Yêu thương con ngườ

Một phần của tài liệu Bai giao duc QP (Trang 28 - 35)

Tình yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có sự kế thừa tư tưởng Từ Bi của phật giáo và tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử.

-Vị trí : Đây là phẩm chất cơ bản cao đẹp của người cách mạng. Yêu thương con người trong tư tưởng của Hồ Chí Minh được thể hiện qua nhiều mối quan hệ, nhiều đối tượng Với một tình cảm bao la, rộng lớn, nhưng vô cùng sâu nặng thắm đượm tính nhân văn, nhân đạo cao cả.

-Biểu hiện

+ Tình yêu với đại đa số nhân dân, những người lao động ,

những người nghèo khổ, những người bị áp bức bóc lột

Người chỉ rõ : “Nguồn gốc của những đau thương, khổ nhục của quần chúng nhân dân lao động cả ở

chính quốc và các thuộc địa đó là do CNĐQ và thực dân” Tình cảm và nghĩa cử cao đẹp của Bác Hồ đối với người nghèo khổ là hết sức cụ thể, dung dị và trở thành lòng nhân ái bao la Hồ Chí Minh. Với cương vị cao nhất là chủ tịch nước Bác vấn tặng áo lụa cho

người già, tặng sữa cho bà mẹ sinh ba, có quà cho thiếu nhi dịp lễ hội, chọn cây ít rụng lá trồng trên

đường phố để chị em quét rác đỡ vất vả, sống cuộc đời vô cùng bình dị...Người thấu hiểu trước nỗi đau của

Người dành tình thương yêu cho tất cả mọi người, mọi dân tộc, từ em bé đến cụ già, từ miền xuôi đến miền

ngược.

Ví dụ : Có nhiều câu chuyện cảm động về việc Bác Hồ đi thăm chúc tết người nghèo trong thời điểm giao thừa khi năm hết tết đến. Bác xuúc động đến rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh gia đình một người đạp xích lô ở ngõ hẻm Sinh Từ trong mùa xuân độc lập đầu tiên 1946, nhưng Tết mà không có tết , ngoài một nén

hương đang cháy dở trên bàn thờ, thì chủ nhà đang nằm đắp chiếu mê mệt vì ốm.

Bác cám cảnh mẹ con chị Tín, một lao động nghèo ở phố Hàng Chính (Hà Nội) chồng mất sớm, đến giao thừa tết năm 1960 vẫn phải đi gánh nước thuê đổi gạo để sáng mai mồng một tết có cơm ăn cho bốn đứa con của mình.

Với tấm lòng quan tâm chăm lo người nghèo, yêu thương con người, Bác tâm sự với các dồng chí phục vụ cạnh Bác : “Một ngày dân chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc, các cháu chưa được học hành, mọi người còn khổ, thì Bác ăn không ngon, ngủ không yên”

+ Tình yêu thương con người trong tư tưởng của Bác thấm đượm tư tưởng yêu hoà bình, ghét chiến tranh, tố cáo, lên án bọn đế quốc xâm lược, bọn tay sai bán

+ Tình yêu thương con người trong tư tưởng của Bác không chỉ giới hạn đối với đồng bào mình, mà còn

dành cho cả giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới.

Bác cho rằng : “Sự nghiệp cách mạng là đấu tranh giải phóng cho con người, trước hết là người lao

động”, “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người : Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi : Tình hữu ái vô sản”. Đó là tình đồng chí,

tình anh em trong sáng, thuỷ chung trên lập trường “hữu ái vô sản”

+ Nét nổi bật trong tình yêu thương con người là

sống có nghĩa, có tình, sống bao dung độ lượng. Yêu thương con người gắn liền với sự tin tưởng vào

những khả năng, phẩm giá tốt đẹp của con người Tin vào con người : Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc, với người thì khoan dung độ lượng, kể cả đối với với những người mắc sai lầm khuyết điểm

Bác Căn dặn “Mỗi người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải làm cho phần tốt ở trong mỗi một con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu dần mất đi, đó là thái độ của người cách mạng”

Tình yêu thương con người của Bác thật vô bờ bến, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết

“ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa” - Ý nghĩa thực tiễn

+ Đất nước đang trên đà phát triển, những thành tựu đạt được của 20 năm đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là rất quan trọng. Song thực tế một bộ

phận nhân dân còn nghèo khổ, vì vậy Đảng, Nhà nước cần quan tâm có cơ chế chính sách và tạo điều kiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giúp đỡ người nghèo.

+ Yêu thương con người nhưng phải ra sức đấu tranh chống Chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng

+ Thường xuyên phê bình và tự phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm không ngừng tiến bộ

+ Đấu tranh chống các quan điểm xuyên tạc của kẻ thù và các thế lực phản động

Một phần của tài liệu Bai giao duc QP (Trang 28 - 35)