Bài 5: Trắc nghiệm 2
Câu hỏi 1: Trong các loài chim sau, loài chim nào không được gọi tên theo tiếng kêu ?
a/ gõ kiến b/ tu hú c/ cuốc d/ quạ
Câu hỏi 2: Loài chim nào không được nhắc đến trong bài tập đọc "Vè chim" ? a/ sáo b/ chìa vôi c/ chim sẻ d/ chim cánh cụt
Câu hỏi 3: Chọn cặp từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu : "Quạ tắm thì ..., sáo tắm thì ..."
a/ nắng – mưa b/ mưa – ráo c/ ráo – mưa d/ mưa - nắng Câu hỏi 4: Trong bài "Tôm Càng và Cá Con", vẩy của Cá Con có lợi ích gì ?
a/ làm bánh lái b/ bộ áo giáp bảo vệ Cá Con
Câu hỏi 5: Ai là tác giả của bài thơ "Mưa bóng mây" ?
a/ Hảo Minh b/ Nguyễn Kiên c/ Nguyên Tĩnh d/ Tô Đông Hải Câu hỏi 6: Đâu là câu hỏi đúng cho bộ phận in đậm trong câu sau:
Vì có màng ở chân nên bồ nông bơi và lặn giỏi hơn. a/ Vì sao bồ nông bơi và lặn giỏi hơn?
b/ Con gì có màng ở chân?
c/ Bồ nông bơi và lặn như thế nào? d/ Con bồ nông bơi, lặn ở đâu?
Câu hỏi 7: Loài cá nào dưới đây sống ở vùng nước mặn?
a/ cá chép b/ cá heo c/ cá rô phi d/ Cá trắm Câu hỏi 8: Câu đố sau đây nói về con vật nào?
Nhà hình xoắn, ở dưới ao Chỉ có một cửa ra vào mà thôi
Mang nhà đi khắp mọi nơi
Không đi, đóng cửa nghỉ ngơi một mình.
a/ rùa b/ cá heo c/ con trai d/ con ốc
Câu hỏi 9: Mùa nào có thời tiết lạnh nhất trong năm?
a/ mùa xuân b/ mùa hè c/ mùa thu d/ mùa đông
Câu hỏi 10: Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu lỗi chính tả?
Bác Hồ sống rất dản dị nhưng rất có nề nếp. Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sương mù còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã giậy, dọn dẹp chăn màn, rồi chạy xuống bờ suối tập thể dục và tắm rửa.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2Bài 1: Phép thuật mèo con Bài 1: Phép thuật mèo con
(1) Tò mò (2) Yên tĩnh (3) Dọn dẹp (4) Hiếu kì (5) Êm đềm (6) Kế tiếp (7) Thiên địa (8) Khoái chí (9) Sung sướng (10) Tìm kiếm (11) Biểu diễn (12) Trình diễn (13) ấm no (14) Nối tiếp (15) Thu dọn (16) Tìm tòi (17) Trời đất (18) Vui sướng (19) Thích thú (20) No đủ Đáp án: (1) = (4); (2) = (5); (3) = (15), (6) = (14); (7) = (17); (8) = (19) (10) = (16); (13) = (20); (9) = (18); (11) = (12);
Bài 2: Hổ con thiên tài.
Câu 1: ngày,/bố/Hàng/chở/đi/em/học. Hàng ngày, bố chở em đi học. Câu 2: chân/kiềng/Vững/như/ba
Vững như kiềng ba chân
Câu 3: ráo,/Quạ/sáo/mưa/thì/thì/tắm/tắm Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa Câu 4: cháu/Hồ/Cháu/nhớ/ngồi/râu/Bác
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ Câu 5: lá/tìm/Vạch/sâu
Vạch lá tìm sâu
Câu 6: ngoan/là/bé/cô/ngoãn./Mai Mai là cô bé ngoan ngoãn. Câu 7: bay/nhanh/phi/Ngựa/như
Ngựa phi nhanh như bay Câu 8: mưa/nắng/Năm/mười
Năm nắng mười mưa
Câu 9: mây/trông/Trông/đất,/trời,/trông Trông trời, trông đất, trông mây Câu 10: cú/như/Hôi
Hôi như cú
Bài 3: Điền từ
Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống: “Năm nắng …m…….ười mưa dám quản công.” Câu hỏi 2: Điền vào chỗ trống: “Người làm các công việc vệ sinh, phụ vụ,…. gọi là:…l…..ao công.”
Câu hỏi 3: Điền vào chỗ trống: “Xem để thấy rõ, biết rõ gọi là quan …s…..át.” Câu hỏi 4: Điền vào chỗ trống: “Chót …v…ót nghĩa là cao vượt hẳn lên những vật xung quanh.”
Câu hỏi 5: Điền vào chỗ trống: “Kính …tr….ên nhường dưới.”
