Những vấn đề đặt ra cần giải quyết – VIẾT LẠI, CẦN HIỂU ĐÂY LÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU KHÁC VỚI ĐỀ TÀI CỦA

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY (Trang 36 - 37)

E CẦN VIẾT LẠI CS NÀY VÌ CHƯA RÕ

3.4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết – VIẾT LẠI, CẦN HIỂU ĐÂY LÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU KHÁC VỚI ĐỀ TÀI CỦA

VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU KHÁC VỚI ĐỀ TÀI CỦA KHÓA LUẬN NÀY

Xuất khẩu hàng dệt may còn chưa được kỳ vọng. Một số doanh nghiệp tư nhân hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tham gia vào thị trường xuất khẩu là doanh nghiệp quy mô nhỏ, kim ngạch còn thấp, khả năng tự xúc tiến xuất khẩu tìm kiếm thị trường còn hạn chế. Hay xuất khẩu một số mặt hàng trọng điểm của tỉnh còn phụ thuộc vào một số thị trường. Mặt khác, hàng xuất khẩu chủ yếu là gia công nên giá trị đem lại không cao.

Trên phương diện kinh tế, quan điểm chung là hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh sẽ phục vụ trực tiếp nhất cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Chính vì vậy, hỗ trợ phải quyết liệt, mạnh mẽ, liên tục, thông suốt, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, kịp thời, dễ tiếp cận; quy mô hỗ trợ phải tương xứng với ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh; điều kiện, tiêu chuẩn các gói hỗ trợ phải khả thi; các quy trình, thủ tục để hưởng hỗ trợ phải được đơn giản hóa tối đa; đồng thời, có cơ chế giám sát, kiểm tra sát sao việc thực hiện và chế tài xử lý để tránh lợi dụng, trục lợi chính sách.

Là một ngành xuất khẩu có nhiều lao động, ngành dệt may cũng như các ngành khác luôn gặp rất nhiều thách thức nếu chính sách về lao động, bảo hiểm, tiền lương không được giữ ổn định một cách lâu dài. Những năm qua, đã có rất nhiều DN đóng cửa vì không thể có lợi nhuận do chi phí sản xuất ngày càng cao. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cải cách về thủ tục, nhưng thực tế hiệu quả chưa cao, cần có các chính sách đơn giản, rõ ràng và xuyên suốt liên thông giữa các ban, ngành nhằm tránh tình trạng đúng được quy định ngành này lại vướng quy định ngành khác. Ngoài ra, cần quy hoạch các khu công nghiệp phù hợp từng vùng miền để cân đối nguồn lao động, không cấp phép cho những ngành nghề sử dụng nhiều lao động khi khu vực họ dự định đầu tư thiếu lao động, dẫn đến việc cạnh tranh lao động không lành mạnh, gây ảnh hưởng đến các DN đã hoạt động lâu năm. Chính phủ cùng các bộ, ngành cần nghiên cứu hỗ trợ cho DN mức

vay ưu đãi để đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất, giảm bớt các thủ tục hành chính liên quan chính sách thuế, thủ tục hải quan, các loại phí, phụ phí; chính sách cấp phép đầu tư vào khâu dệt, nhuộm, về ưu đãi đầu tư tại khu công nghệ cao, … để DN yên tâm đầu tư và phát triển.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY (Trang 36 - 37)