KẾT QUẢ UỚC LƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH DÀI HẠN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ARDL

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa biến động tỷ giá hối đoái và kim ngạch xuất khẩu việt nam bằng cách ứng dụng phương pháp ARDL (Trang 34 - 37)

Một khi sự tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến được xác nhận, phương trình ước lượng cho các hệ số dài hạn của mô hình ARDL được thực hiện, với độ trễ được lựa chọn thông qua tiêu chuẩn AIC như ở bảng 7. Cụ thể độ trễ lần lượt là 3, 1, 2, 1, 2 tương ứng với các biến LEP, LG, LRER, LV và LWG. Kết quả được thể hiện như sau:

Hình 9 Kết quả ước lượng các hệ số dài hạn bằng cách sử dụng phương pháp ARDL (3, 1, 2, 1, 2)

Nguồn: Chuỗi dữ liệu thời gian của các biến – Được tôi thực hiện trên phần mềm Microfit 4.1

Kết quả của bảng trên cho thấy rằng tác động của sự biến động tỷ giá hối đoái lên kim ngạch xuất khẩu thực của Việt Nam trong dài hạn là tương quan âm, ở mức ý nghĩa 10%. Điều này hàm ý rằng sự biến động tỷ giá hối đoái càng cao thì càng có tác động làm giảm kim ngạch xuất khẩu. Kết quả này phù hợp với kết quả của nhiều bài nghiên cứu trước đây như bài nghiên cứu của Clark (1973), Baron (1976), Wolf (1995),...Cụ thể tôi nhận thấy đây là một trường hợp thuộc về hiệu ứng thay thế như trong bài nghiên cứu của Cote(1994) đã nhắc đến. Ông cho rằng sự biến động tỷ giá hối đoái được xem như một rủi ro, do đó việc gia tăng trong sự biến động tỷ giá hối đoái sẽ làm gia tăng chi phí cho các thương nhân e sợ rủi ro và làm giảm giao dịch. Hay trong bài nghiên cứu của Quian và Virangis cũng vào năm 1994, đã đề cập đến một vấn đề then chốt, từ đó tôi có thể suy ra rằng một nước đang phát triển như Việt Nam, khi giao dịch xuất khẩu đồng tiền mà chúng ta nhận về là đồng ngoại tệ. Nên

rủi ro mà chúng ta gặp phải là khá lớn, so với các quốc gia lớn như Mỹ , Anh,… vì khi họ xuất khẩu đồng tiền họ nhận về cũng là đồng nội tệ. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài nghiên cứu khác đã đưa ra những lập luận về vấn đề này. Ngoài ra, với tình hình biến động tỷ giá hối đoái khá phức tạp như hiện nay, nhưng tại Việt Nam sự phát triển của thị trường phái sinh như quyền chọn, kỳ hạn,… vẫn chưa được phát triển nhiều. Do đó vấn đề phòng ngừa rủi ro cho các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa vẫn còn những hạn chế nhất định. Mặc khác trong dài hạn, khi sự biến động tỷ giá hối đoái càng cao, dẫn đến giá trị quyền chọn càng gia tăng, cùng với đó cũng là sự gia tăng của giá cả khi mua các loại quyền chọn này. Nên đây cũng là một nguyên nhân làm cho các thương nhân có tư tưởng khá chủ quan với các biến động, không phòng ngừa sớm rủi ro, có thể gia tăng chi phí để đảm bảo cho sự chắc chắn của lợi nhuận thu về trong tương lai. Từ đó làm giảm giao dịch trên thị trường của họ.

Biến GDP của Việt Nam có tác động tương quan dương với kim ngạch xuất khẩu trong dài hạn, ở mức ý nghĩa 1%. Nguyên nhân của mối quan hệ này có thể dễ dàng nhận thấy. Đó là khi xét đến GDP của Việt Nam, nghĩa là chúng ta đang xét đến yếu tố đại diện cho cung hàng hóa xuất khẩu trong nước. Về cơ bản, khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất của một nước tăng lên sẽ đồng nghĩa với lượng cung hàng hóa của nước đó cũng tăng và do đó càng có nhiều cơ hội xuất khẩu nhiều hơn. Đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào hoạt động thương mại như Việt Nam, lấy xuất khẩu là động lực phát triển kinh tế thì kim ngạch xuất khẩu và GDP quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ và đồng biến với nhau là điều dễ dàng nhận thấy.

Còn đối với biến RER lại có tác động tương quan âm lên kim ngạch xuất khẩu trong dài hạn ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này hầu như khá ngược so với lý thuyết thường thấy của chúng ta. Vì chúng ta thường cho rằng khi đồng nội tệ mất giá, nghĩa là tỷ giá hối đoái của VND/ USD tăng, sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam rẻ tương đối so với nước ngoài. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên, bài nghiên cứu của tôi lại cho ra kết quả ngược lại. Lập luận mà tôi đưa ra có thể xuất phát từ nguyên nhân Việt Nam theo chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý, tuy nhiên để có thể ổn định nền kinh tế, nhà nước lại quản lý khá chặt chẽ và

luôn có những biện pháp để điều chỉnh không cho tỷ giá biến động quá lớn. Cũng có thể là do nguồn số liệu mà tôi thu thập được không đủ lớn, nên có thể cho ra kết quả sai lệch. Vì mãi đến sau năm 1989, nước ta mới tự do hóa thương mại và phá giá đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu. Do đó dữ liệu thu thập được chỉ trong khoảng thời gian khá ngắn. Đây là một hạn chế trong bài nghiên cứu của tôi.

Biến GDP thế giới có tác động tương quan dương lên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho ta thấy rằng trong dài hạn, khi mức thu nhập của các đối tác thương mại Việt Nam càng cao sẽ dẫn đến sức mua cao hơn ở các quốc gia này, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước ta.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa biến động tỷ giá hối đoái và kim ngạch xuất khẩu việt nam bằng cách ứng dụng phương pháp ARDL (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)