NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG NĂM

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI – BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.DOC (Trang 28 - 32)

CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG NĂM 2009

3.1. Những tồn tại

Trong năm 2009, Cục ĐTNN đã đạt được những thành tựu đáng kể, những bước tiến vượt bậc, hoàn thành cơ bản những chỉ tiêu mà cục đã đề ra trong năm 2009. Hoạt động của cục trong công tác quản lý, xúc tiến các hoạt động đầu tư đã tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, cải cách thủ tục hành chính đã tọa ra thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư trong triển khai hoạt động đầu tư, và làm cho tình hình đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ước tính khoảng 20 tỷ USD trong năm 2009, và đã cấp giấy phép cho 81 dự án cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 1.79 tỷ USD, đã thẩm tra và làm thủ tục cấp phép cho 04 dự án trong lĩnh vực dầu khí với số vốn đăng ký là 395.5 triệu USD. Đây là con số khá cao cho nền kinh tế đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, thực tế triển khai chương trình công tác năm 2009 của Cục ĐTNN cũng cho thấy vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế sau đây:

Về công tác tổng hợp: việc phân cấp triệt để về cấp Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý dự án đã tạo ra những khó khăn lớn trong quá trình thu thập và xử lý thông tin về tình hình ĐTNN trong phạm vi cả nước. Khó khăn lớn nhất hiện nay trong công tác tổng hợp tình hình đầu tư là quy định về chế độ báo cáo thống kê, các trang thiết bị và hệ thống phần mềm chưa đáp ứng được yêu cầu; việc tổng hợp số liệu vẫn làm theo phương pháp thủ công nên xử lý chậm và mất rất nhiều thời gian, công sức.

Về công tác xây dựng luật pháp chính sách: hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật như các luật chung và luật chuyên ngành. Vì vậy trên thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án.

Về công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế: số lượng tài liệu XTĐT không nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền. Trong các hoạt động cụ thể, các hoạt động xúc tiến đầu tư có quy mô cấp vùng còn ít; việc thu xếp chương trình làm việc, đón tiếp các nhà đầu tư trong một số trường hợp còn thiếu chủ động, lúng túng.

Trong thực tế, hiệu quả của công tác XTĐT phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở dữ liệu thông tin về môi trường đầu tư, đối tác đầu tư, cơ hội đầu tư, hệ thống pháp luật chính sách liên quan đến đầu tư. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cho đến nay, quan hệ thường xuyên về cung cấp thông tin, tìm hiểu đối tác, địa bàn đầu tư giữa Cục ĐTNN với các cơ quan liên quan, đặc biệt là cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, VCCI, Cục Xúc tiến thương mại… chưa thực sự phát huy hiệu quả; các thông tin liên quan đến thị trường, đối tác đầu tư chưa được nghiên cứu và hệ thống hóa một cách đầy đủ. Các hạn chế chế phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả chung của công tác vận động, XTĐT.

▪ Về công tác nội bộ: trong năm 2009, đội ngũ cán bộ, công chức đã được bổ sung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo Cục, lãnh đạo của các Phòng và Trung tâm thuộc Cục đã được kiện toàn nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu công việc.

▪ Về công tác hành chính, văn thư: Cục cũng đã phát hiện một số sai sót do khối lượng công việc phải xử lý quá lớn trong điều kiện lực lượng cán bộ thiếu và không đều tay. Bên cạnh đó, từ thực tiễn công tác, Cục ĐTNN đã đảm bảo việc điều hành tình hình triển khai thực hiện Chương trình công tác năm nhưng việc theo dõi được tình hình xử lý công văn đến hàng ngày của các đơn vị trong Cục vẫn còn yếu, do đó vẫn còn tình trạng công việc chậm xử lý.

▪ Về công tác tài chính: còn nhiều lúng túng trong quá trình triển khai một số trường hợp cụ thể.

3.2. Nguyên nhân của những tồn tại

Chưa có các quy định về quản lý sau đầu tư, theo dõi tình hình đầu tư nước ngoài, đánh giá những mặt được, những mặt còn hạn chế trong thực trạng hoạt động đầu tư để có cơ sở sửa đổi bổ sung hoàn thiện luật pháp.

Sự phối hợp của các ngành, cấp tìm hiểu thông tin về hoạt động đầu tư, giữa Cục với các cơ quan liên quan chưa có hiệu quả gây ra những khó khăn trong vấn đề xúc tiến hoạt động đầu tư.

Chưa phân cấp rõ ràng cho từng phòng ban, chưa chú trọng đến vấn đề đội ngũ lao động cho các phòng ban.

CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG NHỮNG NĂM TỚI CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ NHỮNG NĂM TỚI CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP.

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI – BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.DOC (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w