I. Sản xuất thức ăn hổn hợp cho gia súc
1.2. Thuyết minh quy trình
1.2.1. Công đoạn nhập liệu:
Mục đích: tiếp nhận nguyên liệu các loại và đưa vào sản xuất.
Yêu cầu công đoạn: nguyên liệu đưa vào phải đúng loại theo công thức yêu cầu và phải
được kiểm tra về mặt cảm quan cho nguyên liệu như về màu sắc, trạng thái, mùi,…
Cách thực hiện: nguyên liệu được vận chuyển từ các kho chứa đến các máy nghiền bằng các xe đẩy và được phân loại để chứa vào từng cyclo thích hợp.
Sự cố công nghệ:
Sự cố:
- Nhập sai nguyên liệu ở các cửa máy nghiền hay ở các bồn trộn.
- Nguyên liệu không đảm bảo chất lượng như: bị ẩm ướt, bị sâu mọt, không đạt các yêu cầu về trạng thái cảm quan.
Nguyên nhân:
- Do quá trình vận chuyển sai nguyên liệu, hay do người đổ sai loại nguyên liệu.
- Do quá trình tồn trữ lâu, hay do kho tồn trữ bị ẩm thấp, có nhiều côn trùng và các loại gặm nhấm.
Cách khắc phục:
-Người đứng đổ liệu cũng như những người vận chuyển nguyên liệu phải hết sức tập trung trong lúc làm việc.
-Tránh nơi ẩm thấp, sử dụng hợp lý chế độ thông gió. Định kỳ hàng tuần phải phun thuốc sát trùng bề mặt và chung quanh lô hàng, sàn kho, bao bì để tiêu diệt sâu mọt, chuột. Thường xuyên quét dọn nhà kho, sàn kho trước và sau khi lấy nguyên liệu.
1.2.2. Công đoạn loại tạp chất:
Mục đích: loại bỏ những tạp chất như đá, dây hay những vật lạ bị lẫn trong nguyên liệu.
Yêu cầu công đoạn: khi đổ nguyên liệu vào các máy nghiền cần chú ý để loại bỏ những
tạp chất hay vật lạ mà thường có thể nhìn thấy được.
Cách thực hiện: đổ nguyên liệu từ từ và đúng hướng trực tiếp vào cửa máy nghiền nguyên liệu.
1.2.3. Công đoạn nghiền nguyên liệu:
Mục đích: đưa nguyên liệu từ dạng thô và còn nhiều tạp chất về dạng bột và đạt được
độ mịn theo yêu cầu sản xuất.
Yêu cầu công đoạn:
Trạng thái lưới nghiền không bị rách hở.
Trạng thái sản phẩm sau khi nghiền và sàng phải mịn đều và không có lẫn tạp chất.
Kích cỡ lưới nghiền có nhiều loại đường kính như þ = 2 ; 2,5 ; 3 ; 3,5 ; 4 mm.
Kích cỡ hạt nguyên liệu sau khi nghiền þ = 0.6 – 0.8 mm.
Độ mịn của nguyên liệu có thể điều chỉnh được bằng cách thay đổi các tấm lưới nghiền để nguyên liệu đạt được đến độ mịn cần thiết và phù hợp với từng loại thức ăn theo đúng yêu cầu của công thức phối trộn.
Trạng thái nam châm hút sắt : sạch , không bị hư.
