-Các axit béo như axit panmitic (C15H31COOH), axit stearic (C17H35COOH),... được dùng để chế xà phòng.
Axit salixylic dùng để chế thuốc cảm, thuốc xoa bóp, giảm đau,...
Các axit đicacboxylic (như axit ađipic, axit phtalic,...) được dùng trong sản xuất poliamit, polieste để chế tơ sợi tổng hợp.
-Axit lauric, Axit panmitic, Axit stearic và Axit oleic
Các axit lauric n-C11H23COOH, panmitic n-C15H31COOH, stearic n-C17H35COOH và oleic cis-CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH có trong thành phần dầu mỡ động vật và thức vật dưới dạng trieste của glixerol. Muối natri của chúng được dùng làm xà phòng. Các axit panmitic và stearic được trộn với paraphin để làm nến.
-Axit benzoic
Axit benzoic được dùng nhiều để chế tạo phẩm nhuộm. Y học và công nghiệp thực phẩm dùng axit này để làm thuốc sát trùng và bảo quản thực phẩm. Một số dẫn xuất triclo của axit benzoic được dùng làm chất diệt cỏ trong nông nghiệp.
-Axit oxalic HOOC-COOH và axit manlonic HOOC-CH2-COOH
Axit oxalic khá phổ biến trong giới thực vật dưới dạng muối. Trong nước tiểu người và động vật có một lượng nhỏ canxi oxalat. Axit oxalic có tính khử; phản ứng oxi hóa axit oxalic thành CO2 nhờ tác dụng vút KMnO4 được dùng trong hóa phân tích.
Axit malonic chứ nhóm metylen ling động, dễ tham gia phản ứng ngưng tụ kiểu croton, mặt khác dễ bị ddecaboxxyl hóa bởi nhiệt, sinh ra axit axetic. Este đietyl malonat CH2(COOC2H5)2được dùng trong tổng hợp hữu cơ, đặc biệt là tổng hợp axit cacboxylic tăng 2 cacbon từ dẫn xuất halogen.
Có tác dụng sát trùng mạnh đối với nấm men và nấm mốc, tác dụng rất yếu đối với các loại vi khuẩn khác nhau.
Các chất này không độc đối với cơ thể người, được công nhận là GRAS, khi cho vào sản phẩm thực phẩm không gây ra mùi vị lạ hay làm mất mùi tự nhiên của thực phẩm..
Được ứng dụng trong chế biến rau quả, rượu vang, đồ hộp sữa và sữa chua, các sản phẩm cá, xúc xích, bánh mì.
-Axit malic
Axit malic là loại Axit phổ biến nhất trong các loại rau quả và nguyên liệu thực vật ngồi họ citrus, có vị chua gắt. Có nhiều trong mận, mơm táo, cà chua. Trong công nghiệp Axit malic được sản xuất bằng cách tổng hợp từ Axit fumalic, Axit fumalic thu được bằng phương pháp lên men đường dùng nấm mốc Fumaricus. Axit malic thường được ứng dụng trong sản xuất mứt, các loại nước quả, bánh kẹo và rượu vang.
Axit này tham gia vào q trình tạo vị, có tác dụng ức chế vi sinh vật gây thối làm tăng khả năng bảo quản sản phẩm. Đối với các sản phẩm lên men từ thịt như thịt thính, nem chua,…do tác dụng của các enzyme có trong tế bào thịt chuyển hóa glycozen thành Axit lactic.
Trong công nghiệp Axit lactic được sản xuất bằng con đường lên men lactic. Axit lactic có vị chua dịu nên được dùng trong công nghiệp bánh kẹo, ứng dụng trong lên men rau quả và bảo quản rau quả.
- Axit citric
Axít citric là một axít hữu cơ thuộc loại yếu và nó thường được tìm thấy trong các loại trái cây thuộc họ cam qt.
Nó là chất bảo quản thực phẩm tự nhiên và thường được thêm vào thức ăn và đồ uống để làm vị chua. Ở lĩnh vực hóa sinh thì axít citric đóng một vai trị trung gian vô cùng quan trọng trong chu trình axít citric của quá trình trao đổi chất xảy ra trong tất cả các vật thể sống.
Ngồi ra axít citric cịn đóng vai trị như là một chất tẩy rửa, an tồn đối với mơi trường và đồng thời là tác nhân chống oxy hóa. Axít citric có mặt trong nhiều loại trái cây và rau quả nhưng trong trái chanh thì hàm lượng của nó được tìm thấy nhiều nhất, theo ước tính axít citric chiếm khoảng 8% khối lượng khô của trái chanh.
Với vai trị là một chất phụ gia thực phẩm, axít citric được dùng làm gia vị, chất bảo quản thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là nước giải khát, nó mang mã số E330[1]. Muối Citrat của nhiều kim loại được dùng để vận chuyển các khoáng chất trong các thành phần của chất ăn kiêng vào cơ thể. Tính chất đệm của các phức Citrat được dùng để hiệu chỉnh độ pH của chất tẩy rửa và dược phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thanh Sơn Nam, Trần Thị Việt Hoa, Giáo trình hóa hữu cơ, NXB đại học quốc gia thành TP. Hồ Chí Minh, 2011.
2. Lê Thị Thanh Hương, Trần Nguyễn Minh Ân, Trần Thị Hồng, Phạm Thị Hồng Phượng,
Hóa hữu cơ, NXB đại học cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 2008
3. http://vi.wikipedia.org – Bách khoa tồn thư mở 4. http://giaoan.violet.vn/ - Thư viện giáo án điện tử 5. http://www.hoahocngaynay.com/