Kiểu lá. + Trỗ : + Hình dạng lá đòng. + Mức trỗ nhanh - chậm, trỗ thoát - nghẹn. + Bông : To - nhỏ- trung bình. + Hạt: To - nhỏ- trung bình. + Màu vỏ hạt : Vàng- nâu- sọc,… + Mỏ hạt: Tím- vàng.
+ Râu: Có - không- màu râu.
+ Xếp hạt/ bông: Thưa - sít- trung bình.
- Mức độ nhiễm sâu bệnh
Hàng tuần đi quan sát, thấy dòng nào xuất hiện sâu bệnh gây hại, ghi tên sâu, bệnh; mô tả mức độ sau 3 ngày quan sát lại nếu thấy mức độ tăng lên thì phun thuốc phòng trừ; ghi loại thuốc, nồng độ; thời gian ngừng gây hại sau phun; chỉ tiêu nào cho điểm thì ghi điểm
+ Khả năng chống chịu sâu
* Sâu đục thân Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị hại 1 1-10 3 11-20 5 21-30 7 31-60 9 >60
*Sâu cuốn lá: Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị hại 1 1-10 3 11-20 5 21-35 7 36-50 9 >51 *Sâu cuốn lá: Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị hại 1 Bị hại rất nhẹ 3 Lá thứ nhất và lá thứ 2 bị hại
5 Tất cả các lá bị biến vàng, cây lùn rõ rệt hoặc cả hai 7 Hơn nửa số cây bị chết, số còn lại bị héo vàng và lùn nặng 9 Tất cả các cây bị chết + Khả năng chịu bệnh * Bệnh đạo ôn Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị bệnh 1 <5 3 5-10 5 11-25 7 26-50 9 >51
* Bệnh khô vằn Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị bệnh 1 <5 3 5-10 5 11-25 7 26-50 9 >51 * Bệnh khô vằn Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không có triệu chứng
1 Vết bệnh nằm thấp hơn 20% chiều cao cây
3 20-30 5 31-45 7 46-65 9 >65 * Bệnh bạc lá Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 1 1-5% diện tích vết bệnh trên lá 3 6 -12% 5 13 -25 7 26 -50% 9 >51%
* Khả năng chống chịu điều kiện thời tiết bất thuận: Đánh giá khả năng chống đổ, chịu rét, …
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
+ Số bông / khóm. + Số hạt / bông. + Số hạt chắc / bông. + Khối lượng 1000 hạt (g).
+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Số bông/khóm x Số khóm/m2 x Số hạt chắc/bông x Khối lượng nghìn hạt x 10-4
+ Năng suất thực thu (tấn/ha): Thu toàn bộ bông trên ô, tuốt lấy hạt, phơi đến khi đạt độ ẩm 13% thì đem cân và tính năng suất.
3.5.3. Phương pháp áp dụng
- Đánh giá các đặc điểm nông sinh học, mức độ nhiễm sâu bệnh theo phương pháp của IRRI (2002).
- Bố trí thí nghiệm theo phương pháp của Gomez K.A. and Gomez A.A. (1984).
3.5.4. Xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng các chương trình Excel 2007, chương trình IRRISTAT 5.0.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA ĐÔNG A1
4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Đông A1 của giống lúa Đông A1
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, thời vụ gieo cấy, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kĩ thuật canh tác.
Đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu thời vụ, là điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề thâm canh tăng vụ, xây dựng chế độ luân canh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Ngoài ra thông qua thời gian của các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có thể điều khiển được thời điểm trỗ bông tránh những điều kiện bất thuận nhằm phát huy tối đa tiềm năng, năng suất của giống. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ gieo đến khi lúa bắt đầu phân hóa đòng.