1.3.Thực trạng của hệ thống tài chính vi mô trong công tác xóa đói giảm nghèo.
1.3.4 Vai trò của tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo
Tỉ lệ nghèo đói của Việt Nam trong những năm qua liên tục giảm mạnh, từ 22% dân số xuống còn 11% vào năm 2009. Đây thực sự là thành công mà Việt Nam noi gương cho nhiều nước, và vai trò của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là rất quan trọng.
Đó là nhận định của ông Brett Krause, Tổng Giám đốc Citibank Việt Nam tại Hội thảo lần thứ nhất “Phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Học viện Ngân hàng và Citibank phối hợp tổ chức sáng nay (18/12), tại Hà Nội
Như chúng ta đã biết sau khi nghị quyết của đại hội đảng lần thứ VI(1986) về đổi mới căn bản đường lối nước ta phát triển kinh tế thị trường có sự kiểm soát của nhà nước và nhận thức rõ vai trò của tín dụng vi mô trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, chính phủ đã quyết định thành lập các tổ chức tín dụng NHNN&PTNN,ngân hàng chính sách –xã hội(VBSP), hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để cho vay các hộ nghèo người có thu nhập thấp, những chính sách sđối tượng khác. Mỗi năm NHNN&PTNN thưỡng xuyên cho trên 10 triệu hộ nông dân vay vốn để sản xuất, đến cuối năm 2007 đã có 4,066 triệu hộ nghèo được vay vốn từ VBSP, trên 100% các vùng cao. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Ngoài ra theo quyết định của chính phủ ngoài đối tượng hộ nghèo theo tiêu chí của bộ thương binh và xã hội được vay vốn còn mở rộng thêm các đối tượng khác như cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn, cho vay hỗ trợ định canh định c, cho vay xuất khẩu lao động và cho học sinh vay, sinh viên nghèo. Bên cạnh đó các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp như Hội Nông Dân , Hội Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh…..cũng có các dự án để giúp đỡ các thành viên, đoàn viên gặp khó khăn trên tinh thần tươn thân tương ái….
Từ đây ta có thể thấy được những vai trò củ tài chinh vi mô tới vấn đề xóa đói giảm nghèo là: 1. Cung cấp các dịch vụ tài chính cho xã hội thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chinh
2. Góp phần bổ sung 1 nguồn cung tiềm năng, phục vụ cho đối tượng khách hàng mà trước đó chưa được quan tâm hoặc không quan tâm từ các nhà cung cấp tài chính chính thức. 3. Góp phần đa dạng hóa các khoản thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp là các khoản thu
nhập từ tiểu thủ công nghiệp, thương mại, kinh doanh nhỏ… 4. Giúp người nghèo tránh, giảm rủi ro về kinh tế và cuộc sống