Cấp tài chính cho đào tạo nghề đã trở thành một vấn đề ngày càng quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và đưa ra quyết định về đào tạo nghề tại Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Thái Nguyên Xanh nói riêng. Công ty đã nhận ra sự cần thiết trong việc huy động các nguồn lực bổ sung để đầu tư một cách phù hợp và bền vững cho việc mở rộng quy mô đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo theo kế hoạch đã đặt ra. Công ty đã lên kế hoạch cho việc mở rộng quy mô cơ sở vật chất phục vụ cho việc đào tạo và nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho giảng viên trong năm 2016. Sự tăng quy mô đào tạo sẽ gắn liền với việc nâng cao chất lượng của các hoạt động đào tạo đó, điều đó đòi hỏi phải có các chương trình đào tạo và các tiêu chuẩn nghề mới, các trang thiết bị đào tạo hiện đại, có nhiều các tài liệu đào tạo được cập nhật hơn, có nhiều giảng viên lý thuyết/ giảng viên thực hành có năng lực hơn,... Tất cả các yêu cầu trên đòi hỏi cần phải có nhiều nguồn lực được huy động cho đào tạo nghề.
Hiện nay, ngân sách bao gồm các hoạt động dịch vụ là nguồn tài chính hỗ trợ chiếm 30% chi cho đào tạo nghề tại Công ty, các nguồn khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây là một khó khăn cho Công ty trong quá trình đào tạo vì ngân sách cấp dựa trên học phí đào tạo chưa đủ để có thể tự chi trả cho mọi dịch vụ của hoạt động này.
Bảng 4.14. Báo cáo tài chính hoạt động đào tạo nghề tại Công ty TNHH Thái Nguyên Xanh năm 2016
Đơn vị: Triệu đồng
STT Nội dung chi Tổng
chi
Ngân sách đào tạo
Ngân sách công ty
1 Hỗ trợ dạy nghề cho học viên 145 120 25
2 Đào tạo bồi dưỡng CBNV 184 124 60
3 Mua sắm thiết bị dạy nghề 85 55 30
4 Đầu tư xây dựng cơ bản 165 100 65
5 Tuyên truyền, tư vấn 40 20 20
6 Giám sát đánh giá 20 10 10
7 Khảo sát, điều tra 25 15 10
Tổng 656 444 220
Theo báo cáo hoạt động tài chính của Công ty năm 2016, hỗ trợ đào tạo cho 20 cán bộ bao gồm giảng viên và trợ giảng là 184 triệu đồng. Trong đó, 5 cán bộ được đào tạo về trình độ quản lý, 10 cán bộ đào tạo trình độ sư phạm, cán giảng dạy và 5 cán bộ về nghiệp vụ chuyên môn. Bên cạnh chi phí chi được lấy từ hoạt động đào tạo là 124 triệu đồng, Công ty đã chi 60 triệu đồng từ các hoạt động dịch vụ khác cho việc chi cho đào tạo. Điều này chứng tỏ, Công ty luôn đặt chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo là sự ưu tiên số 1 trong các hoạt động tại Công ty.
Bên cạnh đó, phát triển chương trình, giáo trình phù hợp cho các nghề 145 triệu đồng, bao gồm: Công ty chi trả cho các hoạt động và chương trình miễn giảm chi phí vào dịp lễ lớn; Công ty chi cho các hoạt động ngoại khóa có sự tham gia của toàn thể cán bộ và học viên trong công ty nhằm gia tăng sức mạnh đoàn kết trong Công ty. Hỗ trợ trang thiết bị cho Công ty (mua máy tính mới, mua phần mềm kế toán, mua vật tư, dụng cụ thực hành,…) bình quân năm 2016 là 85 triệu đồng, trong đó chi từ ngân sách đào tạo là 55 triệu đồng và hỗ trợ từ Công ty là 30 triệu đồng. Năm 2016, Công ty chi 165 triệu đồng vào việc trùng tu và cải tạo lại phòng học và thực hành cho học viên.
