Định nghĩa hệ sinh thái đất ngập nước

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng xử lý nước rỉ rác cảu bãi chôn lấp Gò Cát bằng một số thực vật đất ngập nước (Trang 30 - 33)

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC VAØ THỰC VẬT ĐẤT NGẬP NƯỚC

3.1.1. Định nghĩa hệ sinh thái đất ngập nước

Theo A. G. Tansley, 1935: “Hệ sinh thái được xem như là một đơn vị tổ chức cơ sở của thế giới tự nhiên, bao gồm cả thể sống và mơi trường khơng gian quanh nĩ”.

Một số nhà sinh thái khác định nghĩa hệ sinh thái dựa trên cơ sở sinh học, đặc tính và các quá trình sinh học của chúng, và khơng cĩ một định nghĩa chung nào được chấp nhận cho một hệ sinh thái, nhưng hầu hết các hệ sinh thái đất ngập nước thường sử dụng định nghĩa của E. P. Odum, 1971: “Hệ sinh thái là bất cứ đơn vị nào mà tất cả các sinh vật trong hệ cĩ quan hệ với mơi trường tự nhiên để một dịng năng lượng được tìm thấy trong cấu trúc dinh dưỡng, đa dạng sinh học và chu trình vật chất bên trong hệ”.

Hiện nay cĩ trên 50 định nghĩa về đất ngập nước trên thế giới (Dugan, 1990), tùy thuộc vào mục đích kiểm kê, sử dụng đất ngập nước, lĩnh vực nhà nghiên cứu mà cĩ các định nghĩa khác nhau, hầu hết các định nghĩa xem đất ngập nước như là một vùng sinh thái chuyển tiếp.

Theo định nghĩa Ramsar (Navid, 1989; Finlayson and Moser, 1991): “Đất ngập

nước là những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước, bất kể tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước định kỳ hay thường xuyên, nước tĩnh hay nước chảy, nước ngọt, lợ hay mặn gồm cả nước biển cĩ độ sâu lúc triều thấp khơng quá 6m”.

Theo USFWS (Cowardin et al. 1979): “Đất ngập nước là khu vực sinh thái chuyển tiếp giữa đất và hệ thống nước, và nước là yếu tố trội cĩ thường xuyên trong hệ thống, đất được bao phủ bởi tầng nước nơng.

Theo định nghĩa này đất ngập nước cĩ 3 thuộc tính:

 Khu vực đảm bảo nuơi dưỡng chủ yếu thực vật nước

 Khơng tháo nước thường xuyên, đất ở dạng khử

 Nền khơng phải chỉ là đất, đá hay sỏi mà phải được bão hồ nước hay được bao phủ bởi tầng nước nơng trong suốt thời kỳ phát triển vụ mùa.

Theo định nghĩa của Canada: " Đất ngập nước là khu vực ở đĩ đất được bảo hịa nước hay ngập nước trong thời gian dài đủ để hình thành đất ngập nước hoặc các quá trình trong nước được chỉ báo là vùng đất ít tháo nước, cĩ các lồi thực vật sinh sống cùng các hoạt động sinh học trong vùng thích nghi với mơi trường

ẩm ướt (Zotai 1988).

Các nhà khoa học New Zealand (1985) cho rằng “ Đất ngập nước là một khái niệm chung để chỉ những vùng đất ẩm ướt từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Những vùng ngập nước ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất và nước. Nước cĩ thể là nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, đất ngập nước ở trạng thái tự nhiên được đặc trưng bởi các loại thực vật và động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt”.

Theo định nghĩa của Úc (Anonymous, 1988): “ Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, bãi lầy than bùn, tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc chu kỳ, nước tĩnh hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm cả những bãi lầy và những khu rừng ngập mặn trơ ra khi thủy triều xuống thấp.

Theo USACE/USEPA, 1977 (clean water act) “Đất ngập nước là vùng đất cĩ nước ngập, bảo hồ đất hoặc nước ngầm cĩ thường xuyên để đảm bảo cho vịng đời sống của thực vật đặc trưng”.

Theo NRCS, 1985 (Food Security Act, Đất ngập nước phải cĩ các tính chất sau:

 Cĩ ưu thế về đất khử

 Cĩ nước ngập hoặc bão hồ trên bề mặt hoặc nước ngầm thường xuyên đảm bảo cho đời sống thực vật thủy sinh đặc trưng.

Nhận xét: Nội dung các định nghĩa trên khơng khác biệt nhiều, chủ yếu triển

khai dựa vào định nghĩa chung của cơng ước Ramsar, việc lựa chọn định nghĩa đất ngập nước phụ thuộc đối tượng và lĩnh vực người nghiên cứu cần quan tâm, khơng cĩ định nghĩa chung cho tất cả các mục đích, nhìn chung các định nghĩa hệ sinh thái đất ngập nước chứa ba đặc tính sau:

 Nước ngập hay bão hịa trên bề mặt đất

 Đất ở dạng khử

 Khu vực đất ngập nước đảm bảo nuơi dưỡng cho ít nhất một vịng đời của thực vật trong vùng đất ngập nước.

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng xử lý nước rỉ rác cảu bãi chôn lấp Gò Cát bằng một số thực vật đất ngập nước (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w