Cách thực hiện:
Nguyên liệu sau khi được loại bỏ các tạp chất sẽ đổ vào cửa nhập liệu của máy nghiền. Ở đó các cào tải chuyển động liên tục để đưa nguyên liệu qua thiết bị hút sắt
27
nhằm loại bỏ bớt tạp chất kim loại, sau đó nó sẽ đi đến bộ phận nghiền nguyên liệu. Khi nguyên liệu rơi xuống các lưỡi dao quay li tâm đập mạnh vào và làm chúng vỡ vụn ra. Những mảnh vụn này sẽ bị đẩy tiếp qua các lỗ lưới nghiền, để đạt đến kích cỡ yêu cầu (với kích cỡ lỗ lưới nghiền tùy thuộc theo loại nguyên liệu, ví dụ như đối với bắp sử dụng lưới lỗ 4mm, đậu nành sử dụng lưới lỗ 3,5 mm, cám gạo sử dụng lưới lỗ 2,5 mm). Sau khi đạt yêu cầu về độ mịn và qua được lỗ lưới nghiền, chúng sẽ được các vít tải đẩy đến các gàu tải. Gàu tải sẽ múc bột nghiền đi chứa vào các cyclo chứa. Còn lại các bụi bột sẽ được lắng trong các cyclo chứa bụi và được dẫn ra ngoài chứa trong các túi lọc bụi.
Đối với các loại nguyên liệu đã đạt được độ mịn và tinh chất (không bị lẫn tạp chất) sẽ không phải qua công đoạn nghiền.
Sự cố công nghệ: Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục - Nguyên liệu bị vón cục trên lưới sàng, gây tắc nghẽn máy. -Tạp chất kim loại, vật lạ còn nhiều gây tắc nghẽn máy. -Gàu tải nguyên liệu bị kẹt.
-Cào tải nguyên liệu bị kẹt.
-Nguyên liệu ra khỏi máy không đạt được độ mịn yêu cầu.
- Nguyên liệu quá mịn, độ ẩm cao, lỗ lưới sàng nhỏ.
- Nam châm hút sắt bị hư hay chưa được vệ sinh kĩ.
-Nguyên liệu đổ vào quá nhiều. -Do răng cào bị gãy, các bulong xiết máng cào vào băng tải bị tháo lỏng và có khả năng làm rớt máng bất cứ lúc nào, nguyên liệu bị kẹt cứng trong máy. -Lưới nghiền bị rách mòn hở.
- Sấy nguyên liệu đến độ ẩm thích hợp trước khi đưa nguyên liệu vào máy nghiền.
- Thường xuyên vệ sinh thay mới nam châm hút sắt khi nam châm bị mòn hay giảm từ tính. -Đổ nguyên liệu từ từ vào cửa máy nghiền .
-Ngừng máy, xiết máng cào vào băng tải bằng tải bằng các bắt chặt lại các bulong.
-Thay mới lưới nghiền.
1.2.4. Công đoạn đưa nguyên liệu lên bồn chứa:
Mục đích: các loại nguyên liệu thường được sử dụng với khối lượng lớn trong công thức
khẩu phần như bắp, tấm, cám gạo, khoai mì… thường được đưa lên 8 cyclo chứa nhằm giúp cho quá trình đưa nguyên liệu và trộn dễ dàng và nhanh chóng.
Yêu cầu công đoạn:
Các cyclo chứa phải có thứ tự rõ ràng để người đứng máy điều khiển dễ dàng phân biệt. Hiện nay, thứ tự nguyên liệu chứa trong các cyclo là:
+ Cyclo 1 : chứa bắp nghiền + Cyclo 2 : chứa khoai mì + Cyclo 3: chứa xác dừa + Cyclo 4: chứa bánh dầu + Cyclo 5: chứa tấm + Cyclo 6: chứa cám gạo + Cyclo 7: chứa cám gạo ép
28 + Cyclo 8: chứa cám mì
Thời gian lưu nguyên liệu cho mỗi bồn để sản xuất từng đợt tối đa là 48 giờ.
Cách thực hiện: nguyên liệu sau khi nghiền được gàu tải chuyển đến 8 cyclo chứa, từng
cyclo chứa từng loại nguyên liệu phân biệt khác nhau, và thường các cyclo dùng để chứa các nguyên liệu cung cấp chất bột đường và chất đạm là chủ yếu.
Sự cố công nghệ:
Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục
-Bồn chứa nguyên liệu quá tải.
-Nguyên liệu bị kẹt ở cào tải và gàu tải.
