Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY (Trang 33 - 35)

E CẦN VIẾT LẠI CS NÀY VÌ CHƯA RÕ

3.2.4. Một số giải pháp khác

- Giải pháp xây dựng chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư

Trước hết, Tỉnh cần xác định chủ trương khuyến khích phát triển các mặt hàng dệt may xuất khẩu, đặt ưu tiên cho các sản phẩm này ở vị trí cao so với toàn bộ ngành hàng xuất khẩu của Tỉnh. Đảm bảo các hình thức ưu đãi cao nhất được áp dụng cho các DN xuất khẩu và sản xuất hàng dệt may xuất khấu. Rà soát các quy định về ưu đãi đầu tư trong Tỉnh, trên cơ sở các quy định về thuế của quốc gia, có chính sách tính thuế phù hợp với DN sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may, giảm thuế đối với việc đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Cải thiện quy định về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để đẩy nhanh việc giải ngân vốn vay của DN. Tinh cũng cần sớm hoãn thiện hệ thống pháp lý chung về kinh tế, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, đồng thời ban hành các chính sách nhằm xóa bỏ sự phân biệt về thu hút đầu tư trong và ngoài

nước, rà soát các loại giá dịch vụ, chi phí nhằm thu hẹp khoảng cách giải trong và ngoài nước.

- Giải pháp chính sách tín dụng

Có thể hỗ trợ DN xuất khẩu và người nông dân qua các hình thức như mở rộng cơ chế khuyến khích các ngân hàng thương mại cạnh tranh mở rộng đối tượng cho vay đối với khu vực công nghiệp, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng đối với khách hàng DN và người nông dân.

Ngoài các DN trực tiếp sản xuất các hàng dệt may xuất khẩu và DN kinh doanh hàng dệt may xuất khẩu còn có các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các DN này. Tỉnh cũng cần có các chính sách ưu đãi về thuế đối với các DN này.

- Giải pháp xúc tiến thương mại

Hiện nay mặc dù các sản phẩm dệt may xuất khẩu của tỉnh Thái Bình đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới tuy nhiên công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu tỉnh Thái Bình vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu là việc làm hết sức cấp bách để tạo sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, triển lãm, hội thảo trong và ngoài nước về hàng dệt may, chủ động giới thiệu các mặt hàng dệt may của mình với các DN trong và ngoài nước, đồng thời Tỉnh cũng cần tăng cường công tác nghiên cứu thông tin thị trường tại các quốc gia nhập khẩu nhiều các mặt hàng dệt may, các tiêu chuẩn thị trường tại các nước này cũng như thị hiếu người tiêu dùng, các kênh phân phối tại những quốc gia này nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các DN xuất khẩu trong Tỉnh, giúp cắt giảm chi phí, tiếp cận đúng thị trưởng và đối tượng khách hàng tiềm năng.

- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công của hoạt động xuất khẩu. Tỉnh cần xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động xuất khẩu một cách toàn diện, tổ chức các hoạt động đào tạo có kế hoạch chi tiết, cụ thể, sát với lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng dệt may của Tỉnh. Thực hiện đào tạo bằng nhiều hình thức như phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trường nghề trên địa bàn Tỉnh xây dựng các chương trình học liên quan tới nội dung xuất khẩu hàng dệt may, các chính sách, hiệp định thương mại VN tham gia, xã hội hóa công tác đào tạo, phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý hoạt động xuất khẩu nhầm cung ứng nguồn nhân lực

chất lượng cao phục vụ phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Tỉnh. Ngoài việc đào tạo về nghiệp vụ liên quan tới xuất khẩu, Tỉnh cũng cần có chính sách hỗ trợ nghiên cứu phát triển các sản phẩm hàng dệt may chủ lực, như chú trọng về thiết kế, tạo dáng cho sản phẩm, đào tạo đội ngũ nhân lực trong khâu thiết kế, quảng bá sản phẩm ...

Tỉnh cũng cần nâng cao nhận thức và kỹ năng lao động cho người sản xuất, DN xuất khẩu trong phát triển sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế, Đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng lao động cho nguồn nhân lực ở nông thôn đáp ứng các yêu cầu của sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.

Tăng cường các chính sách phúc lợi cho người lao động, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thêm thị trường cả trong và ngoài nước là những hoạt động mà cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang thực hiện nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao doanh thu những tháng cuối năm.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY (Trang 33 - 35)