Dựa trên nguyên tắc một số loài thực vật, vi sinh vật trong nước sử dụng kim loại như chất vi lượng trong quá trình phát triển sinh khối như bèo tây, bèo tổ ong, tảo, … Với phương pháp này, nước thải phải có nồng độ kim loại nặng nhỏ hơn 60mg/l và được bổ sung đủ chất dinh dưỡng (nitơ, photpho) và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho sự phát triển của các loài thực vật như rong tảo. Phương pháp này cần diện tích lớn và nếu nước thải có lẫn nhiều kim loại thì cho hiệu quả xử lý kém.
Nhìn chung những phương pháp này có những ưu khuyết điểm khác nhau về đặc tính kỹ thuật và giá thành xử lý nước ô nhiễm kim loại nặng. Để được ứng dụng một phương pháp xử lý phải đảm bảo các tiêu chí sau:
• Chất lượng nước:
Phải đảm bảo xử lý làm giảm lượng kim loại nặng trong nước xuống dưới mức giới hạn cho phép (tuỳ theo từng nguồn, từng loại nước sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau).
Phải xử lý được kim loại nặng trong điều kiện nguồn nước có các thành phần cơ bản khác như phốt phát, sun phát...
• Giá thành kinh tế:
Giá thành xử lý 1m3 nước phải không quá cao.
• Chế độ vận hành và bảo trì:
Dễ vận hành, bảo trì và hạn chế thay đổi pH của nước trong quá trình xử lý.
• Tính an toàn và hiệu quả:
Quá trình vận hành phải bảo đảm tính an toàn.
Hoá chất sử dụng phải được thu hồi và bảo quản đúng cách.
• Sự chấp thuận của xã hội và tác động đến môi trường:
Phương pháp xử lý phải được cộng đồng chấp nhận, không thải ra các chất gây hại cho môi trường