- Chất lượng nguyên liệu chứa trong các cyclo không đồng đều.
- Do việc lấy và cấp liệu chưa được phân bố hợp lý.
-Do nguyên liệu đổ vào quá nhiều, kích thước nguyên liệu quá to cứng hay bị ẩm cao gây vón cục.
- Do nguyên liệu có thể bị lẫn các nguyên liệu khác loại vào.
- Phân bố hợp lý thời gian lấy và cấp liệu theo trình tự và theo đúng công thức yêu cầu.
-Tiền xử lý nguyên liệu như phơi sấy để tách bớt ẩm, đánh tơi để nguyên liệu không bị vón cục. Có khoảng thời gian nghỉ hợp lý để nguyên liệu đi qua các gàu tải đến các cyclo kip thời.
-Người đổ liệu cần chú ý trong quá trình nhập liệu, nếu sự khác biệt nguyên liệu quá lớn cần loại bỏ mẻ đó và không đổ tiếp nguyên liệu vào chứa.
1.2.5. Công đoạn cân định lượng nguyên liệu:
Mục đích: nhằm đảm bảo cho lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất đúng và đủ theo công thức khẩu phần.
Yêu cầu công đoạn:
Cân theo đúng khối lượng và công thức yêu cầu.
Nếu lượng thức ăn cần dùng chiếm khối lượng lớn trong công thức, kỹ thuật viên sẽ nhấn nhập số liệu vào bảng điện tử, nguyên liệu sẽ tự động đi xuống từ các cyclo đến bàn cân tự động.
Nếu lượng thức ăn cần dùng chỉ ở lượng nhỏ trong công thức, chúng sẽ được cân bên ngoài bằng tay, trộn sơ bộ ở các máy trộn vi lượng, rồi cuối cùng mới đi đến các bồn trộn đều cho đủ 1 tấn/mẻ.
Cách thực hiện: có thể theo 2 cách:
Cân bằng cân tự động: nguyên liệu các loại như bắp, tấm, cám gạo… trong bồn chứa (cyclo) được gàu tải đưa đến bàn cân tự động ( ở ngay phía dưới cyclo). Một bộ phận điện tử tự động sẽ ngắt lượng nguyên liệu đi xuống khi trên cân có đủ lượng liệu đã nhập trong công thức, và tiếp tục cân các nguyên liệu từ các cyclo khác. Sau khi lấy đủ lượng nguyên liệu yêu cầu, vít tải sẽ đẩy nguyên liệu từ bàn cân định lượng xuống bồn trộn sơ bộ. Từ bồn trộn sơ bộ cùng với các nguyên liệu đã được cân tay, gàu tải sẽ múc lên máy trộn đều.
Cân bằng các loại cân tay: đối với các loại nguyên liệu như bột sò, DCP, muối, chất bổ sung sinh tố, chất tạo vị…không chứa trong bồn trộn thì được cân bên ngoài bằng cân tay. Sau đó được đổ trực tiếp vào hố nạp liệu để gàu tải chuyển đến bồn trộn.
29
Sự cố công nghệ:
Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục
-Lượng nguyên liệu sau khi cân có thể không chính xác (có thể dư so với khối lượng cần dùng). Sản phẩm có chất lượng không đồng đều, không đúng yêu cầu trong công thức.
-Cửa thoát liệu ở các cyclo bị hở -Quá trình cân bên ngoài bằng tay có thể bị thất thoát và rơi vãi khi cân.
-Kiểm tra các ốc vặn, động cơ điều chỉnh gắn bên dưới của 8 cyclo. -Cần cẩn thận trong khi cân bên ngoài bằng tay.
1.2.6. Công đoạn trộn sơ bộ:
Mục đích: trộn riêng các chất phụ gia và trộn sơ bộ hỗn hợp ngay dưới hố nạp liệu trước khi gàu tải chuyển lên bồn trộn trộn đều.
