để phát triển ngành hàng VLXD. Đây là một giải pháp hết sức căn bản nhưng lại mang tính tổng hợp cao bởi nó cần sự phối hợp của chính phủ, mọi ngành chức năng. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam để đảm bảo có sự đồng bộ giữa hệ thống
pháp luật của Việt Nam với các thông lệ quốc tế tạo ra hành lang pháp lý cho doanh nghiệp.
- Đảm bảo ổn định chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới. Sự ổn định chính trị và kinh tế là yếu tố có sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, có thể thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế.
- Nhà nước cần có những thông báo và chỉ đạo kịp thời đối với doanh nghiệp khi có những thay đổi trong chính sách, pháp luật xảy ra để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và thích ứng với những thay đổi đó, giảm thiểu những thiệt hại do các thay đổi đó gây ra. - Thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường cho doanh nghiệp như: các thông tin về các nhà đầu tư, thông tin về các doanh nghiệp nước ngoài chuẩn bị vào Việt Nam, thông tin về lãi suất, chính sách tiền tệ, các hiệp định, hiệp ước chuẩn bị ký kết,… để giúp doanh nghiệp có thể dự đoán được sự thay đổi của thị trường để từ đó có các quyết định kinh doanh đúng đắn.
- Nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ sản xuất: xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ đầu tư, xây dựng hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng,… hiện đại và ngày càng chuyên nghiệp phục vụ các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng công nghiệp nói chung và mặt hàng tôn nói riêng trở nên thuận lợi, tạo điều kiện tối đa để hàng hóa được ra thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Nhà nước cũng cần tăng cường công tác ngăn chặn việc khai thác trái phép, trốn thuế để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp. Vì vậy mới tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững, tạo cơ hội phát triển cho các sản phẩm cát xây dựng.
3.3.2. Đối với Sở, Cục và cơ quan có liên quan
Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý trong lĩnh vực khoáng sản; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý chặt chẽ việc cấp phép, cho thuê đất để làm bến bãi tập kết; kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm những bến bãi tập kết, kinh doanh cát sai quy định, lợi dụng bến bãi tập kết để tiêu thụ cát trái phép; giám sát chặt chẽ chủ đầu tư và đơn vị thi công các dự án nạo vét trong việc tuân thủ quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm, dự án khai thác mỏ khoáng sản trên các tuyến đường thủy nội địa
quốc gia trên địa bàn tỉnh; cắm mốc phạm vi ranh giới mỏ theo đúng quy cách để cơ quan chức năng và Nhân dân dễ dàng giám sát hoạt động khai thác, có biện pháp xử lý nghiêm đối với trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật...
Cơ quan công an xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác cát; truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những vụ việc có dấu hiệu phạm tội nhằm răn đe, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật; tham mưu UBND tỉnh thành lập đoàn liên ngành do Công an tỉnh chủ trì đi xác minh tại địa phương về tình trạng khai thác, thu gom, buôn bán, vận chuyển trái phép cát lòng sông kéo dài, phức tạp; chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan đấu tranh, tăng cường tuần tra, quản lý hoạt động khai thác cát trái phép theo đúng quy định; quản lý an toàn nhanh chóng, quyết liệt và xử lý dứt điểm các điểm nóng về an ninh trật tự có nguyên nhân từ hoạt động khai thác, kinh doanh cát gây ra; tổ chức các tổ trinh sát đấu tranh, ngăn chặn khai thác cát trái phép vào ban đêm; tăng cường lực lượng cảnh sát đường sông dọc đường sông, kiểm tra tàu thuyền, xử lý chặt chẽ các chủ phương tiện, máy móc thiết bị hoạt động hút cát trái phép.
