Công tác hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI – BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.DOC (Trang 25 - 28)

Đối với các hoạt động hợp tác quốc tế, trong năm 2009, Cục đó triển khai mạnh mẽ các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến ĐTNN trong các khuôn khổ song phương, đa phương và khu vực; cụ thể là:

- Chủ trì việc đàm phán Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) và Danh mục bảo lưu của Hiệp định ACIA. Trải qua nhiều phiên đàm phán, Hiệp định ACIA đó được Thủ tướng Chính phủ và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Cụng thương ký Hiệp định ngày 26/2/2009. Hiệp định đó được Chủ tịch nước phê chuẩn. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi tất cả 10 nước ASEAN phê chuẩn (hiện đã có 7 nước ASEAN phê chuẩn Hiệp định).

Về Danh mục bảo lưu của Hiệp định, về cơ bản ta đó đàm phán xong nội dung danh mục chỉ còn chưa thống nhất được với ASEAN về bảo lưu đối với đầu tư của người thường trú và bảo lưu đầu tư sản xuất điện. Dự kiến trong các vòng đàm phán trong năm 2010, ta sẽ cố gắng thuyết phục ASEAN chấp nhận các bảo lưu này.

- Chủ trì tổ chức thành công phiên họp Uỷ ban điều phối đầu tư Asean (CCI) lần thứ 43 tại Quảng Ninh vào tháng 7/2009.

- Tham gia thảo luận tại nhiều phiên họp cấp Vụ và Bộ trưởng liên quan đến đầu tư như: Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN (SEOM), Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM), Hội nghị Bộ trưởng đầu tư ASEAN...

- Tham gia nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư chung của khu vực và các khóa đào tạo nâng cao năng lực cán bộ do các tổ chức quốc tế tài trợ cho ASEAN phối hợp với các tổ chức quốc tế tài trợ.

b. Hợp tác đầu tư trong APEC:

Cục ĐTNN đó tham gia tích cực các phiên họp của Nhóm Đầu tư (IEG), Ủy ban Đầu tư và Thương mại (CTI); tham gia rà soát khung pháp lý môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt, Cục chủ trì xây dựng và đề xuất dự án "thu hẹp khỏang cách về cơ sở hạ tầng trong các nền kinh tế APEC". Dự án đó được Ủy ban ngân sách APEC thông qua và cấp ngân sách thực hiện trong năm 2010.

c. Hợp tác với Hoa Kỳ:

Cục đó tham gia nhiều buổi tọa đàm với các đối với Hoa Kỳ thông qua các diễn đàn do Amcham, Hiệp hội châu á Hoa Kỳ, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Asean tổ chức... Đặc biệt, tiếp tục triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về

thúc đẩy hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ thông qua Hội đồng tư vấn Việt Nam - Hoa Kỳ về nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam, Cục đã chủ trì, phối hợp với BrooksBowerAsia tổ chức thành công phiên họp của Hội đồng Tư vấn với Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại Hoa Kỳ; thông qua BrooksBowerAsia tiếp xúc với nhiều tập đòan lớn trong các lĩnh vực IT, viễn thông, cơ sở hạ tầng... để vận động đầu tư vào Việt Nam.

d. Hợp tác với các đối tác Châu Âu :

Cục đã duy trì việc tổ chức các cuộc gặp thường xuyên với Eurocham; phối hợp với Eurocham tổ chức sự kiện GreenBiz2009 và xây dựng gian hàng triển lãm của Cục ĐTNN tại sự kiện này; phối hợp với đại diện thương mại Pháp tổ chức gặp gỡ đối thoại với các doanh nghiệp Pháp; phối hợp với Thương Vụ Italia tại Việt Nam cập nhật tài liệu giới thiệu về Việt Nam bằng tiếng Í và tổ chức các hội thảo về ngành công nghiệp dệt may và chế biến thực phẩm tại Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh (dự công tác chuẩn bị đó xong nhưng hai hội thảo này được hoãn sang năm 2010 do quá ít doanh nghiệp Í đăng ký tham dự do khủng hoảng kinh tế); phối hợp với VCCI tổ chức các hội thảo thương mại đầu tư Việt – Nga tại Việt Nam và xây dựng phụ chương về hợp tác đầu tư Việt – Nga trên Bộ Đầu tư (đây là các hoạt động nhằm thực hiện kế hoạch hợp tác trung hạn về thương mại và đầu tư Việt - Nga.

Cục ĐTNN đó phối hợp với các chuyên gia của tổ chức OECD và tổ công tác liên Bộ (Công thương, Tài chính) để hoàn thành báo cáo Đánh giá về Khung chính sách về đầu tư tại Việt Nam

e. Hợp tác với Hàn Quốc:

Tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế hợp tác song phương với Hàn Quốc, thông qua các mô hình Nhóm công tác hỗn hợp Việt - Hàn nhằm mục tiêu chính là thúc đẩy các dự án đầu tư cụ thể theo đề xuất của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Trên cơ sở biên bản ghi nhớ giữa Cục ĐTNN với KOTRA (Cơ quan xúc tiến đầu tư và thương mại Hàn Quốc) triển khai hoạt động bộ phận Korea Desk nhằm hỗ trợ các nhà đầu

tư Hàn Quốc tìm kiếm, thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam; tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc.

g. Hợp tác với Nhật Bản:

- Tiếp tục duy trì và triển khai các hoạt động hợp tác với các Ngân hàng, các tổ chức XTĐT, XTTM của Nhật Bản; ký kết các thỏa thuận hợp tác các đối tác và các thành phố của Nhật Bản. Phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư Nhật Bản - Asean tổ chức nhiều đoàn XTĐT của Việt Nam tại Nhật Bản và nhiều đoàn khảo sát của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.

- Tiếp tục duy trì bộ phận hỗn hợp Japan Desk có chức năng hỗ trợ thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản và thúc đẩy các hoạt động XTĐT. Việc thực hiện thành công các mô hình hợp tác nói trên sẽ có hiệu quả thiết thực trong công tác XTĐT, góp phần thúc đẩy nguồn vốn ĐTNN từ các đối tác cụ thể.

h. Hợp tác với Singapore:

- Tiếp tục triển khai sáng kiến về kết nối 2 nền kinh tế Việt Nam – Singapore.

i. Hợp tác với Trung Quốc - Đài Loan:

- Tiếp tục phối hợp với đại sứ quán Trung quốc và Văn phòng Văn hóa Kinh tế Đài Bắc tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo XTĐT, triển lãm đầu tư như : diễn đàn đầu tư thương mại tại Trựng Khánh,...

k. Hợp tác với các đối tác khác:

- Cục đó ký kết nhiều Thỏa thuận hợp tác xúc tiến đầu tư với nhiều đối tác trong và ngoài nước như: thỏa thuận hợp tác với Vietcombank, với VQ Partners (Hoa Kỳ), với Thương vụ Í... về xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, Cục đó tham gia làm diễn giả nhiều Hội thảo quốc tế, diễn đàn đầu tư tại nước ngoài do các đối tác nước ngoài tổ chức, qua đó quảng bá môi trường đầu tư tại Việt Nam đến các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI – BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.DOC (Trang 25 - 28)