Như đã nói ở trên, bước đầu tiên để có thể áp dụng phương pháp ARDL, tôi cần kiểm định tính dừng của các biến. Đó cũng là một yêu cầu quan trọng cho sự tồn tại của mối quan hệ đồng liên kết. Giống như kỳ vọng, các kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp kiểm định ADF mà tôi thực hiện như sau:
Hình 1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến LEP
Nguồn: Dữ liệu của biến LEP – Được tôi thực hiện trên phần mềm Eview 8.0
Theo kết quả ở bảng trên, tôi thấy rằng giá trị tuyệt đối thống kê tính toán là 7.728917, lớn hơn giá trị thống kê tra bảng là 3.557472, ở mức ý nghĩa 1%. Nên biến EP dừng ở I(1).
Hình 2 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến LG
Nguồn: Dữ liệu của biến LG – Được tôi thực hiện trên phần mềm Eview 8.0
Đối với biến LG, giá trị tuyệt đối thống kê tính toán là 11.04301, lớn hơn giá trị thống kê tra bảng là 3.560019, ở mức ý nghĩa 1%. Nên biến EP dừng ở I(1).
Hình 3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến LRER
Nguồn: Dữ liệu của biến LRER – Được tôi thực hiện trên phần mềm Eview 8.0
Với biến LRER, giá trị tuyệt đối thống kê tính toán là 4.501064, lớn hơn giá trị thống kê tra bảng là 3.555023, ở mức ý nghĩa 1 %. Do đó biến LRER cũng dừng ở I(1).
Hình 4 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến LV
Nguồn: Dữ liệu của biến LV – Được tôi thực hiện trên phần mềm Eview 8.0
Riêng đối với biến LV, lại dừng ở I(0). Với giá trị tuyệt đối thống kê tính toán là 4.432726, lớn hơn giá trị thống kê tra bảng là 3.562669, ở mức ý nghĩa 1 %.
Hình 5 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến LWG
Nguồn: Dữ liệu của biến LWG – Được tôi thực hiện trên phần mềm Eview 8.0
Theo các kết quả ở 5 bảng trên, cho thấy thấy biến LWG dừng ở I(1) với mức ý nghĩa 1%, vì ta có giá trị tuyệt đối của của thống kê tính toán là 3.999031, lớn hơn giá trị tra bảng là 3.557472.
Vì tất cả các biến LEP, LG, LRER, LWG đều dừng ở I(1) và riêng biến LV dừng ở I(0). Do đó tôi chuyển sang bước 2 để kiểm định tính đồng liên kết giữa các biến.