Sở Xây dựng tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để đảm bảo cân đối cung cầu cát, hạn chế tình trạng khai thác cát tự nhiên; kiểm tra công tác quản lý vật liệu xây dựng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, chất lượng cát trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; xử lý các tổ chức, cá nhân cung cấp, sử dụng vật liệu để xây dựng công trình nhưng chất lượng không đảm bảo, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là cát nhiễm mặn; nâng cao hiệu quả công tác thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác mỏ đối với các công trình khai thác cát; xác định lại công suất phương tiện khai thác trong thiết kế cơ sở các mỏ cát lòng sông đảm bảo công suất, thiết bị, số lượng phương tiện tham gia khai thác không vượt quá công suất, khối lượng cho phép khai thác và thông báo cho chủ mỏ thực hiện làm cơ sở phòng ngừa, xử lý các hành vi sai trái trong trường hợp khai thác bất hợp pháp và quá công suất; thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu về cát nhân tạo (cát nghiền) làm vật liệu xây dựng thay thế nguồn cát tự nhiên.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra các công trình đê điều, hành lang bảo vệ công trình đê điều; phối hợp với cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi lập bến bãi trái phép, tập kết vật liệu xây dựng, cát vi phạm hành lang bảo vệ công trình đê điều; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, vận chuyển, lập bến bãi tập kết
cát ảnh hưởng đến đê điều phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Đê điều; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các công trình xây dựng kiên cố trên đê. Cục thuế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các công ty hoạt động kinh doanh, khai thác cát; quản lý chặt chẽ các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân, cụ thể là các hành vi khai không đúng thực tế sản lượng khai thác khoáng sản, mua bán hóa đơn, hợp thức hóa chứng từ; các Chi Cục thuế trực thu tăng cường kiểm tra, rà soát việc kê khai, nộp thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường của các đơn vị được phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nhất là cát lòng sông.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã và các cơ quan chuyên môn của huyện tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát; chủ động nắm bắt tình hình, phát hiện sớm, xử lý hoặc báo cáo kịp thời với các cơ quan liên quan để xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng, chống khai thác khoáng sản trái phép; thành lập đường dây nóng để người dân phản ánh, trình báo hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Hạn chế, ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản, xây dựng công trường và kinh doanh cát trái phép tại các địa phương trong thời gian dài dẫn đến thất thoát tài nguyên, sạt lở bờ, kè, ảnh hưởng xấu đến môi trường và an ninh trật tự trong khu vực ...
3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Qua nghiên cứu về mảng phát triển thương mại sản phẩm cát xây dựng của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hải Quan trên thị trường Thanh Hóa, đã tìm hiểu được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những khó khăn gặp phải trong kinh doanh sản phẩm cát xây dựng tại Thanh Hóa. Và xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại trong phát triển thương mại sản phẩm xây dựng của công ty Hải Quan, khóa luận đã đề xuất các giải pháp phát triển thương mại. Sản phẩm này được đưa ra thị trường trên cơ sở đa dạng hóa nguồn hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, lĩnh vực nghiên cứu thị trường và xúc tiến kinh doanh,... Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu, khóa luận chỉ ngừng lại ở việc phân tích các dữ liệu thứ cấp đã thu thập được và đưa ra các giải pháp. Ngoài ra, khóa luận mới nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm cát xây dựng trên cơ sở chỉ tiêu về quy mô và chất lượng, các
chỉ tiêu để phát triển thương mại hiệu quả của sản phẩm vẫn chưa được khám phá, vì vậy các vấn đề vẫn phải tiếp tục được đặt ra trong nghiên cứu là:
- Nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm cát xây dựng trên thị trường Thanh Hóa thông qua số liệu sơ cấp.
- Nghiên cứu mở rộng quy mô về thị trường, bổ sung số liệu để có cái nhìn tổng quát hơn, đánh giá chính xác hơn về thực trạng thị trường cát xây dựng.
Từ đó có những đề xuất và kiến nghị giải pháp áp sát thực tế và giúp ích nhiều hơn cho bản thân công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hải Quan.
Ngoài ra, do còn là một sinh viên chưa tốt nghiệp nên năng lực nghiên cứu cũng như khả năng tổng hợp số liệu và phân tích vấn đề còn nhiều hạn chế. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để khóa luận hoàn thiện hơn.