Yêu cầu công đoạn: trạng thái sản phẩm sau công đoạn trộn này phải tương đối đồng
đều. Thời gian trộn riêng các chất phụ gia là 3 phút cho mỗi mẻ.
Cách thực hiện:
Các chất phụ gia phải được kiểm tra kỹ càng theo đúng tỉ lệ trong công thức. Các chất phụ gia được trộn trước ở máy vi lượng (ngoài dây chuyền), vô bao ghi ký hiệu trước và sau đó được bổ sung ở công đoạn trộn hỗn hợp nguyên liệu với chất phụ gia cho đủ 1 tấn/mẻ.
1.2.7. Công đoạn trộn đều:
Mục đích: trộn đều các thành phần thức ăn đã được định lượng và đưa từ các cyclo đến
bồn trộn với các chất phụ gia (như premix, chất bổ sung…) và chất béo (như mỡ cá…). Ngoài ra công đoạn này còn có nhiệm vụ tăng cường phản ứng hóa học hay hóa sinh giữa các chất có trong hỗn hợp, cũng như tăng khả năng hòa tan các chất.
Yêu cầu công đoạn:
Trạng thái sản phẩm sau khi trộn phải đồng đều.
Thời gian trộn hỗn hợp nguyên liệu với các chất phụ gia là 3 phút.
Thời gian trộn nguyên liệu, các chất phụ gia với dầu (hoặc mỡ) là 5 phút.
Tốc độ trộn của máy trộn là 35 vòng/phút.
Đảm bảo được các chỉ tiêu về chất lượng và an toàn cho thành phẩm.
Cách thực hiện:
Hỗn hợp nguyên liệu sẽ được trộn trước với các chất phụ gia sau đó sẽ được trộn tiếp với dầu hoặc mỡ cá nếu có.
Gàu tải lấy các nguyên liệu đã được xay nhuyễn từ các cyclo để đưa vào máy. Trong bồn trộn có các vít trộn, nhờ các vít tải này chuyển động mà thức ăn bên trong đó được đảo đều, chuyển động từ cửa nạp liệu đến cửa xả liệu. Ngoài ra trong đoạn vít còn có gắn các tấm nghiêng, tạo đường vòng vèo nhiều lần hướng từ cửa nạp liệu đến cửa xả liệu. Ta có thể điều chỉnh lượng sản phẩm thu được bằng van điều chỉnh. Máy phair có chiều dài đủ để trộn, có thể trộn ẩm, trộn khô, nhưng có dung tích hạn chế (40%-50%).
Sau khi trộn hỗn hợp được đưa đến bồn chứa bột (nếu sản xuất thức ăn dạng bột) hoặc bồn chứa viên ( nếu sản xuất thức ăn dạng viên).
30 Sự cố công nghệ: Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục -Hiệu quả trộn kém, tốc độ trộn chậm, bột trộn không đều. -Vít tải bị kẹt hay bị biến dạng. -Bồn trộn phát ra tiếng ồn trong lúc hoạt động.
-Do tạp chất bị vướng lại ở bồn trộn nhiều, cản trở máy hoạt động. -Nguyên liệu bị đóng cứng trong máng, còn lẫn tạp chất nhiều. -Bộ phận truyền động bị hỏng, các xích bị lỏng, thiếu dầu bôi trơn.
-Thường xuyên vệ sinh bồn trộn. Đảm bảo bột trộn luôn đúng theo yêu cầu: 1 tấn/mẻ trộn. -Kiểm tra các vít tải thường xuyên hay thay mới nếu vít bị cong hay bị biến dạng.
-Lau chùi, kiểm tra phần động cơ, hộp số và xích truyền.
1.2.8. Công đoạn cân và đóng gói thành phẩm thức ăn dạng bột:
Mục đích: cân theo khối lượng bao yêu cầu và đóng gói thành phẩm thức ăn hỗn hợp
dạng bột.
Yêu cầu công đoạn:
Trạng thái sản phẩm khi xuống bao đạt được các yêu cầu về độ mịn, độ đồng đều và trạng thái đồng nhất, cũng như phải có mùi vị đặc trưng.