Câu hỏi 6: Điền vào chỗ trống: “Háo …h…ức nghĩa là vui và nóng lòng chờ đợi.” Câu hỏi 7: Điền vào chỗ trống: “Đói cho sạch, ……r…..ách cho thơm.”
Câu hỏi 8: Điền vào chỗ trống: “Đêm nay bên bến Ô Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm …r…….âu Bác Hồ.” (Cháu nhớ Bác Hồ - Thanh Hải)
Câu hỏi 9: Điền vào chỗ trống: “Phát ……th………anh viên là người chuyên đọc tin tức trên đài phát thanh, truyền hình.”
Câu hỏi 10: Giải câu đố:
“Để nguyên tiếng cho sủa dài Thêm sắc thành loài thú dữ rừng xanh,: Từ thêm dấu sắc là từ gì
Trả lời: từ ……g……..ấu.
Bài 4: Trắc nghiệm 1
Câu hỏi 1: Từ nào khác với các từ còn lại?
A – sáng dạ B – sáng suốt C – sáng ý D – sáng choang
Câu h ỏi 2: Từ nào nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi? A – kính yêuB – kính trọng C – biết ơn D – thương yêu
Câu hỏi 3: Câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách.” khuyên chúng ta điều gì?
A – đùm bọc, giúp đỡ nhau lúc khó khăn B – tiết kiệmC – giữ gìn tài sản D – cả 3 đáp án trên C – giữ gìn tài sản D – cả 3 đáp án trên Câu hỏi 4: Từ nào không cùng nghĩa với từ “bát ngát”?
Câu hỏi 5: Bộ phận nào trong câu: “Học sinh chăm chỉ học tập để thi tốt.” trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”?
A – chăm chỉ học tập B – để thi tốt
C – học sinh D – học tập để thi Câu hỏi 6: Từ nào có nghĩa trái ngược với từ “lừa dối”?
A – lừa lọc B – chán nản C – phản bội D – thành thật
Câu hỏi 7: Câu: “Bác Hồ sống rất giản dị.” thuộc kiểu câu nào?
A – Ai làm gì? B – Ai thế nào? C – Ai là gì? D – Vì sao?
Câu hỏi 8: Bộ phận “ở chiến khu Việt Bắc” trong câu” “Có một thời gian, Bác Hồ sống ở chiến khu Việt Bắc.” trả lời cho câu hỏi nào?
A - Ở đâu? B – Vì sao? C – Khi nào? D – Để làm gì?Câu hỏi 9: Những từ nào là từ chỉ sự vật trong cây thơ: Câu hỏi 9: Những từ nào là từ chỉ sự vật trong cây thơ:
“Gió ở rất xa, rất rất xa Gió thích chơi thân với mọi nhà.” (Gió – Ngô Văn Phú)
A – gió, xa B – gió, chơi C – gió, nhà D – xa, nhà Câu hỏi 10: Từ nào viết sai chính tả?
A – rộn ràng B – dọn dẹp C – dì dào D – giục giã
Bài 5: Trắc nghiệm 2
Câu 1: Từ nào sau đây khác các từ còn lại?
a/ biển khơi b/ biển đảo c/ biển báo d/ bãi biển Câu 2: Chọn từ phù hợp với chỗ trống:
“Đi đâu mà vội mà vàng Mà vấp phải đá mà quàng phải …..”
a/ rơm b/ cây c/ dây d/ mây
Câu 3: Trường hợp nào sau đây thích hợp để viết bưu thiếp?
a/ Bố đi công tác . c/ Ngày sinh nhật bố.
b/ Bố mua cho em một món quà. d/ Bố đưa em đi chơi. Câu 4: Trong các loài cá sau, loài cá nào thuộc nhóm cá nước ngọt ?
a/ cá thu b/ cá chim c/ cá chuồn d/ cá quả
Câu 5: Con hãy tìm từ trái nghĩa với chậm?
Câu 6: Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu lỗi chính tả?
Suối nhỏ đã nhanh chóng chuyển lời nhắn của bác Đào. Chẳng mấy trốc, cả khu rừng đã biết tin vui này. Ai cũng cho dằng đây là chuyện thần kì của mùa xuân.
a/ 1 b/ 2 c/ 3 d/ 4
Câu 7: Giải câu đố sau:
Hoa gì chỉ nở vào hè
Từng chùm đỏ thắm, gọi ve hát mừng?
a/ hoa gạo b/ hoa sen c/ hoa phượng d/ hoa bằng lăng Câu 8: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu:
"Thẳng như ruột ..."
a/ hươu b/ ngựa c/ vượn d/ cáo
Câu 9: Trong bài "Sư Tử xuất quân", Gấu được giao việc gì ?
a/ vận tải b/ bày mưu tính kế c/ lừa quân địch d/ công đồn
Câu 10: Câu nào sau đây không đặt theo mẫu câu “Ai làm gì?” a/ Đàn sếu đang di cư về phương Nam
b/ Đàn trâu lững thững gặm cỏ.