Phân loại đất huyện Nho Quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 48 - 52)

hiệu Loại đất Hóa Mã Diện tích (ha)

cấu (%)

G1 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ 1 2.063,99 6,72 G2 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 3 1.243,24 4,05 G3 Đất nâu vàng phát triển trên đá vôi 4 5.201,85 16,92 G4 Đất đỏ vàng trên đá sét 6 5.412,75 17,61 G5 Đất đỏ nâu trên đá vôi 7 1.833,01 5,97 G6 Đất phù sa được bồi trung tính ít chua 8 156,25 0,51 G7 Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua 9 342,24 1,11 G8 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 10 5.774,00 18,79 G9 Đất phù sa glay 11 2.958,00 9,63 G10 Đất phù sa úng nước 12 4.553,40 14,82 G11 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat 13 1.190,35 3,87

Bản đồ loại đất được xác định trên địa bàn huyện Nho Qua gồm 11 loại đất và phân bố trên các địa bàn khác nhau

1/ Nhóm đất bạc màu đất xám bạc màu trên phù sa cổ.

Diện tích 2.063,99 ha, chiếm 6,72% diện tích đất điều tra, phân bố ở các xã Thạch Bình, Phú Sơn, Lạc Vân, Đồng Phong, Phú Lộc, Sơn Hà, Quỳnh Lưu.

2/ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.

Diện tích 1.243,24 ha, chiếm 4,05% diện tích đất điều tra phân bố ở xã Quảng Lạc.

Đất hình thành ở những thung lũng thấp, nhỏ trong các vùng đồi núi, do sản phẩm phong hoá của đá mẹ sa thạch, phiến thạch, đá vôi đưa xuống bồi tụ thành.

3/ Đất nâu vàng phát triển trên đá vôi

Diện tích 5.201,85 ha, chiếm 16,92% diện tích điều tra và phân bố chủ yếu ở xã Kỳ Phú, Quỳnh Lưu, Sơn Lai, Phú Long, Xích Thổ, vườn quốc gia Cúc Phương, xã Quỳnh Lưu, Đồng Phong, Phú Sơn ... Đất hình thành trên sản phẩm phong hoá của vôi ở địa hình cao.

4/ Đất đỏ vàng trên đá sét

Diện tích 5.412,75 ha, chiếm 17,61% diện tích đất điều tra, phân bố ở các xã Quỳnh Lưu, Kỳ Phú, Sơn Lai, Quảng Lạc, Xích Thổ, Thạch Bình,...

5/ Đất đỏ nâu trên đá vôi

Diện tích: 1.833,01 ha, chiếm 5,97 % diện tích đất điều tra, phân bố ở các xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Quỳnh Lưu, Sơn Lai, Quảng Lạc.

Đất hình thành do quá trình phong hoá của đá vôi, phiến thạch vôi ở địa hình cao nên thường bị hạn vào vụ chiêm. Độ che phủ của thảm thực vật thấp, quá trình bốc hơi nước cao. Từ đó thúc đẩy nhanh chóng quá trình hình thành kết von. Kết von chủ yếu ở dạng hình tròn đường kính từ 1 - 3 mm.

6/ Đất phù sa được bồi trung tính, ít chua

Diện tích 156,25 ha, chiếm 0,51% diện tích đất điều tra, phân bố thành dải hẹp dọc theo phía ngoài đê của các sông thuộc xã Xích Thổ. Đất được hình thành do phù sa sông Đáy và sông Bôi bồi đắp.

Đất phù sa được bồi hàng năm phân bố ở bãi thấp, thường xuyên bị ngập trong mùa mưa lũ, đồng thời với quá trình bị ngập có quá trình bồi tích phù sa. Đất phù sa được bồi hàng năm thể hiện rõ đặc điểm phân lớp, phẫu diện đất cát có xen các tầng đất thịt và ngược lại các bãi bồi đất thịt có thể xen các tầng cát.

7/ Đất phù sa không được bồi trung tính, ít chua

Diện tích 156,25 ha, chiếm 0,51% diện tích điều tra phân bố ở địa hình thấp trong đê thuộc xã Xích Thổ, Gia Tường, Gia Thủy.... Đất được hình thành do sản phẩm bồi tích của sông Đáy, sông Bôi nhưng hiện nay đã thoát ly quá trình bồi đắp của phù sa, do hình thành hệ thống đê ngăn lũ, một vài nơi do phân bố ở địa hình cao nên không còn chịu ảnh hưởng của chế độ ngập lụt, không còn bồi tụ thêm.

8/ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng

Diện tích 5.774 ha, chiếm 18,79% diện tích đất điều tra phân bố thành một dải lớn dọc theo đường 12 từ xã Đồng Phong đến xã Sơn Lai, Quảng Lạc.

9/ Đất phù sa glây

Diện tích 2.958 ha, chiếm 9,63 % diện tích đất điều tra và phân bố ở các xã thuộc khu vực đồng bằng.

Đất cũng được hình thành do sự lắng đọng của phù sa sông nhưng phân bố ở địa hình thấp, trũng so với địa hình xung quanh.

10/ Đất phù sa úng nước

Diện tích 4553,4 ha, chiếm 14,82% diện tích đất điều tra phân bố ở hầu hết các xã đồng bằng của huyện Nho Quan.

Đất phù sa úng nước cũng được hình thành trên sản phẩm bồi tích của phù sa sông nhưng do phân bố ở địa hình trũng, dạng lòng chảo, không có khả năng thoát nước, mạch nước ngầm nông, đọng nước quanh năm, được coi là dạng địa hình tích đọng điển hình, đất giàu chất hữu cơ, giàu sét, nhão, dẻo dính, yếm khí, glây mạnh.

11/. Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của cacbonat

Diện tích 1190,35 ha, chiếm 3,87%, phân bố ở các xã như: Văn Phương, Cúc Phương, Kỳ Phú

Hình 4.2. Sơ đồ đất huyện Nho Quan

4.3.2.2. Bản đồ thành phần cơ giới:

Thành phần cơ giới có mối liên quan chặt chẽ tới các yêu cầu sinh lý, sinh hóa cây trồng, ảnh hưởng tới việc áp dụng các công thức luân canh khác nhau. Đồng thời, thành phần cơ giới cũng ảnh hưởng đến tính thấm nước, độ xốp, lượng khí trong đất và ảnh hưởng trực tiếp đến khâu làm đất.

Từ kết quả xây dựng bản đồ thành phần cơ giới huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, qua thống kê diện tích đất theo thành phần cơ giới của huyện có thể thấy: Kết quả phân cấp, thống kê diện tích và phân bố theo đơn vị hành chính được thể hiện trong bảng 4.5 và 4.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)