Kỹ thuật viên phải thường xuyên có mặt để kiểm tra chất lượng thành phẩm (về trạng thái, màu, mùi,…) và lấy mẫu có tính chất đại diện về phòng phân tích cho việc kiểm tra các chỉ tiêu yêu cầu.
Đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng và an toàn của thành phẩm (như đạm, muối, vi sinh).
Đường may bao phải thẳng, đường chỉ ngay ngắn, cách miệng bao khoảng 5-6 cm tạo cho bao có hình dạng cân đối,không quá lỏng cũng không quá chặt.
Cách thực hiện: thức ăn dạng bột được cân và đóng bao, sau đó băng tải sẽ chuyển đến
kho dự trữ hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.
Sự cố công nghệ: khối lượng bột trong bao gạo đôi lúc có thể không đồng đều do sai số
lúc cân, hay miệng bao không được đẹp do bị lệch đường chỉ.
1.2.9. Công đoạn ép viên:
Mục đích: định hình thức ăn từ dạng bột sang dạng viên nghĩa là làm chặt lại các hỗn
hợp bột, tăng khối lượng riêng, làm giảm khả năng hút ẩm và khả năng oxi hóa trong không khí, ổn định chất lượng dinh dưỡng. Ngoài ra còn tăng hiệu suất sử dụng thức ăn đối với vật nuôi, giảm tình trạng hao hụt thức ăn.
Yêu cầu công đoạn:
Nhiệt độ ép viên: 55oC-700C
Aùp suất hơi nước từ nồi hơi vào máy ép viên 2-3 kg/cm2
Đường kính khuôn ép:
- Þ = 2.2 mm – đối với thức ăn tập ăn cho heo con.
- Þ = 3.5 mm – đối với thức ăn cho heo > 15 kg, gà vịt > 3 tuần tuổi.
- Þ = 2.2 – 3.5 mm – đối với thức ăn cho gà con 2-3 tuần tuổi, vịt con, bồ câu < 3 tuần tuổi.
31
Trạng thái sản phẩm: hai mặt cắt của viên đều, mặt viên bóng, không bị cháy đen.
Cách thực hiện:
Từ bồn chứa II, hỗn hợp sau khi trộn được đưa đến máy ép viên.
Tùy chủng loại thức ăn, khuôn ép được sử dụng với các đường kính lỗ khuôn khác nhau.
Khởi động động cơ, mở vít cung cấp liệu để đưa nguyên liệu từ cửa nạp liệu vào bộ phận ép viên. Tại đây thành phẩm bột được hồ hóa bằng hơi nước (hơi nước từ nồi hơi đến khung máy ép viên và được trộn với bột ở toC = 55oC-700C) với mục đích tạo tính kết dính cho viên.
Khi thành phẩm bột đã được hồ hóa rơi vào trong khuôn, hai con lăn tạo lực ép giữa bột với thành bên trong, ép nguyên liệu từ trong ra ngoài khuôn, sau đó hai con dao cắt bên ngoài khuôn sẽ cắt viên đạt đến chiều dài yêu cầu.
Sự cố công nghệ: Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục -Nguyên liệu khó ép. -Nguyên liệu bị nghẽn và cháy trong lỗ khuôn. -Năng suất và tốc độ ép giảm.
-Do độ ẩm nguyên liệu cao. Đường kính lỗ khuôn nhỏ.
-Nguyên liệu có nhiều xơ, còn lẫn nhiều tạp chất. Độ mịn và kích thước nguyên liệu vào ép không đồng đều. -Khuôn ép bị mòn, lỗ khuôn ép bị biến dạng
-Điều chỉnh lưu lượng hơi nước vào ép ổn định và thích hợp cho từng loại nguyên liệu khác nhau.
-Dùng loại nguyên liệu cứng (như bắp chẳng hạn) để tống lớp nguyên liệu cháy ra khỏi