- Nguyên tắc : phương pháp này dựa theo tiêu chuẩn ASTM D92 nhằm xác định điểm chớp cháy và bốc cháy của các loại sản phẩm dầu mỏ chủ yếu là các sản phẩm nặng như dầu FO, dầu nhờn, bitume có điểm chớp cháy lớn hơn 800C.
Hình 1 :Thiết bị đo điểm chớp cháy cốc hở
1. Que thử; 2. Cần cố định nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ; 3. Cốc thử mẫu; 4. Bộ phận gia nhiệt; 5. Núm điều chỉnh nhiệt độ thiết bị gia nhiệt.
- Cách tiến hành
Bước 1: lấy cốc chứa mẫu ra làm sạch và lau khô phía trên vạch chuẩn chứa mẫu. Bước 2: lấy 75 ml mẫu dầu diesel sinh học vào beaker và đổ vào cốc thử tới vạch chuẩn.
Bước 3: gắn nhiệt kế thẳng đứng như trên hình sao cho dấu khắc trên nhiệt kế thấp hơn 6,4mm so với miệng cốc (bầu thuỷ ngân vừa ngập dưới mẫu dầu là được).
Bước 4: mở công tắc nguồn, bật gia nhiệt, chỉnh tốc độ đốt nóng mẫu ban đầu khoảng 14÷17oC/phút. Quan sát sự tăng nhiệt độ trên nhiệt kế.
Bước 5: thắp ngọn lửa thử, điều chỉnh kích thước của nó khoảng 3,2÷ 4,8 mm sau đó bắt đầu thử bằng cách cho ngọn lửa di chuyển nhanh qua tâm cốc thử bằng cách bấm vào công tắc tự động xoay thử lửa của thiết bị. Lặp lại việc thử lửa sau mỗi 2oC.
Bước 6: ghi nhận nhiệt độ tại điểm chớp cháy khi sự bắt lửa xuất hiện tại bất cứ điểm nào trên bề mặt mẫu (lửa loé cháy tại một điểm và nhanh chóng lan truyền khắp bề mặt mẫu rồi vụt tắt như một tia chớp).
Bước 7: để xác định điểm bốc cháy, tiếp tục nâng nhiệt độ mẫu với tốc độ 5÷ 6oC/phút. Tiếp tục thử bằng ngọn lửa sau mỗi 2oC cho đến khi mẫu bốc cháy và sự cháy duy trì trong ít nhất 5 giây. Ghi nhận nhiệt độ tại điểm đó – điểm bốc cháy.
Bước 8: ngưng thí nghiệm, tắt nguồn nhiệt, đổ mẫu và lau sạch cốc bằng khăn giấy hay vải sạch có thấm dung môi thích hợp để loại bỏ bất cứ vết dầu hay cặn còn bám lại.
- Xử lý kết quả:
Ghi lại áp suất khí quyển tại thời điểm kiểm tra, khi áp suất khác 760mmHg (101,3 kPa) thì hiệu chỉnh điểm chớp cháy hoặc điểm bắt cháy theo một trong hai công thức sau:
Điểm chớp cháy, điểm bắt cháy đã hiệu chỉnh: C + 0,25(101,3 − K) Điểm chớp cháy, điểm bắt cháy đã hiệu chỉnh: C + 0,033(760 − P) Trong đó:
C: là điểm chớp cháy, điểm bắt cháy đã quan sát được, oC; K: là áp suất khí quyển tính theo kPa;
P: là áp suất khí quyển tính theo mmHg. Ghi lại điểm chớp lửa chính xác đến 2oC.
Kết quả thử nghiệm là giá trị điểm chớp lửa hoặc điểm bắt cháy đã được hiệu chỉnh.