SỐ 7 BÀI 1: MÈO CON NHANH NHẸN

Một phần của tài liệu ĐỀ ÔN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 2 VÒNG 18 CẤP TỈNH (Trang 30 - 36)

BÀI 1: MÈO CON NHANH NHẸN

Bạn bè Lễ phép Mãn nguyện Dạy dỗ Kính trọng

Chúa sơn lâm Che chở Ví von Chỉ bảo Bằng hữu

Bằng Hổ Thầy thuốc Tốt bụng Bằng lòng

Ngang So sánh Nhân hậu Bác sĩ Bảo vệ

BÀI 2 – HỔ CON THIÊN TÀI

Câu 1: đen,/rạng./đèn/gần/thì/Gần/mực/thì _________________________________________________ Câu 2: h/ường/ọc/tr _________________________________________________ Câu 3: Chị/nâng/ngã/em _________________________________________________ Câu 4: sợ/không/ngay/chết/Cây/đứng _________________________________________________ Câu 5: nảy/cối/chồi/Cây/đâm/lộc. _________________________________________________ Câu 6: chín/Cù/lòng/lao/con/ơi!/chữ/ghi _________________________________________________ Câu 7: đ/m/ông/ùa _________________________________________________ Câu 8: mặt/trống/dậy./Gà/trời/gáy/gọi _________________________________________________ Câu 9: sương/Giọt/lê./long/như/lanh/pha _________________________________________________ Câu 10: mùa/Hoa/đến./vừa/thì/mận/tàn/xuân _________________________________________________

BÀI THI SỐ 3 – ĐIỀN TỪ

Câu hỏi 1: Điền tên một mùa trong năm phù hợp vào chỗ trống trong câu sau: "Mùa ………. mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy." (Theo Tô Hoài)

Câu hỏi 2: Chọn một từ trong ngoặc đơn thích hợp để điền vào khổ thơ dưới đây: (đen, xanh,vàng)

"Ếch con đi học trời mưa

Lá sen ………. mướt đội vừa trùm tai Đến nghe cô giáo giảng bài

Ốp, ốp nặng ộp, vui tai quá chừng."

(Theo Phạm Thị Lan) Câu hỏi 3: Câu văn sau có một từ viết chưa đúng chính tả, em hãy sửa lại cho đúng.

"Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới là măn nhiều khi vất vả nhưng trông cứ như những con thuyền ru ngoạn." (Theo Bùi Hiển) Từ viết sai chính tả sửa lại là: ………

Câu hỏi 4: Điền từ chỉ đặc điểm vào chỗ trống sau: "Hay chạy lon xon

Là gà mới nở Vừa đi vừa nhảy Là em sáo …..….."

(Vè dân gian) Câu hỏi 5: Giải câu đố sau:

Con gì chỉ thích gần hoa Ở đâu hoa nở dù xa cũng tìm Cùng nhau cần mẫn ngày đêm Chắt chiu mật quý lặng im tặng đời?

Đáp án: con ……..…….

Câu hỏi 6: Em hãy điền dấu câu thích hợp vào câu sau sao cho đúng: "Cuối cùng, Rùa đã về đích trước Thỏ ……( )….”

Câu hỏi 7: Điền tr hoặc ch thích hợp vào các ô trống để được các từ đúng chính tả. ....ung gian, tựu ...ường, ...ung tâm

Chữ cái cần điền là: …..……

Câu hỏi 8: Em hãy chọn một từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống sau: (xoi, soi)

"Bầu trời trong xanh …..….. bóng xuống đáy hồ, mặt hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông."

(Theo Thiên Lương)

Câu hỏi 9: Điền một từ chỉ đặc điểm, tính chất phù hợp vào chỗ trống để hoàn thiện thành ngữ sau: (lưu ý: đáp án viết chữ thường)

………….. như sóc.

Câu hỏi 10: Điền vào chỗ trống chữ cái thích hợp để tạo thành từ có ý nghĩa trái ngược với từ cho sẵn: ngắn >< …..…ài

BÀI 4 – TRẮC NGHIỆM 1

Câu hỏi 1: Dòng nào dưới đây sử dụng chưa đúng dấu chấm trong câu? a/ Mỗi khi trở về, Bồ Nông mẹ lại há mỏ ra cho con ăn.

b/ Đã mấy ngày trôi qua, Bồ Nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được.

c/ Giờ đây, khi đã lớn hơn. Bồ Nông con mới hiểu rằng mẹ thường nhịn đói để cho con được ăn no nê.

d/ Phải năm trời hạn hán, nắng bỏng rát, họ hàng nhà Bồ Nông rời phương Nam lên phương Bắc.