Năm 2016, Công ty đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn khảo sát khách hàng về dịch vụ và công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cũng như tăng hiệu quả của công tác đào tạo nghề tại công ty, chi phí năm là 65 triệu đồng, trong đó phía các nguồn khác hỗ trợ 30 triệu đồng, chiếm gần 50% tổng chi phí. Giám sát đánh giá năm 2016 là 20 triệu đồng.
Kết quả thự hiện chương trình mục tiêu giáo dục – đào tạo từ chương trình “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” năm 2012 và đến năm 2016 của Công ty được thể hiện tại bảng 2.8.
Qua bảng 2.8 cho thấy, Công ty TNHH Thái Nguyên Xanh luôn chú trọng vào việc hoàn thiện và nâng cao năng lực, phẩm chất của các cán bộ, giảng viên tại Công ty dạy nghề của Công ty. Điều này được thể hiện: trong vòng 4 năm Công ty đã chi cho các khóa bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên lên tới 762,5 triệu đồng và đạt 184 triệu đồng năm 2016.
Trong đó, Công ty chú trọng vào việc bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm và các kỹ năng nghiệp vụ khác (marketing, tin học và tiếng anh) cho giảng viên tại Công ty. Ngoài ra, hàng năm Công ty cử các cán bộ giảng viên tham gia các lớp tập huấn về thuế và kế toán máy nhằm nâng cao tay nghề với tổng chi năm 2016 lần lượt là 30 triệu đồng và 24 triệu đồng. Hiện nay, Công ty đang khuyến khích
tất cả cán bộ giảng viên tham gia lớp kế toán trưởng, 10/20 cán bộ đã hoàn thành khóa học.
Bảng 4.15. Kinh phí dành cho đào tạo nhân lực trong cơ sở đào tạo Đơn vị: Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng số 152,5 100,0 155 100,0 156 100,0 115 100,0 184 100,0 Bồi dưỡng chứng chỉ dạy nghề 24,5 16,06 20 12,9 28 17,95 16 13,91 20 10,87
Bồi dưỡng luật thuế 18 11,8 40 25,8 46 29,49 20 12,82 30 16,30 Tập huấn kế toán phần
mềm 13 8,52 21 13,55 18 11,54 15 9,62 24 13,04
Nâng cao phương
pháp kỹ năng dạy nghề 37 24,26 22 14,2 25 16,03 34 21,79 40 21,75 Chứng chỉ kế toán
trưởng 10 6,56 17 10,97 12 7,69 0 0,00 20 10,87
Các kỹ năng nghiệp vụ
khác 50 32,8 35 22,58 27 17,30 30 19,23 50 27,17
Nguồn: Phòng Kế toán, công ty TNHH Thái Nguyên Xanh (2016)
Hàng năm, tổng nguồn thu từ các khóa đào tạo tại Công ty TNHH Thái Nguyên Xanh đều có xu hướng tăng lên, ngân sách từ các dịch vụ khác của Công ty cấp bù cho đào tạo nghề cũng tăng lên về mặt tuyệt đối. Tuy nhiên, cùng với sự tăng lên nhanh chóng của quy mô đào tạo cùng với mức độ trượt giá của đồng tiền thì khả năng tài chính của Công ty vẫn chưa đủ đảm bảo các điều kiện tốt cho đào tạo nghề.
Một dấu hiệu khả quan là phần tài chính do các doanh nghiệp đóng góp cho Công ty ngày càng tăng lên. Phần tài chính này chủ yếu từ phí đào tạo mà doanh nghiệp trả cho Công ty khi thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp (hầu hết là đào tạo lại, đào tạo bổ sung, bồi dưỡng nâng cao cho lao động của doanh nghiệp). Hơn nữa, nguồn vốn từ các chương trình dự án được triển khai cũng đóng góp vào nguồn vốn cho đào tạo nghề tại Công ty.