Câu hỏi 2: Dòng nào dưới đây thuộc câu kiểu "Ai thế nào?"? a/ Chú hoạ sĩ vẽ bức tranh hoa hướng dương.

b/ Một chú chim sẻ bay tới nhảy nhót trên mặt đất tìm mồi. c/ Chú đầu bếp đang nấu những món ăn ngon.

d/ Cây tre có dáng đứng thẳng, ngọn tre vút lên trời cao. Câu hỏi 3: Dòng nào dưới đây gồm các từ viết đúng chính tả?

a/ trằn trọc, chốn tìm b/ trốn tránh, trơ trọi c/ tra cứu, trùng chình d/ chum nước, tâm chí Câu hỏi 4: Câu văn nào dưới đây có lỗi sai chính tả?

a/ Em rất thích nghe bà ngoại kể truyện. b/ Câu chuyện này thật ý nghĩa.

c/ Bé Na rất thích nói chuyện với em.

d/ Tô Hoài là tác giả của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí." Câu hỏi 5: Giải câu đố sau:

Trên đầu vài sợi tóc thời răng cưa Quả đầy những mắt lạ chưa

Gọt ra bỏ mắt ăn vừa ngọt thơm. (Là quả gì?)

a/ quả na b/ quả dứa c/ quả mít d/ quả sầu riêng Câu hỏi 6: Những câu thơ dưới đây nói về tên hiện tượng mưa nào?

-"Cơn mưa nào lạ thế Thoáng qua rồi tạnh ngay" -"Cơn mưa rơi nho nhỏ Không làm ướt tóc ai"

(Theo Tô Đông Hải)

a/ mưa bão b/ mưa bóng mây c/ mưa rào d/ mưa phùn Câu hỏi 7: Điền tên một con vật thích hợp vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:

"Em nuôi một đôi ..., Bộ lông trắng như bông, Mắt tựa viên kẹo hồng Đôi tai dài thẳng đứng." (Tố Nga)

a/ chim b/ mèo c/ thỏ d/ gà

Câu hỏi 8: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây chưa đúng?

a/ Tre già măng cọc b/ Ăn trông nồi, ngồi trông hướng c/ Bới lông tìm vết d/ Cả giận mất khôn

Câu hỏi 9: Trong bài tập đọc "Quả tim Khỉ", Khỉ có thái độ và hành động như thế nào sau khi Cá Sấu nói: "Vua của chúng tôi ốm nặng, phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi. Tôi cần quả tim của bạn."?

a/ hoảng sợ nhưng cố trấn tĩnh b/ hoảng sợ, nhảy ùm xuống nước c/ hoảng sợ và khóc lóc, van xin d/ hoảng sợ và kêu cứu, bỏ chạy

Câu hỏi 10: Trong bài tập đọc "Quả tim Khỉ", Cá Sấu hiện lên với hình ảnh như thế nào?

a/ tốt bụng nhưng cô đơn b/ khôn ngoan, tình nghĩa c/ bội bạc, giả dối, gian xảo d/ dũng cảm, đáng nể

BÀI 5 – TRẮC NGHIỆM 2

Câu hỏi 1: Nhà thơ "Thanh Hào" sáng tác bài thơ nào dưới đây? a/ Ngày hôm qua đâu rồi? b/ Cô giáo lớp em

c/ Gọi bạn c/ Cái trống trường em

Câu hỏi 2: Trong bài tập đọc "Bác sĩ Sói", hành động nào cho thấy sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?

a/ thèm rỏ dãi b/ ứa nước mắt c/ hoa cả mắt d/ mừng quýnh lên Câu hỏi 3: Giải câu đố sau:

Da tôi xấu xí xù xì,

Đêm đêm người ngủ, tôi thì bắt sâu. Khi nào trời nắng hạn lâu,

Tôi kêu mấy tiếng mưa đâu bay về.

(Là con gì?)

a/ con ếch b/ con cóc c/ con nhái d/ con ốc sên Câu hỏi 4: Tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây chưa đúng?

a/ Nhường cơm sẻ áo b/ Của nên tại người c/ Con dại cái mang d/ Của thiên trả địa Câu hỏi 5: Dòng nào dưới đây thuộc câu kiểu "Ai làm gì?"?

a/ Thầy giáo mới là một người rất nghiêm nghị. b/ Cây na mảnh dẻ, phóng khoáng.

c/ Chim gáy mẹ xòe cánh ôm đàn con. d/ Quả na bé nhỏ, tròn vo.

Câu hỏi 6: Điền l/n vào chỗ trống để hoàn thiện khổ thơ sau: "Một chú Chẫu Chàng

Ngồi trên ...á sen Mải nhìn hồ ...ước Thấy trời ...ộn ngược Mây trắng rung rinh Chú ngồi ...ặng thinh Như đang mơ tưởng."

(Theo Võ Quảng)

Câu hỏi 7: Câu thơ sau đây có bao nhiêu từ viết sai chính tả? "Nắng vàng rát mỏng sân phơi

Vê tròn thành dọt nắng rơi bồng bềnh."

(Theo Nguyễn Tiến Bình)

a/ 1 b/ 2 c/ 3 d/ 4

Câu hỏi 8: Điền màu sắc thích hợp vào chỗ trống trong câu thơ dưới đây: "Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển ..."

(Theo Hoàng Trung Thông)

a/ tím b/ xanh c/ đỏ d/ đen

Câu hỏi 9: Tiếng "chê" không thể ghép được với tiếng nào dưới đây?

a/ trách b/ cá c/ bai d/ khen

Câu hỏi 10: Câu nào dưới đây sử dụng đúng dấu câu? a/ Đêm đông, trời rét cóng tay?

b/ Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao! c/ Ôi. Rét quá? Rét quá!

Một phần của tài liệu ĐỀ ÔN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 2 VÒNG 18 CẤP TỈNH (Trang 30 - 36)